Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Cha làm thầy con đốt sách.

Dương Hoài Linh
Sự kiện kỷ niệm ngày 17/2 tại Hà Nội đã làm vỡ lẻ ra nhiều điều. Tất cả đều là những tín hiệu đáng mừng. Một chỉ dấu thất bại của một chế độ được tốn công nhào nặn bao năm trời.
Trước đây, một câu hỏi đặt ra là tại sao giữa Phan Chu Trinh và Hồ Chí Minh, dân tộc Việt lại chọn Hồ Chí Minh?Tại sao giữa rất nhiều chủ thuyết chính trị tiến bộ trên thế giới, dân tộc Việt Nam lại nằm trong những nước thấp kém về trí tuệ khi chọn CNCS?
Lần giở lại lịch sử mới thấy rằng tất cả đều vì lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm. Đây là một truyền thống mà không phải bất cứ dân tộc nào cũng có. Hồ Chí Minh đã nắm được đặc điểm tâm lý này của dân Việt. Ông thấy rằng ở một đất nước 80% là nông dân, bất kỳ một chủ thuyết chính trị nào cũng đều xa lạ. Chỉ có lòng yêu nước mới gắn kết tất cả thành một khối thống nhất và việc kháng Pháp, đuổi Nhật lúc đó đã đáp ứng được nguyện vọng này.
Phan Chu Trinh dù chủ trương hoàn toàn đúng đắn " Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh"được thực tiễn ngày nay công nhận. Nhưng ở hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, ông lại bỏ qua điều cốt lõi này. Phong trào của ông thất bại chẳng phải vì dân tộc không chọn ông để chọn CNCS. Mà cũng chỉ bởi vì Hồ Chí Minh đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để"nhập khẩu"CNCS vào Việt Nam. Đưa một món ăn mà không phải ai cũng thích vào thực đơn thông qua một món ăn khác dưới dạng chủ nghĩa yêu nước.

Chính vì hiểu rất rõ triều đại được tạo dựng nên từ yếu tố nào nên sinh thời Hồ Chí Minh đã rất coi trọng điều này. Ông đã có rất nhiều bài viết về tinh thần yêu nước. Nhưng xem ra có vẻ "cha làm thầy, con đốt sách". Thế hệ lãnh đạo sau này đã không thèm đếm xỉa đến điều đó. Việc dùng thủ đoạn phá bĩnh ở hai lần kỷ niệm sự kiện chiến tranh gần đây(Hoàng Sa và Biên Giới) đã chứng tỏ họ quá coi thường lòng yêu nước của người dân. Một điều tối kỵ có thể khiến triều đại sụp đổ bất cứ lúc nào.
Có những cuộc chiến không thể không đánh. Và cũng có những máu xương không thể không tiếc. Tất cả đều vì chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Chà đạp lên điều này là chà đạp những điều thiêng liêng nhất. Không có sự hèn hạ nào hơn khi họ dùng chính những bản nhạc của Trung Quốc làm nền cho bước nhảy của những người mà sự liêm sỉ hầu như đã không còn. Nhưng họ lại quên mất rằng chính những điều đó đang làm nên một sự phẫn nộ lớn và xích lại gần những con người trước kia vốn là thù địch.
Thực tế sau cuộc chiến 54-75 mà Đảng CSVN gọi là cuộc chiến chống xâm lược và bè lũ tay sai vẫn còn đó khoảng cách khá lớn giữa người Nam , kẻ Bắc. Dù thất bại trong cuộc chiến mà họ gọi là ý thức hệ này, người miền Nam vẫn không bao giờ cho rằng họ đã được giải phóng. Do vậy trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc họ vẫn nghĩ đó là cuộc chiến của những người Cộng Sản.
Nhưng khi nhận thấy Hà Nội và nhiều nơi khác vẫn tổ chức kỷ niệm Hải Chiến Hoàng Sa, vẫn bị chính quyền chèn ép , phá bĩnh họ đã nhận ra rằng người lính dù ở phía nào miễn là cầm súng bảo vệ tổ quốc đều xứng đáng được tôn vinh. Vô tình chính quyền đã xếp họ cùng một chiến tuyến, cùng nhìn về một hướng.
Chính lòng yêu nước đã khiến họ xích lại gần nhau hơn, điều mà ý tưởng về tự do, dân chủ, nhân quyền phải khó khăn lắm mới làm được. Như thế để lấy lòng quan thầy Trung Quốc, Đảng CSVN đã phạm một sai lầm nghiêm trọng đụng chạm đến những gì thiêng liêng nhất trong tâm hồn Việt và tạo nên một khối đoàn kết dân tộc chống lại họ.
Xem ra ngày tàn của một thể chế độc tài có lẻ không còn xa.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"