Theo blog Tiếng Việt
Hôm đó, trong chuyến xe thăm viếng thành phố Bắc Kinh, tôi hỏi anh
trẻ tuổi ngồi bên cạnh từ đâu tới. Trả lời: "Thành phố." Tôi hơi khựng lại một lúc, vì không hiểu anh ta nói gì. Sau tôi bật cười, vỡ lẽ. Không khỏi nhớ tới câu chuyện cười tương tự: Một người hỏi một em bé: Em tên là chi? Em bé
đáp: Em tên là Chi. Và hai người nói qua đáp lại cùng một câu như thế ba bốn lượt, mà cả hai vẫn ngẩn tò te.
Cái thành phố ấy, tôi chưa bao
giờ gọi tên bị áp đặt của nó một cách tự nhiên. Ngay cả khi đề địa chỉ gửi thư trên phong bì, tôi cũng phải dùng tiếng
Anh hay tiếng Pháp, chữ viết không có dấu. Ngoài những văn kiện Nhà nước, hoặc
qua đài truyền hình, trên báo chí, có lẽ rất nhiều người không thích dùng cái
tên chính thức của nó.
Cái lối áp đặt tên thành phố này, cũng tựa như hai trường
hợp ở Liên Xô cũ. Từ năm 1589, thành phố mang tênTsaritsyne, vào năm 1925 bị đổi
thành Stalingrad, lấy tên của Stalin bolchevik. Cũng thế, thành phố Saint-Pétersbourg cũ năm 1924 bị đổi thành Leningrad,
lấy tên cha đẻ cách mạng 1917.
Nhưng từ năm 1961, tên Stalingrad bị thay thế bằng
Volgograd, lần này lấy tên con sông Volga hùng vĩ, có lẽ sẽ tồn tại lâu dài. Năm
1991, tức là hai năm sau khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, Leningrad lấy lại
tên Санкт-Петербу́рг, Sankt-Peterbourg
cũ của mình.
Người Việt Nam ngày càng nôn nao mong ngày "Thành phố" lấy lại tên xưa.