Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Viết cùng nỗi đau…

Trần Khải Thanh Thủy

Ông Nguyễn Kim Nhàn. Ảnh Reuter
Đang vơ vẩn bên luống cà, luống bí sau nhà do tay mình trồng trọt, vun xới, tôi bỗng nghe tiếng điện thoại kêu lên éo éo, vừa mở nắp máy, đập ngay vào một chuỗi dài các con số, biết là từ Việt Nam gọi sang, tôi bỗng có linh cảm lành lạnh…ngay lập tức tiếng đầu dây vang lên:
- Chị Thủy à, em đây!
Giọng nói nghẹn ngào, không phải chất giọng thổ pha kim quen thuộc mà đục trầm, khàn khàn như người vừa ốm dạy. Tôi vội tắt máy, gọi ngược trở lại để có thể nói chuyện được lâu hơn, lại đỡ tốn tiền của người gọi…
- Lộc à, có chuyện gì vậy, anh Nhàn sao rồi?
Như cái chai bị đóng kín nắp, chất đầy nộ khí, nay có người mở nắp, Lộc liền chảy ào ra để sả strees:

- Khổ qúa chị ơi, em vừa vào trại 6 thăm anh ấy, cả đi cả về gần 1000 cây số, tốn bao tiền của, công sức cũng như bao hy vọng, hồi hộp mà chúng nó có cho gặp đâu?
- Sao bọn chúng khốn nạn vậy? Chính thằng tổng cục trưởng Cao Ngọc Oánh “cho phép“ mỗi tháng phạm nhân được gặp gia đình một lần cơ mà.
Lộc nói trong nghẹn ngào bi phẫn:
- Cái luật khốn khổ ấy, bị bọn quản giáo khốn nạn ở trại 6 (Nghệ An) tự tiện xóa bỏ rồi chị ạ. Chúng nó bảo:
- Có hai lý do ðể tôi không cho chị gặp ông Nguyễn Kim Nhàn vì ông ấy đang bị kỷ luật, bị cắt tiêu chuẩn thãm gặp. Hơn nữa trong hồ sơ ghi rõ: Ông Nhàn bị vợ bỏ, chị chỉ là vợ hờ, không hôn thú nên không đủ quyền hạn thăm nuôi.
- Trời, dạy từ 3 giờ sáng, phóng xe máy từ Bắc Giang lên Hà Nội để kịp đi chuyến 6 giờ , lắc lư, vắt vẻo, trồi sụt vì ổ gà, ổ trâu, ổ voi, hố tử thần … cả 10 tiếng đồng hồ mà bọn chó không cho vào, chỉ vì chưa kịp ðãng ký kết hôn?
- Vâng, Lộc khẳng ðịnh, những tiếng nói gấp gáp, uất ức ðuổi theo nhau :- Ðường dài, lưng mỏi, mắt hoa, vừa mệt vừa ðói, vừa nặng, uất ðến nghẹn cổ, chỉ muốn bãm vằm xé xác chúng ra, chỉ vì nghĩ tới chồng cùng các anh đang ở trong đó, nên em cố dằn giọng , từ tốn:
- Các anh giam giữ ông ấy từ 14-10 -2012 đến nay, các anh thừa biết ngoài tôi là người thân duy nhất ra, không còn ai thãm nuôi ông ấy cả. Hơn nữa chế độ nhà tù Việt Nam, ai cũng biết là không thể sống nổi nếu không được tiếp tế. Vì thế tôi mới phải thân cò lặn lội, tay xách, nách mang các thứ vào ðây.
- Nó đớ họng nhưng bản chất dã thú học từ các quan thầy cộng sản vẫn …bách chiến bách thắng, nên lấn lướt:
- Sao chị dại thế, không cưới quách đi, để địa phương xác nhận vào sổ thăm nuôi theo quy định đàng hoàng… khỏi phải xin xỏ lằng nhằng .. như trường hợp bà Tân, vợ ông Nguyễn vãn Hải ðiếu cày đấy, từ miền Nam ra, xa xôi tốn kém gấp bốn lần chị mà có bao giờ được gặp đâu, toàn ngồi ngoài cổng chờ con trai ra cho biết tin tức đấy chứ.
Nói lý lẽ với chúng không lại, em ức nổ máu mắt mà không lẽ cứ đứng trơ mắt ếch, mới hất hàm hỏi:
- Anh Nhàn ðang bị chấn thương nặng, tháng trước tôi lên, các anh lấy lý do là vì ba tù nhân chính trị ðấu tranh ðòi hỏi quyền lợi ,kích động tù hình sự nổi loạn nên chỉ cho gặp 10 phút, chính anh là người giám sát, biết rõ anh ấy cần thuốc bổ, thức ăn như thế nào rồi?
Tai tôi ù đi khi nghe tin người đồng hành, giúp đỡ mình một thời lâm nạn, tôi vội hỏi thãm:
- Sao anh Nhàn lại bị chấn thương, Lộc nói rõ hơn được không? Ở bên này mình biết cả anh Nghĩa và anh Nhàn đều bị thằng “gián điệp” Trần Vãn Tiến hành hung nhưng không biết cụ thể thế nào:
Lộc thở hắt ra một hơi nặng nhọc , tưởng rạn vỡ cả ống nghe:
- Chính thằng “chim lợn” ấy ðấy chị. Từ khi bị chuyển trại, thấy chế độ tù dã man qúa, cả ba mới đưa ra những yêu sách, chúng kiên quyết không giải quyết làm anh Hải phải tuyệt thực. 24 ngày trời chúng không đoái hoài, nhòm ngó, mãi đến ngày thứ 25, chị Nga vợ anh Nguyễn Xuân Nghĩa vào, thông tin được chuyển ra ngoài, chúng nó mới cuống cuồng đối phó và sang ngày thứ 34 buộc phải chấp nhận điều kiện của cả ba người nhưng lại ngấm ngầm trả thù bằng cách tách 3 người ra 3 nơi khác nhau rồi cho thằng “chim lợn” vào giám sát. Ðầu tiên là anh Nhàn bị đánh, sau đó là anh Nghĩa…
- Trời đất, tôi bất giác đưa mắt lên bầu trời, than vãn: – Vẫn biết làm người là khó nhưng làm người dân Việt khổ ðến thế sao? Tù tội chưa đủ ư, còn bị bọn chó dữ dở ðủ mọi mánh khóe ra ðể trừng trị nữa.
Bên tai tôi tiếng Lộc vẫn văng vẳng:
- Ngày nào nó cũng lấy cớ hành hạ, chửi mắng, ðánh ðập anh ấy, chịu ðựng mãi không nổi, anh Nhàn phải báo cáo lên cán bộ quản giáo , cả ba lần, lũ chó không thèm ừ hữ, hấm hứ gì, ðến lần thứ 4, thứ 5, uất ức qúa, anh Nhàn liên tiếp đập đầu vào tường tự tử. Sợ anh ấy chết, chúng nó mới cho tù vào khiêng ra khỏi buồng để đưa sang buồng kỷ luật khác , không hề chữa trị, sơ cứu gì…Khi em vào, mặt anh ấy còn sưng to bằng cái giành tích , hai mắt tím bầm.
Tôi thở hắt ra, nghe tim mình nặng trĩu, chuỗi ngày tù bị đánh đập, bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần ùa về khiến tôi váng vất, chóng mặt phải ngồi thụp xuống ngay cạnh luống rau.
- Chúng định muợn tay giết người ư? Giam cầm, cấm vận tình cảm của tù chính trị chưa đủ, còn cố tình thả hổ vào chuồng, để hết người này phải tự tử đến người khác bị đánh đập, hành hung mắng chửi, còn tồi tệ hơn cả thời phát xít, trung cổ.
Như hiểu tâm trạng tôi, Lộc nghẹn ngào, thủ thỉ:
- Chị ơi , Hải ngoại phải kêu gào, lên tiếng, đưa chúng ra tòa án quốc tế, đưa tên chúng vào hồ sơ vi phạm nhân quyền, may ra các anh ấy mới không bị chúng trả thù hèn hạ…còn không…cứ hết lần kỷ luật này đến lần kỷ luật khác …rồi kiệt quệ mà chết dần chết mòn trong tù ðấy chị ạ.
Tôi nổi da gà khi nghĩ đến cảnh những người tù hình sự bị kỷ luật tại trại tù nơi mình ở như thế nào , chợt buột miệng:
-Nhưng mỗi lần kỷ luật dài nhất cũng chỉ có 14 ngày thôi mà, làm sao từ tháng 6, tháng 7 đến bây giờ, lần nào vào cũng bị kỷ luật không cho thăm gặp hoặc chỉ gặp 10 phút , trong khi quy định của cục V26 do đích thân thằng cao ngọc Oánh ký là một tiếng.
- Thì ra được vài ngày các anh ấy lại rủ nhau đấu tranh, không được ai yểm trợ thì lại vào buồng kỷ luật hay khu biệt giam, cấm cố…còn khổ hơn cả tù hình sự chị ạ. Vì tù hình sự hàng ngày còn được ngắm cây ngắm cối, đi ra , đi vào, hít thở không khí bên ngoài , còn các anh ấy suốt ngày chỉ ngồi ngắm bốn bức tường bẩn thỉu, dày cộp, nặng chịch, cao chót vót thôi.
Chợt nhớ tới trung tá Trần Anh Kim, Hội trưởng hội dân oan Thái Bình, tôi nén lòng hỏi:
- Còn anh Kim thì sao? Nghe nói anh Kim cũng bị giam ở trại 6?
Lộc thở dài cay đắng:
- Anh Kim bị giam riêng một góc, cũng tội lắm, vì thân cô thế cô, vợ cả bỏ khi anh ấy bị bắt 4 nãm vì tội chống tham nhũng, vợ hai lại mắc bệnh huyết áp thấp, hễ lên xe là chóng mặt, nôn mửa, ngất lên ngất xuống, vì vậy anh ấy bị tù từ ðầu tháng 7 -2009 ðến nay, ðã bao giờ được vợ lên thãm ðâu?
- Còn con thì sao? Tôi hỏi vì thời gian còn ở Việt Nam, xuống Thái bình nhiều lần, tôi khá am hiểu về hoàn cảnh anh Kim
- Cũng giống con anh Nhàn vậy, bố khó khãn lắm mới nhờ được bạn tù gọi điện thoại về tận nhà báo , nhưng chúng nó nghe mẹ, lại sợ bị liên lụy ảnh hưởng ðến uy tín, sự nghiệp nên …cưa đứt, ðục suốt luôn.
- Trời- tôi ngao ngán thốt lên: -Rõ ràng cả hai người đều là nạn nhân của chế ðộ cộng sản phi nhân tính này, người 27 năm cống hiến không được thừa hưởng bất kỳ tiêu chuẩn, chế ðộ gì, từ lương hưu đến thương tật phải đi khiếu kiện và tham gia vào đội ngũ dân oan, người bị kết tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”, bắt tạm giam từ ngày 9 tháng 9 năm 1991, sau hơn 3 năm mới đưa ra xét xử, bị tuyên phạt 24 tháng tù giam nhưng thực chất phải ngồi tù 4 năm, dù đã được nhà nước “khoan hồng” cho ra tù trước thời hạn 5 tháng ,nhân ngày 2-9 (nãm 1995) , mất tất cả tiêu chuẩn quyền lợi, mất luôn cả vợ lẫn con. Cho dù người vợ có lâm vào cảnh nghèo khó , nhục nhã vì không chịu nổi sự khắc nghiệt của cuộc sống cũng như sự ghẻ lạnh của người đời nên tuyên bố từ bỏ. Khi ấy, những ðứa con buộc phải ở với mẹ… nhưng chẳng lẽ lại có thể vô cảm, lạnh lùng, tàn nhẫn và cạn tàu ráo máng ðến vậy sao? Ðặc biệt khi cha vì lý tưởng, đại nghĩa, lâm cảnh tù đày, khốn khổ, bệnh tật, đau ốm triền miên ( cả hai anh Kim, Nhàn đều sinh 1949)
Không đoán được tâm trạng của tôi, Lộc rủ rỉ kể tiếp:
- Mọi lần cả ba chị em cùng rủ nhau đi một ngày, nên khi bọn chúng nó dẫn các anh ấy ra còn được nhìn mặt chồng và bạn của chồng , nhưng từ hôm Điếu Cày tuyệt thực ðến nay, chúng nó mất dạy lắm, chỉ giải quyết cho từng người vào một, vì sợ người nọ bắn tin với người kia. Một lần em hỏi anh Nhàn:
- Sức khỏe của ba anh kia thế nào, có ổn không? Thế là nó cắt ngang:
-Chị chỉ được hỏi thăm người nhà của chị, không được quyền đi sâu vào chuyện riêng tư của người khác
-Ô hay, em trợn mắt nhìn nó, cảnh báo:- Tôi không gặp được họ thì tôi phải hỏi chồng tôi chứ, các anh lấy quyền gì mà cấm ðoán?
Chúng trợn mắt gầm gừ như con chó bị cướp mất mẩu xương.
- Không chặn họng các bà từ trong này để ra ngoài cổng trại, các bà thông báo cho nhau rồi loạn cào cào trên mạng à?
Anh Nhàn ức qúa phải bảo:
-Các anh làm thế là vi phạm nhân quyền, chúng tôi sẽ kiện.
Chúng nhâng nháo ngắt lời:
- Các ông cứ việc kiện, càng kiện đích danh, chúng tôi càng lên lương lên thưởng. Luật là luật.
Mười phút thăm gặp ngắn ngủi đã hết, em đành quay lại nhìn chồng lần cuối rồi tất tả ra ngoài gọi xe ôm, đón chuyến 6 giờ chiều, về đến Hà Nội là 3 giờ sáng, ra bãi xe công cộng trả tiền, lấy xe máy phóng về Bắc Giang, sáng bửng mới về tới nhà, nằm vật ra giường vì mệt ,vì sợ. Thật 20 tiếng đồng hồ trên xe khách chật chội, ngột ngạt, chen chúc không sợ bằng sáu tiếng phóng xe máy trên đường số 1 chị ạ. Dạo này đói ăn, đói luật, nên nạn đâm chém, cướp của xảy ra như cơm bữa, nhất là khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng. Vì vậy, dù nắng hay mưa, nóng hay lạnh, cũng cứ sùm sụp cái áo mưa cũ rích để chúng nó không nhận diện được mình là ai, cũng không biết xe của mình là loại nào ðể còn thoát hiểm, nếu không…
“Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay”, ðã từng ở tù, từng chứng kiến cảnh chồng và con phải trở dạy từ ba giờ sáng chuẩn bị đồ đoàn, thức ăn, đi 255 km vào trại để kịp gặp mẹ trước khi kết thúc giờ làm việc buổi sáng, sau một tiếng lại tất tưởi trở về. Hôm nào sớm cũng là 9 giờ, muộn là 11 ,12 giờ đêm. Chỉ 255 km mà đi mất 8 tiếng đồng hồ, nên tôi thấu hiểu sự “ ðứt ruột” của Lộc trong thời điểm này.
- Ði tiếp tế cho anh ấy hai lần tù, gần 5 năm rồi, qua bao nhiêu cổng nhà tù: B14 Thanh Trì ( Hà Nội) Ba Sao( Nam Hà) trại Kế( Bắc Giang) v.v em chưa thấy cái trại nào khốn nạn như trại 6 này, nắng nóng kinh khủng, ba chị em chúng em mỗi tháng chỉ đi một lần mà lần nào da dẻ mặt mũi cứ đỏ au như tôm luộc, càng uống nước càng mệt, về lại nhà cả tuần, những chỗ nám còn chưa bay hết. Đúng là địa ngục trong các loại địa ngục chị ạ. Ngay cả đám tù hình sự khét tiếng trong trại cũng sợ chết khiếp vì sự khốc liệt ở đây. Nắng gay gắt, hỗn hào, bao nhiêu ngọn gió Lào thổi ràn rạt từ bên kia biên giới sang, làm mảnh ðất Nghệ An vốn quanh nãm ðói khát, khô cằn càng khốn nhổ, nhọc nhằn hơn. Để tránh nắng, tù hình sự phải xuất trại từ 5 giờ sáng đến 10 giờ trưa, nghỉ cho tới 3h 30 chiều mới làm tiếp đến 7 giờ tối. Dù đội nón, trùm khăn, bịt mặt, đi tất tay, tất chân, chỉ hở hai con mắt mà người nào người ấy đẫm mồ hôi, da đen nhẻm, chỉ trừ hai vành môi bợt bạt , còn mặt mũi, gò má chỗ nào cũng đen thủi đen thui, đặc biệt là phần chỏm mũi và phía dưới , đen thui như mõm chó ấy chị ạ, em thắc mắc thì họ bảo là bị bệnh nhọ mõm. Cả trăm người như một, cứ phơi nắng vài tháng là mắc cái bệnh thổ tả ấy.
-Thế họ ãn uống ra sao, có nổi mỗi tuần một bữa thịt bèo nhèo theo quy ðịnh không? Tôi hỏi vì biết rõ tính quy luật của bọn cộng sản. Càng ở nơi khốn khổ ,thiếu thốn quanh nãm thì lực lượng công an, quân đội lại càng trung với đảng, ác với dân.
- Toàn những người mặt bủng, da chì chị ạ. Lộc ngụt ngạt bày tỏ: – vì ãn chỉ có cơm không, kèm vài cọng rau muống vàng ệch, già câng vì thiếu nước tưới. Thức ãn do gia ðình đưa vào một tháng một lần cũng chỉ được một tuần là cùng. Trông vào đồ khô gửi qua đường bưu điện theo quy định mỗi tháng 5 kg thì chúng nó ðể mốc, ðể thối trong kho, hoặc chuột bọ ðục khoét, gặm nhấm hết. Bao nhiêu lần anh Nhàn đòi lập biên bản về sự vô vãn hóa, thiếu trách nhiệm của chúng nó, nhưng có ăn thua gì ðâu? Tiền chuyển qua bưu điện vẫn mất mà đói vẫn hoàn đói, chỉ có béo bọn chuột, bọ, mối, gián trong trại thôi.
- Ðúng là bọn khốn nạn thật, càng ngày quả tim của chúng càng teo lại, hạ bộ càng to ra nên không thể phân biệt giữa người và thú nữa. Trong khi chúng no nê phè phỡn trên những đồng tiền thuế của dân thì chúng để những người tù(cả chính trị lẫn hình sự) ðói khát quanh nãm. Chúng vinh thân phì gia, còn người tù “phồn vinh giả tạo”. Bởi thay vì sự nhanh nhẹn, tinh anh khỏe mạnh như khi còn ở ngoài ðời thì bây giờ họ lờ ðờ, chậm chạp, đi phải có người dìu, dù trọng lượng cơ thể vẫn tăng lên từng ngày( tỷ lệ thuận với màu da trên mặt). Da càng vàng ,lượng nước dư thừa trong người càng lớn, thận càng yếu. Họ mắc chứng bệnh phù thũng mà bất cứ người nào khi vào tù cũng mắc, giống hệt các sĩ quan quân ðội Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian học tập cải tạo trước ðó.
Ðầu dây tiếng Lộc vẫn thủ thỉ bên tai:
- Em khổ qúa chị ơi, không đi, ðể mặc anh ấy trong tay bọn chó ác thì không đành mà đi thì tốn của, tốn công, chúng nó không cho vào, rồi đồ ăn, bánh kẹo của mình, chúng có chịu đưa ngay không? Hay lại bàn giao qua ca nọ, ca kia, đến khi chuyển vào được tận phòng biệt giam tít cuối trại, dưới cái nóng khủng khiếp này lại thiu thối hết? Mà tiền cũng chẳng có mà đi chị ơi.
Biết rõ hoàn cảnh của Lộc, bị chồng cũ bỏ, một thân một mình nuôi hai con trai ãn học, nay lại nuôi thêm anh Nhàn nữa, liễu yếu đào tơ, mỗi lần đi lại tốn nửa triệu tiền vé( không kể ãn uống, xãng xe ), mà cái nghề của Lộc có ăn thua gì ðâu? Khi ở Việt Nam, bao nhiêu lần lên Bắc Giang gặp dân oan nên tôi biết…Mang tiếng ở giữa rừng núi, mà rụộng ðất canh tác bị cướp trắng, Lộc phải chung tiền cùng 3 người đàn ông trong xóm ðể mua trâu, rồi lột da, xả thịt ðem ra chợ bán. Thời buổi lạm phát, kinh tế đắt đỏ, người dân chỉ rau cháo quanh năm, mấy ai dám ãn thịt. Vì thế quần quật từ l giờ sáng để đun nước, làm hàng, ðứng bán từ 6 giờ sáng đến 7 giờ chiều mới được về lại nhà nhìn mặt con mà hôm nào cũng chỉ vẻn vẹn 100 nghìn ðồng VN ( 5USD). Thời gian anh Nguyễn Kim Nhàn ở nhà, dù ít dù nhiều vẫn còn phụ giúp cho Lộc, bây giờ anh bị bắt lên bắt xuống… tiền ăn cho ba mẹ con còn không ðủ, ai lo cho anh Nhàn ðây?
- Chuyện này nói ra tế nhị lắm chị ơi, không nói thì không còn ðủ sức gồng gánh, xoay xỏa, trụ lại với anh ấy, với phong trào, mà nói ra, lại mang tiếng than nghèo, kể khổ, đòi hỏi nọ kia. Từ tết 2013 ðến giờ, em chỉ nhận được đúng 200 USD, nói rõ là gửi về để lo tết cho anh Nhàn. Ðến cuối tháng 7 vừa rồi, anh ấy tự tử, em vào thăm, xót ruột qúa mới cầu cứu chú Thanh Giang, Cha Phan vãn Lợi biết chuyện, gửi cho 2 triệu (VND ) ðể mua thuốc… thế thôi.
- Trời ðất , làm sao có thể dửng dưng trước tình cảm và lời lẽ của người phụ nữ này, người mà trước đó- khi tôi còn ở Việt Nam vẫn lẽo ðẽo theo chồng từ Bắc Giang lên Hà Nội để một công đôi ba việc , khi thì qua vườn hoa Mai Xuân Thưởng cùng bà con đòi hỏi chế độ chính sách sau 27 năm cống hiến bị tước đoạt cả chế độ hưu trí lẫn thương bệnh binh. Lúc ðến nhà chú Thanh Giang ðem báo Tổ Quốc về phát tận tay bà con. Lúc lại thu thập tài liệu về dân oan dưới danh nghĩa hội trưởng, do tôi điều hành… Bây giờ làm sao có thể sắt đá, vô tình trước lời kể nghĩa tình, sâu nặng, đẫm nước mắt, oan nghiệt khốn khổ của Lộc về người chồng say đấu tranh hơn say vợ, bị kết án 7,5 năm( cho 2 lần tù) như thế này? Rõ ràng cả hai ðã ở đỉnh điểm của sự cùng cực, khốn khổ rồi. Cách xa nửa vòng trái ðất, không thể trông được mặt nhưng nghe qua giọng nói của Lộc là biết …
Vào nhà, nhìn ðồng hồ ðã 11 giờ đêm, không thể làm gì cho Lộc lúc này, tôi ngồi cặm cụi ghi lại cuộc nói chuyện dài để biết đâu có cá nhân hoặc tổ chức yêu nước nào giúp được họ( dù chỉ là 5, 10 USD) ðể mỗi tháng Lộc có 25 USD tiền vé , ðủ lặn lội vào thăm chồng cùng hai người bạn của mình là chị Nguyễn thị Tân( vợ Điếu cày) và chị Trần thị Nga (vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa). Riêng tôi vừa có chút tiền bán sách do ðộc giả ủng hộ, tôi cũng xin trích ra một phần…Hy vọng làm dịu bớt phần nào trong cả bể khổ mênh mông mà cộng sản gây ra trong lòng các chiến sĩ trong ngục tù cộng sản cũng như những người vợ của họ, hoặc chí ít cũng góp thêm một tiếng nói trong cộng ðồng Hải ngoại để cùng lên án chế độ nhà tù bất nhân phi nghĩa với các tổ chức nhân quyền quốc tế, đặc biệt là trại 6 Nghệ An, nơi đang giam giữ bốn nhà đấu tranh dân chủ bất khuất kiên cường, đó là Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn văn Hải, Nguyễn Kim Nhàn và Trần Anh Kim.
Sacramento September 17 2013
© T.K.T.T © Đàn Chim Việt
———————————————————————————-
*Nguyễn Kim Nhàn bị bắt vào tháng 9/2008 trong vụ tổ chức treo biểu ngữ và rải truyền đơn với nội dung “chống chính quyền” tại cầu vượt Lạch Tray (Hải Phòng) và Lai Cách (Hải Dương) , cùng các anh Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc, Ngô Quỳnh và Nguyễn Mạnh Sơn.
Sau 2 năm giam giữ được tha vào 1/2011, chưa đầy 6 tháng sau bị bắt lại , kết án tù 5,5 năm theo điều 88.. Hiện không được tổ chức nào giúp đỡ
* Nếu ai có lòng ủng hộ xin gửi thẳng về ðịa chỉ của chị Lộc ( hoặc liên lạc qua số điện thoại đã ghi trên phiếu) . Tác giả xin chân thành cám ơn.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"