Người Buôn Gió
Trung Quốc bỗng nhiên xác nhận không có ý lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông. Sau một loạt những chuỗi hành động mà người quan sát thấy việc TQ làm thế sẽ là điều đương nhiên kế tiếp. Bỗng nhiên TQ đứng khựng lại, như một cách hòa hoãn.
Hành động của TQ có thể khiến một nước nào đó hân hoan vì mối giao hảo của họ với TQ đã được đền đáp. Và TQ nhân đó '' sẽ nói '' những nhà lãnh đạo nước đó ( nói thẳng ra Việt Nam) hãy tin ở tình hữu nghị giữa hai chúng ta. Đừng để bọn phản động trong nước'' các bạn '' xuyên tạc mối quan hệ này, hãy thẳng tay với chúng hơn.
Dã tâm thôn tính biển Đông của Trung Quốc là nhất quán trước sau như một, từ thế hệ lãnh đạo thứ nhất đến thế hệ lãnh đạo thứ tư. TQ luôn chộp những cơ hội tốt để bánh trướng tại biển Đông, tuy nhiên có lúc TQ dừng lại khi xem xét tình hình thế giới chưa thuận lợi cho hành động này.
Hiệp định TPP của Hoa Kỳ là một mối lo của TQ. Hiệp định sẽ tạo cho VN một nguồn lực mới mạnh hơn, đó là điều TQ không muốn. Cũng như hiệp định khiến quyền lợi Hoa Kỳ gắn sâu tại VN hơn , TQ càng không muốn. Bởi nếu quyền lợi Hoa Kỳ gắn sâu sắc tại đây, thì đương nhiên chính giới Hoa Kỳ sẽ không bàng quan với những hành động vô lối của TQ tại khu vực mà họ làm ăn.
Tổng thổng Obama nhận định hiệp định TPP ngoài việc đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, nó còn cản trở sự lũng đoạn của TQ tại Đông Nam Á, giúp cho các nước ĐNA phát triển về kinh tế cũng như đời sống con người.
Quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ đang bị chính thượng viện Hoa Kỳ hoài nghi.
Thứ nhất - Có đem lại lợi ích cho Hòa Kỳ không ?
Thứ hai- Có cản trở được sự bành trướng của TQ tại ĐNA không.?
Thứ ba- Có cải thiện môi trường, lao động, quyền con người ở nước ĐNA này không.?
Đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ là điều dễ dàng có thể chứng minh, chỉ có là ít hay nhiều. Nhưng lợi ích này có đủ để đánh đổi Hoa Kỳ quan tâm đến ĐNA hay không thì phải nhìn hành động của TQ. Nắm bắt được tâm lý này của thượng viện Hoa Kỳ, TQ tạm ngưng việc tuyên bố vùng nhận diện phòng không tại biển Đông. Giúp cho phe hoài nghi hiệp định TPP giữa HK và VN có thêm cơ sở phản bác.
Điều thứ ba đánh động tâm lý người Hoa Kỳ là môi trường, lao động, quyền con người có được cải thiện ở ĐNA hay không.? Phải ghi nhận trong vòng 6 tháng gần lại đây, tình trạng những người bị bắt vì tội chỉ trích chế độ không xảy ra như trước.Nhưng thay thế vào đó là những tiểu xảo không để lại bằng chứng để trấn áp những người này, như những vụ tấn công bạo lực của những người không mặc sắc phục, hoặc ngừng xuất cảnh với lý do mơ hồ. Ba người bất đồng chính kiến đã bị đem ra xử vì những tội hình sự như trốn thuế, cưỡng đoạt tài sản, giao cấu với trẻ em...hai người khác bị bắt đã lâu vì tội chi trích chế độ nhưng chưa có động tĩnh xét xử. Lý do một phiên tòa xét xử người có tội danh bất đồng chính kiến như tội tuyên truyền chống phá nhà nước, tội chỉ trích chế độ dễ được người ta thấy rõ ràng hơn về vấn đề nhân quyền.
Phiên tòa gần nhất để xử những người thuộc tội danh này đã được chuyển từ án tù ở phiên sơ thẩm thành án tù treo tại phiên phúc thẩm. Có thể dễ dàng thấy VN đang cố gắng kiềm chế bắt bớ và xét xử những người bất đồng chính kiến trong thời điểm đàm phán TPP. Họ chọn những cách xử lý người bất đồng tuy mất công sức, không được đẹp lắm ...nhưng ít để lại bằng chứng là chính quyền ra tay.
Nhưng mới đây một nhóm người Việt đã tố cáo những vi phạm nhân quyền của VN trước các nghị sĩ Hoa Kỳ. Đặc biệt của bà Trần Thị Ngọc Minh là mẹ của nữ tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh về tình trạng công nhân , người lao động ở Việt Nam rất bi đát gây ấn tượng với các nghị sĩ Hoa Kỳ. Bài thuyết trình này đủ để các thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ tăng thêm phần hoài nghi hiệu quả cải thiện ảnh hưởng của TPP về lao động, nhân quyền ở Việt Nam. Chưa kể nữ ký giả Phạm Đoan Trang tường trình về quyền tự do ngôn luận, báo chí và các cha mẹ của những tù nhân khác nói về sự thiếu minh bạch trong hệ thống xét xử tại Việt Nam. Cũng như các đại diện tôn giáo, giới bloge...cũng thuyết trình tình trạng của họ.
Hai trên ba yếu tố mà các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ hoài nghi là có cơ sở. Tuy rằng vì động cơ của các nghị sĩ là khác nhau, có những hoài nghi che dấu mục đích cá nhân, phe nhóm như vấn đề nhìn nhận âm mưu TQ tại biển Đông . Có hoài nghi thực sự vì vấn đề nhân quyền, lao động, môi trường, chính sách kinh tế tại Việt Nam. Nhưng rút cục thì hai trên ba yếu tố đó thực sự là vấn đề khó cho tổng thống Obama đối diện với nghị viện Hoa Kỳ khi giải trình về hiệp định TPP.
Chưa thấy động tĩnh của các nhà đầu tư nước ngoài rào đón TPP ở Việt Nam. Cũng có thể hiểu được phần nào tâm lý của những nhà đầu tư nước ngoài trước diễn biến ở thượng nghị viên Hoa Kỳ. Họ chưa có gì phải vội lúc này, trong khi thời gian sẽ giúp họ mua lại những cổ phần giá càng hạ xuống.Lúc mà chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp. Sự trường vốn và tính lỳ lợm của những nhà đầu tư không kém gì tính cách chơi '' rút xì '' của các con bạc chuyên nghiệp sẽ khiến họ chờ đợi thêm thời gian.
Đáng nhẽ đây là thời điểm, Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền tại biển Đông. Khiến TQ phải rơi bộ mặt đạo đức giả cho các thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ không còn cớ hoài nghi. Đáng nhẽ Việt Nam phải có hành động cụ thể cho các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thấy nhân quyền Việt Nam được cải thiện rõ ràng, như thả tù nhân bất đồng chính kiến. Không trấn áp những người biểu tình phản đối TQ bằng những tiểu xảo của bóng đêm.
Thế nhưng VN đã không làm vậy, thậm chí những tờ báo thế lực mạnh ở Việt Nam còn lên án mạnh mẽ những người bất đồng chính kiến. Điển hình là báo QĐND mới đây có bài viết về phần thuyết trình của bà Trần Thị Minh Ngọc.
Có quan điểm cho rằng ở VN có hai phe lãnh đạo, phe thân Mỹ, phe thân Tàu.
Nhưng nếu xem xét một cách toàn diện, thì với quan hệ với Hoa Kỳ, những nhà lãnh đạo VN luôn cùng một quan điểm đối phó. Chẳng hạn như quan điểm nó là kẻ thù, nó tới mình là nó thấy có lợi cho nó nên nó mới tới, phải bắt nó nhượng bộ mình. Hoặc quan điểm ta sẽ chơi những cách '' khéo léo '' mà bọn Tây Phương phì nộn vì bơ sữa sẽ không thông minh bằng ta.... và còn nhiều quan điểm khác chưa tiện nói ra.
TPP chưa chắc đã quyết định trong năm 2014 này với Việt Nam. Có thể bị gác lại đến năm sau hoặc không bao giờ. Đó là phụ thộc vào việc thuyết trình của Obama với thượng viện Hoa Kỳ. Nhưng nếu Việt Nam cùng nỗ lực hơn nữa để đánh tan hoài nghi ở thượng viện Hoa Kỳ, đó không phải là việc nên làm trong lúc chờ đợi ở năm 2014 này chăng?