Charlie Campbell/Time Magazine
Lê Quốc Tuấn chuyển Việt Ngữ
Một luật định gây nhiều tranh cãi, nhằm ngăn cấm các blogger Việt Nam và người sử dụng trang mạng xã hội không được thảo luận về những vấn đề thời sự đã đi vào hiệu lực từ hôm Chủ Nhật trong bối cảnh bị phản ứng dữ dội từ các nhóm tranh đấu. Theo tổ chức Freedom House, Việt Nam bị liệt vào hạng quốc gia tồi tệ đứng hạng 8 trên thế giới về tự do Internet trong năm 2012, nhưng sự đánh giá bi thảm này có khả năng còn xấu hơn nữa sau khi Nghị định 72 cấm đoán việc xuất bản các tài liệu "chống lại" nước CHXHCN Việt Nam hoặc các diễn đạt ngăn cấm mơ hồ khác cho việc "gây tổn hại đến an ninh nhà nước". Các loại tin tức, dù chính thống cũng được xem như thuộc về các thông tin bị ngăn cấm này.
Việc truy cập trực tuyến bị kiểm soát chặt chẽ trong nhà nước cộng sản tại Đông Nam Á này Cho đến nay, 46 blogger cùng các nhà hoạt động dân chủ đã bị cầm tù trong năm, nhiều hơn cả năm 2012 - vì bị cáo buộc tội tuyên truyền chống chính phủ . Gần đây, đình công và bất ổn xã hội đã bùng nổ ở Việt Nam khi nền kinh tế từng một thời sôi động giờ đang chìm xuống. Các nhà hoạt động cho rằng họ chỉ đơn thuần tập trung chú ý đến các vấn đề chính trị xã hội dai dẳng như lạm phát, quấy nhiễu tài sản đất đai đất, vi phạm nhân quyền và nạn tham nhũng tràn lan. Tuy nhiên, theo quy định mới này, người sử dụng truyền thông xã hội không được trích dẫn những "thông tin chung " hoặc "thông tin từ báo chí, cơ quan báo chí hoặc các trang web nhà nước khác" mà chỉ có thể "cung cấp hoặc trao đổi các thông tin cá nhân mà thôi."
Từ tháng 5/2012, Bùi thị Minh Hằng, 49 tuổi, nhà tranh đấu về quyền đất đai đã viết blog từ nhà của bà ở bên ngoài thành phố Hồ Chí Minh và nhận được khoảng 10.000 lượt đọc mỗi ngày. Người mẹ ba con này đã nhiều lần bị cầm tù vì công việc viết blog của mình và nói rằng những loại đe dọa đã trở nên hung tợn. "Tôi sử dụng blog như một cuốn nhật ký để kể lại chuyện (trong tù) của mình - về sự phân biệt đối xử, quấy nhiễu và lạm dụng quyền con người ở đó", cô nói với tờ Time . "Tôi biết các cơ quan - công an - chắc chắn đã theo dõi blog của tôi bởi vì họ nghe lén điện thoại và truy cập vào e mail của tôi. Họ theo dõi tôi trên đường phố, đập phá và lục soát nhà tôi. "
Các nhóm báo chí tự do đã bày tỏ sự phẫn nộ đối Nghị định 72 và kêu gọi đẩy mạnh các áp lực quốc tế. Trong một bản tuyên bố, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết "Nghị định này vừa vô nghĩa vừa hết sức nguy hiểm" và nói thêm rằng các quy định mới "sẽ tăng cường kho vũ khí pháp lý có sẵn cho nhà chức trách." Trong khi đó, Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ ) đã kêu gọi Mỹ Tổng thống Barack Obama nên có một đường lối cứng rắn hơn với Hà Nội . "Chúng tôi tin rằng quan hệ ngoại giao , kinh tế và chiến lược tương lai với Việt Nam phải được xác định trên một cam kết lớn hơn về cởi mở chính trị và những tiến bộ có thể chứng minh được về tự do báo chí," trong một bức thư ngỏ, Joel Simon, giám đốc điều hành Uỷ ban Bảo vệ Nhà Báo CPJ cho biết.
Việt Nam hiện là một phần của quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đạo - một thỏa thuận thương mại tự do mới liên quan đến 11 quốc gia riêng rẽ trong khu vực - và một số người cho rằng cuộc đàm phán đang diễn ra có thể tạo nên một lực bẩy thích hợp. Ngoài ra, từ năm 2000 Mỹ đã cung cấp 595 triệu cho các hoạt động cứu trợ và phát triển ở Việt Nam. David Shear, đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết tháng trước ông đã thảo luận về "những phương cách hết sức cụ thể" mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thể cải thiện nhân quyền, bao gồm cả việc "trả tự do cho tất cả tù chính trị "và thực hiện việc cải thiện "tự do tôn giáo".
Ngoài các hạn chế về viết blog và nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội, Nghị định 72 cũng còn quy định rằng các công ty nước ngoài muốn làm việc trực tuyến ở Việt Nam phải giữ ít nhất một máy chủ ở trong nước - điều khoản được xem như một nỗ lực để thúc đẩy sự kiểm soát của chính phủ. Một số công ty mạng lớn nhất thế giới, vốn trước đây đã được phép hoạt động mà không có bất kỳ trở ngại kỹ thuật nào đã bày tỏ sự phản đối của họ, viện dẫn rằng các chi phí cao hơn có thể sẽ bóp nghẹt sự đổi mới. Tổ chức Liên minh Internet châu Á , đại diện cho Google, Facebook và các công ty trực tuyến hàng đầu khác cho biết "Chúng tôi tin rằng nghị định này sẽ ảnh hưởng tiêu cưc đến hệ sinh thái Internet của Việt Nam".
Nguồn: Time