Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Mặt vẫn nhem nhuốc, lại bôi bẩn thêm

Đinh Minh Đạo 
Theo giấy mời của tổ chức UN-Watch, ngày 1-2-2014 ông Phạm Chí Dũng ra sân bay Tân Sơn Nhất để lên đường đi dự hội thảo về nhân quyền và dân chủ, được tổ chức bên cạnh cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát vể nhân quyền Việt Nam tại Geneve. Ông đã bị ngăn cản không cho xuất cảnh.
Phạm Chí Dũng. Ảnh RFI
Phạm Chí Dũng. Ảnh RFI
Việc chính quyền Việt Nam ngăn chặn các công dân Việt Nam xuất nhập cảnh là truyện thường gặp, khó có thể kể hết những vụ việc mà chính quyền đã thực hiện từ năm 2013 trở về trước . Lý do họ đưa ra để ngăn chặn những công dân xuất cảnh rất tùy tiện, giống như hành động „gắp lửa bỏ tay người”. Cơ quan an ninh không cần đến tòa án, tự gán cho những người bị ngăn chặn xuất cảnh các tội danh như: „đe dọa an ninh quồc gia”, „chống phá nhà nước”, „tay chân của các thế lực thù địch”… nhiều trường hợp, họ xử sự thô bạo, không cần nói lý do, tịch thu hộ chiêú, áp giải ra khỏi khu vực sân bay hay các trạm cửa khẩu.
Ngăn chặn công dân xuất cảnh, chính quyển Việt Nam đã bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, chính phủ các nước chỉ trích, lên án. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hình ảnh của chính quyền Việt Nam về nhân quyền vốn đã nhem nhuốc càng thêm nhem nhuốc.
Nhân quyền là một trong những yếu tố quan trọng của thể chế dân chủ, năm 2013 tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã công bố bản phúc trình nhân quyền việt nam, trong đó khẳng định tình hình nhân quyền của Việt Nam xấu đi một cách nghiêm trọng. Đó là một bản báo cáo rất khách quan, trung thực. Báo The Economist xếp chỉ số dân chủ của Việt Nam rất thấp, 144/167 quốc gia.
Chính quyền Việt Nam biết rõ, dòng chảy của Đô La viện trợ, các hiệp định thương mại …đều kèm theo các điều kiện về nhân quyền, họ ra sức bảo vệ, che đậy , bao biện, chống chế. Họ phản đối các các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, các quốc gia quan tâm đến tình hình nhân quyền của Việt Nam với các chiêu bài quá quen thuộc: „thiếu khách quan”, „can thiệp vào công việc nội bộ của Viêt Nam”, „nhân quyền phải phù hợp với đặc điểm của mỗi quốc gia”, „nhân quyền không thể áp đặt”…
Để phản ứng lại việc các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới, những người dân trong nước lên án, tố cáo họ ngày càng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, năm 2013 chính quyền Việt Nam đã ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ) của Liên Hợp Quốc. Họ đã bỏ khá nhiều công sức, tiền bạc để mở chiến dịch vận động các thành viên Liên Hợp Quốc bỏ phiếu cho mình. Kết quả đúng như mong muốn của họ, ngày 12-11-2013 Việt Nam trở thành ủy viên của HĐNQ với số phiếu cao 184/192 . Dàn đồng ca tuyên truyền cất cao bài ca „khải hoàn” để chào mừng chiến thắng. Hơn 600 tờ báo, các đài truyền hình TW và địa phương mở hết công suất để khuyếch trương thành tích và ngợi ca chiến công. Chắc họ nghĩ rằng, với chiếc ghế trong HĐNQ, Việt Nam đã trở thành quốc gia tôn trọng nhân quyền, khó ai có thể chỉ trích, phê phán họ về nhân quyền.
Nhưng từ khi trở thành ủy viên HĐNQ đến nay, tình trạng nhân quyền của Việt Nam vẫn không có gì thay đổi nếu không muốn nói là xấu đi. Chính quyền vẫn giam giữ các tù nhân lương tâm, đàn áp những người đối lập, những người dân oan, công an đánh đập dân, phá rối các cuộc tuyên truyền phổ cập về quyền con người….
Trở thành hội viên của HĐNQ, nhưng bộ mặt nhân quyền của chính quyền Việt Nam vẫn nhem nhuốc, không hề đươc lau rửa, sửa sang, Tệ hại hơn, họ lại tự bôi bẩn thêm lên bộ mặt của mình trong ngày 1-02-2014, khi tịch thu hộ chiếu, không cho ông Phạm Chí Dũng xuất cảnh. Phạm Chí Dũng là một nhà baó tự do, chưa bao giờ vi phạm pháp luật của Việt Nam.
Một quốc gia là ủy viên HĐNQ của Liên Hợp Quốc, lại tịch thu hộ chiếu, không cho công dân của mình xuất cảnh để tham gia thảo luận về nhân quyền, do chính HĐNQ của Liên Hợp Quốc tổ chức. Liệu còn hành động nào ngu ngốc và đáng hổ thẹn hơn hơn trứơc cộng đồng thế giới văn minh ?
Vì sao chính quyền Việt Nam với bộ máy ngọai giao, an ninh, với hàng nghìn nhà báo, dư luận vên, tiền bạc không thiếu lại không cử những người này sang Geneve để tham dự hội thảo, bác bỏ những gì Phạm Chí Dũng đưa ra trong thảo luận ?
Vì sao những quan chức của Việt Nam lại sợ sự có mặt của ông Phạm Chí Dũng ở Geneve?
Chúng ta đều biết, bản chất của chế độ toàn trị cộng sản là không tôn trọng nhân quyền, dù họ có ký kết các tuyên ngôn về nhân quyền, dù trong hiến pháp họ có dành hẳn một chương nói về nhân quyền…họ cũng không bao giờ thực hiện những điều họ đã ký kết, đã viết ra. Điều chắc chắn, nếu đến Geneve, ông Dũng sẽ nói sự thật về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, mà các quan chức cộng sản Việt Nam thì sợ sự thật, nhất là sự thật về nhân quyền, như những bầy dơi sợ ánh sáng.
Trong thời đại thông tin hiện đại, Phạm Chí Dũng không đọc trực tiếp tham luận tại Geneve ông sẽ đọc qua mạng internet, cả thế giới sẽ biết về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Nêu lên tình trạng nhân quyền tồi tệ do chính quyền Việt Nam gây ra, không phải để nói xấu chính quyền cộng sản, không phải „vạch áo cho người xem lưng” mà chính là để kêu gọi lương tri của nhân loại, hãy hỗ trợ, giúp đỡ để người dân Việt Nam được hưởng quyền con người mà chính quyền cộng sản Việt Nam đã lấy đi của họ.
Những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc còn nhớ bài học lịch sử về bức tường Berlin. Ngày 12-08-1961, những người cộng sản Đông Đức đã xây bức tường Berlin bằng bê tông cốt thép, dài 130 km, cao 3,5m , lại thêm chó béc giê và nhân viên an ninh canh giữ ngày đêm, để ngăn chặn các công dân Đông Đức „xuất cảnh”. Họ tin rằng, chế độ cộng sản của họ, cùng với bức tường Berlin sẽ tồn tại ít nhất hàng trăm năm. Nhưng ngày 09-11-1989, tức chỉ 30 năm sau khi xây bức tường, chế độ cộng sản Đông Đức đã sụp đổ cùng với bức tường Berlin. Erich Honecker, tổng bí thư đảng Công Nhân Thống Nhất, người trước đó, năm 1961 là tổng chỉ huy xây dựng bức tường đã phải lẩn tránh ra nước ngoài để khỏi bị nhân dân Đức trừng phạt. Ngày nay người ta gọi bức tường Berlin là bức tường ô nhục.
Mong những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy đừng quên bài học lịch sử kể trên.
Warsaw 05-02-2014
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"