Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Có hồi âm rồi!?

Nguyễn T Bình
Tuy đã qua từ lâu rồi cái thời “quằn quại” chờ thư hồi âm của người yêu, thế mà tối 30/9 vừa bậc TiVi theo dõi chương trình thời sự của VTV bổng trong đầu tôi kêu lên như vậy, dù nội dung hồi âm ra sao chưa biết cụ thể, vì thư còn trong phong bì dán kín – giống như hội trường trung ương đảng ngoài Hà Nội hiện giờ.
Vì hội nghị TW 8 đã khai mạc sáng 30/9, chỉ vài giờ sau cơn bảo số 10 “mạnh nhất trong 7 năm qua” đổ bộ vào khúc ruột miền Trung, tâm điểm là Quảng Bình – vùng đất tôi từng cùng các anh chị chung một mẹ tìm về truy nguyên gốc gác bên nội sau hơn nữa thế kỷ biệt tin. Lần đó thấy anh chị mình xúm nhau đứng khóc lặng lẽ trên con đường làng nghèo xơ xác, tôi không biết phải làm sao, bèn đơn phương cất tiếng hát to bài “Quảng Bình quê ta ơi”. Mấy anh chị ngưng khóc, lắng nghe, khen “em hát không hay nhưng được cái chứa chan tình cãm”. Vậy là tôi khoái chí. Sống ở đời chứa chan tình cãm còn gì bằng. Không có tình cãm mới đáng sợ - sợ như sợ mấy ông bà cán bộ được mệnh danh là vô cãm, lúc nào tiếp xúc dân cũng với nét mặt như đang bị ai “ăn hết của cha”, trong khi chính mình đang trực tiếp ăn hoặc đang tiếp tay cho cấp trên “ăn hết của cha” của nhiều người dân chất phát, thật thà, thân cô thế cô.

Nhìn trên truyền hình thấy hội nghị TW 8 khai mạc trong bầu không khí có vẻ bị stress nặng. Gần như mặt mũi đồng chí ủy viên trung ương nào cũng đầy đăm chiêu, căng thẳng. Tôi thấy đồng chí 2 Nhật ngồi hàng ghế đầu, sát cạnh đồng chí Phùng Quang Thanh. Mặt mủi buồn xo. Phải chăng cũng vì một phần cùng phát hành trong ngày 30/9, ở trang 4 báo SGGP đăng bài “Củng cố niềm tin bằng hành động cụ thể”, kèm ảnh anh 2 Nhật đang chủ trì cuộc họp nào đó với chú thích bên dưới “Cán bộ chủ chốt tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người dân là một trong những “đầu việc” TPHCM tập trung thực hiện có kết quả”,nhưng trên trang 9 báo Tuổi Trẻ đăng chần vần bài viết “Gặp lãnh đạo quận khó vậy sao ?” kèm ảnh “nhân chứng” là một công dân thường trú tại quận Bình Thạnh – quận ông Nguyễn Chơn Trung(6Quang) từng làm bí thư và tên quận được người dân đọc trại là “thành bịnh” ? Xem ra Tuổi Trẻ “nhỏ mà có võ” so với “đàn anh” SGGP (hai chữ sau cũng bị đọc trại là “phỏng dờ”)!
Hình như so cụ thể với lần đọc “bài diễn văn quan trọng” khai mạc và bế mạc hội nghị TW 4, tại hội nghị TW 8 ông TBT Nguyễn Phú Trọng đọc “bài diễn văn quan trọng” khai mạc hội nghị với giọng yếu thấy rỏ. Tuổi già, sức yếu dần cũng đúng qui luật thôi, nói chi trong BCT ông cao niên nhất. Đã vậy, ở cương vị TBT trọng trách cao ngất trời, ngày đêm lo xử trí, xử lý, ứng phó, đối phó đủ thứ kiến nghị, nguyện vọng của 86 triệu người dân đang nóng lòng “chống toàn trị, đòi quyền trực tiếp làm chủ đất nước”, cộng thêm “một bộ phận không nhỏ” trong đảng vẫn tỏ ra chả ngán sợ chi miếng võ “phê và tự phê”, cứ tiếp tục tranh thủ kiếm chác cho cá nhân và cho nhóm của mình theo phương châm “lòng tham không bao giờ có đáy”. Vậy là rối, rối cực kỳ. Khiến ông TBT nghe đâu rất trong sạch nhanh chóng trở nên héo hon, cô đơn, cô độc, mệt mõi. Mới giữa nhiệm kỳ ĐH XI mà ông đã đặt vấn đề chuẩn bị tổ chức ĐH XII. Quả làm lãnh đạo toàn trị ở nước ta thời nay khó khăn hơn thời xưa nhiều, trong đó có nguyên dân do hậu quả của thời xưa để lại quá sâu nặng, do đó thời nay đảng khó chuyển bộ dù đội ngủ phát triển đông hơn. Cộng thêm phần nguyên nhân rất quan trọng, đó là trong nhân dân nói chung, đòi hỏi dân chủ tự do đang ngày càng như thũy triều dâng cao, bất chấp mọi hình thức đê bao giả tạo.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị TW 8, ông TBT Nguyễn Phú Trọng công bố chương trình “thảo luận và cho ý kiến” gồm nhiều vấn đề. Trong đó có vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và ông TBT đã nhấn mạnh “đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của đảng, nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị”. Tức là, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 không phải là nhiệm vụ / nghĩa vụ đặc biệt của toàn dân và của từng công dân VN – như nội dung các khẩu hiệu treo dán khắp phố xá cách đây vài tháng ? Vậy, rỏ ràng Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung và một khi được Quốc Hội thông qua đưa ra thực thi trên phạm vi cả nước và trong quan hệ quốc tế thì đó đâu phải là Hiến pháp thể hiện đúng đắn, đầy đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân VN – chưa nói Quốc Hội cũng của đảng với hơn 90% đại biểu là cán bộ đảng viên trung cao cấp ?
Ngay sau khi hội nghị TW 8 khai mạc, rất nhiều người bình luận, đảng trước sau như một, kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không bao giờ chấp nhận đổi mới thật sự, toàn diện, triệt để. Đừng thấy các hoạt động ngoại giao con thoi với nhiều nước phương Tây gần đây do đảng triển khai mà vội tin rằng “đảng ta thực lòng hội nhập sâu rộng, toàn diện với quốc tế”. Hội nhập sâu rộng, toàn diện quốc tế sao được khi những cản trở từ tên gọi của đảng và từ tên gọi của nước ta chưa được “tháo gỡ” ? Chưa nói tới nay, đảng, nhà nước, chính phủ VN chưa nghiêm chỉnh thực thi hoặc thực thi không tới nơi tới chốn nhiều tuyên ngôn căn bản, quan trọng của định chế chính trị toàn cầu LHQ đưa ra và phía VN đã ký cam kết hưởng ứng, thực thi chung như các nước thành viên khác của LHQ.
Phải dân chủ, công bằng, bình đẳng ngay với nhân dân và trong nước mình trước cái đã mới có cơ sở đặt vấn đề dân chủ, công bằng, bình đẳng trên trường quốc tế. Chưa biết đảng sẽ “tới luôn” theo hướng “tới bến” nào – cụ thể trong sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Nếu đảng “tới luôn” trong sự kiên định bảo thủ, cực đoan, độc quyền chân lý, không chấp nhận đối thoại đối thiết chi hết với nhân dân, thì chắc chắn cái “bến” đó vẫn là cái “bến” cũ, chỉ thêm “tiếng chuông gọi hồn” với cánh cửa vãng sanh đường mở rộng có vô mà không có ra.
Hiến pháp nói chung phải là sản phẫm của toàn dân, do toàn dân đứng tên đồng tác giả. Chủ quyền Hiến pháp thuộc về nhân, không thể thuộc về đảng, đảng chỉ có chủ quyền đối với điều lệ, cương lĩnh, nghị quyết của đảng mà thôi. Từng câu, từng chữ, từng điều, từng chương trong Hiến pháp phải phản ánh đúng đắn, trung thực, đầy đủ ý chí nguyện vọng khát khao chính đáng mà nhân dân bao lâu nay đã bày tỏ. Nếu chỉ tính từ 1975 trở về sau, đã gần 40 năm trôi qua rồi, đảng không tự đổi mới cải cách thực chất, đảng vẫn cực đoan đi theo lộ trình cũ kỹ. Trong khi nhân dân, dù ít dù nhiều, đã tự tìm mọi cách cởi trói, vươn lên, vươn xa trước đảng – vì sự sinh tồn của từng cá nhân và của đất nước, đồng bào mình. Ơn đảng, ơn chính phủ có thể có trong kháng chiến. Nhưng trong hòa bình xây dựng giữa một thế giới thu hẹp hoặc mở rộng đầy cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, phát triển, tiến lên không thể cứ khoanh tay ngồi thiền chờ mở miệng ơn đảng, ơn chính phủ. Tất cả đều phải chủ động vận động theo lộ trình linh hoạt, quyền biến thích hợp nhất để đạt được kết quả tốt nhất.
Chắc hẳn thế giới cũng đang chờ biết kết quả chung nhất của hội nghị TW 8 – riêng về vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Chí ít để có thêm cơ sở vững chắc định liệu trong thực tế mức độ và cường độ hợp tác, đối tác với VN – bao gồm các hình thức, tính chất song phương, toàn diện và chiến lược. Dỉ nhiên mọi thứ trên đời đều có giá riêng của nó. Tại sao không hoặc chưa trọn thứ có lợi nhất cho dân cho nước, mà chỉ trọn thứ chỉ có lợi cho đảng, trong khi đảng luôn khẳng định “đảng không có lợi ích gì khác ngoài lợi ích của nhân dân” ? Xin nói, cao trào dân chủ ở nước ta tuy đã manh nha từ lâu, nhưng chỉ khởi sắc đúng nghĩa, đúng qui mô cao trào trong ít năm trở lại đây. Trong khi trên thế giới cao trào dân chủ đã xuất hiện hàng trăm năm với nhiều thành công mang tính nền tảng vững bền, văn minh, nhân văn. Vì vậy, có thể nói bao lâu nay thế giới nhìn đất nước và con người VN bằng cái nhìn nhiều thắc mắc về hàng loạt sự chịu đựng tới mức vô lý. Tại sao một dân tộc tự xưng anh hùng hoặc được ngợi ca là anh hùng lại có thể chấp nhận những điều vô lý như thế này, như thế này ghi thành một danh sách dài sọc, ai đọc cũng buồn, kể cả mắc cở và mắc cở dùm ?
Thiển nghĩ hội nghị TW 8 chỉ mới khai mạc, chưa kết thúc, nhưng hồi âm từ hội nghị này về vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 dường như đã có và nó không làm ai ngạc nhiên, chờ đợi gì thêm ở cuộc họp Quốc Hội vào cuối tháng 10 tới đây.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"