Ambrose Evans-Pritchard
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Hình (Telegraph): Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiết lộ những cải tổ kinh tế rộng
lớn tại Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba của Đảng vào tháng tới với cuộc công
kích thậm tệ vào khu vực nhà nước khổng lồ và bộ máy đỡ đầu của Đảng (có
thật không?).
Tuy nhiên ông cũng muốn tăng cường kiểm soát nhà nước độc tài với một
đảng và một hệ tư tưởng. Đây là bài tường thuật sáng nay của Hoàng
Tương Duy (Wiang Xiangwei) thuộc nhật báo South China Morning Post.
Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển (TTNCPT) đã phổ biến lộ trình của
những biện pháp cải tổ. Nó được cứu xét một cách nghiêm chỉnh vì được
viết bởi không ai khác ngoài Ông Lưu Vị (Liu Wei), người chủ trương cải
tổ và Ông Lưu Hà (Liu He), cánh tay mặt về các vấn đề kinh tế của Chủ
Tịch Tập Cận Bình.
Vấn đề là những đề nghị này tránh né / mâu thuẫn với những điều khám
phá cốt lõi của phúc trình chung của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và
Ngân Hàng Thế Giới năm vừa qua. Bản phúc trình này nói rằng Trung Quốc
sẽ không thành công khi nhẩy vào giai đoạn phát triển kinh tế kế tiếp và
sẽ suy yếu trong cái “bẫy lợi tức trung lưu” ngoại trừ chấp nhận toàn
bộ lối suy nghĩ tự do hiện đại. Bàn phúc trình không nói dân chủ, nhưng
có nghĩa là như vậy.
Bản phúc trình 2012 [của Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Ngân Hàng
Thế Giới] cảnh báo rằng Trung Quốc gặp rủi ro đụng trần vô hình như Mỹ
châu Latin và Trung Đông sau khi sự phát triển tăng vọt trong hai thập
niên 1960 và 1970, không được như nhửng nước hiếm hoi thoát ra khỏi
[tình trạng đụng trần] như Nhật và Nam Hàn. Bản phúc trình nói “Nếu
những quốc gia không thể gia tăng hiệu suất bằng sáng kiến, những quốc
gia này sẽ bị rơi vào bẫy. Trung Quốc không phài chịu đựng số phận này.”
Tất cả những lập luận đều được biết đến rõ ràng. Trung Quốc không còn
có nhân công rẻ từ nông thôn nữa. Bàn phúc trình của Trung Tâm Nghiên
Cứu Phát Triển nói rằngTrung Quốc sẽ phải đối phó với sự thay đổi nhân
chủng đáng kể khi tỉ số người già tăng gấp đôi mức của Bắc Âu trong vòng
20 năm.
Bản phúc trình tiếp tục nói rằng Trung Quốc đã gặt hái thành quả của
nhân công rẻ và sự phát triển dựa vào đầu tư, xuất cảng và sự tăng
trưởng từ giai đoạn chậm tiến. Trung Quốc còn có thể dựa vào kỹ thuật
nhập cảng để tiếp tục đẩy mạnh phát triển (Trung hình 10% kể từ khi Đặng
Tiểu Bình (Deng Xiaoping) bắt đầu mở cửa kinh tế vào năm 1978.) Bản
phúc trình nói “Trung Quốc đã đi đến một khúc quanh khác của con đường
phát triển. Nó đòi hỏi một sự thay đổi chiến lược không kém quan trọng
thứ hai.”
Khi tôi tường thuật, Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển nói rằng mức
phát triển của Trung Quốc sẽ chậm xuống còn 7% vào cuối thập niên này và
5% vào cuối thập niên 2020 ngay cả nếu Trung Quốc cải tổ sâu rộng. Sự
trì trệ sẽ xẩy ra nếu Trung Quốc iếp tục bám vào mô hình kinh tế và xã
hội kiểm soát bởi nhà nước. Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển nói rằng
“Những lực hỗ trợ tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc dần dần tàn lụi. Sự
thống trị của chính quyền trong một số lãnh vực chính, một lợi thế
trong giai đoạn đầu, trong tương lai rất có thể trở thành hàng rào cản
trở sự sáng tạo. Vai trò của khu vực tư nhân rất quan trọng vì sáng kiến
về biên giới kỹ thuật khá khác biệt về bản chất so với giai đoạn hậu
tiến phải chạy đua để bắt kịp thế giới. Đây không phải là điều mà có thể
hoàn thành bằng kế hoạch của chính quyền.
Ông Tập Cập Bình xem ra nghĩ rằng ông có thể loại bỏ một nửa những
thứ này, lựa chọn một số cải tổ mà ông nghĩ có thể tạo ra phát triển
trong khi xiết chặt báo chí, Internet, khoa học tự do, và làm sống lại
phương cách tự phê kiểu Mao để kiểm soát chặt chẽ đảng. Người ta được
nhìn thấy rõ ràng những phản ứng Lenin. Cách đối sử một ký giả của tờ
báo Quảng Châu Tốc Hành (Gangzhou Express) trong tuần này - buộc phải
thốt ra những lời ngớ ngẩn trong một màn thú tội thu hình có công an
theo dõi và thủ tục truy tố bị chỉ trích - mang mầu sắc Cách Mạng Văn
Hóa nặng nề.
Chắc chắn một cái gì đó phải bị hi sinh: hoặc Đảng từ bỏ kiểm soát xã
hội và chánh trị để cho phép sự sáng tạo được phát triển hoặc những
cuộc cải tổ sẽ thoái hóa thành những bùa phép vô nghĩa và những lời phát
biểu hào nhoáng với nội dung giả tạo, để cho Trung Quốc rơi vào cái
“bẫy lợi tức trung lưu”.
Chúng ta đang ở thời điểm mà Trung Quốc phải quyết định. Hãy theo dõi rất sát Hội Nghị Trung Ương Thứ Ba.
Nguồn: "China’s impossible contradiction", The Telegraph, UK