Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Phản biện một bài viết quá khứ của Giáo sư Văn Như Cương

Trong một bài viết gần đây tôi có nói đến cụm từ “Quốc Hội này, Chính Phủ này, Tòa Án này, Quân Đội này là của Đảng, do Đảng và vì Đảng” có hàm ý chế giễu Đảng (*). Xưa nay, tôi vẫn nghĩ những câu đại ý như vậy là của những người đứng về phía lợi ích của nhân dân, phản biện xã hội. Thật không ngờ lại là khẳng định (và bản gốc!?) của một vị giáo sư khả kính và nổi tiếng ở Việt Nam đó là ông Văn Như Cương viết vào năm 2006 với trong bài “Bọn tham nhũng chống Đảng” trên tạp chí Tia Sáng. Trích đăng:
…Đảng ta là đảng cầm quyền. Vì thế nhà nước của ta là Nhà nước của Đảng, do Đảng và vì Đảng (cố nhiên nếu đảng là đảng của dân và dân là dân của đảng thì khi ấy ta sẽ thực hiện được phương châm: Nhà nước của dân, do dân và vì dân). Bởi vậy một khi bệnh tham nhũng trở thành mãn tính nặng nề thì không chỉ Nhà nước ta mất uy tín mà chính là đảng ta mất uy tín. Đó mới là điều đáng sợ bậc nhất…

null
Giáo sư Văn Như Cương cùng học trò cũ của trường Lương Thế Vinh, nay là học viên sĩ quan quân đội, về chúc mừng thầy nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, 20-11-2011. Ảnh: Quỳnh Lưu. Ảnh qdnd.vn

Thời sinh viên những năm 199X, tôi còn nhớ một thầy giáo dạy Triết đã từng nói “Tham nhũng càng chống thì càng sống, chỉ có chặt đi thôi”. Thời đó tôi vẫn biết có những thầy giáo vì sự nghiệp giáo dục nên bắt buộc phải nói theo ý Đảng nhưng trong lúc giảng dạy họ vẫn kể những chuyện bên lề mà thâm ý chẳng tha thiết gì với Đảng đâu.
Không biết bây giờ vào năm 2013, thầy Văn Như Cương suy nghĩ gì về tham nhũng, tình cảm với Đảng như thế nào nhỉ?
Còn quan điểm của tôi là bọn tham nhũng phải được xem bọn là phản quốc, chống lại dân tộc (giặc nội xâm) chứ không đơn thuần là việc chống lại Đảng giữa các đảng viên của họ với nhau trong nội bộ cùng một tổ chức.
Thưa thầy Cương!
Nếu bây giờ đảng viên không tham nhũng thì chỉ có “cạp đất ra mà ăn”. Nếu không tham nhũng thì Đảng không thể tồn tại được. Vì muốn duy trì sự độc tài bằng mọi giá nên họ phải duy trì một lực lượng quân đội, công an, tuyên giáo, bộ máy chính quyền cồng kềnh, cùng các tổ chức ngoại vi của Đảng nhằm kiểm soát nhân dân. Đương nhiên muốn duy trì được thì phải có tiền ngoài việc tiêm nhiễm những tư tưởng lệch lạc cho các đối tượng này. Và muốn có tiền thì phải lấy từ tài sản Quốc Gia, tiền thuế của dân hay đi vay nước ngoài. Chính vì duy trì sự kiểm soát chặt chẽ này mà Đảng làm mất đi khả năng sáng tạo, sức năng động trong các tổ chức xã hội/kinh tế/giáo dục nói chung, không trọng dụng/đào tạo nhân tài trong mọi lĩnh vực. Tính Đảng và số năm xương máu trong chiến tranh cùng với nạn bè phái/quan hệ/tiền tệ mới quyết định ai là lãnh đạo chủ chốt trong các đơn vị, ai là chính trị gia/quốc hội viên có tiếng nói.
Thầy Cương chắc thừa hiểu ngay cả nghành giáo dục là nghành xưa nay được xem là cao quí nhất cũng bị tha hóa với đủ các vấn nạn như dạy thêm, chạy điểm, thầy gạ tình trò, bằng thật kiến thức rởm, bệnh thành tích, công trình khoa học vô nghĩa… Các thầy giáo vừa là tác nhân đồng thời cũng là nạn nhân của cái chế độ này. Lương không đủ sống thì phải tìm cách kiếm thêm. Lương không đủ sống thì sự tha thiết, nhiệt huyết với nghành ít nhiều cũng sẽ giảm sút.
null
GS Văn Như Cương trong một thế võ lạ. Ảnh : vtc.vn

Mặc dù những thành tích của thầy đã được Cộng Sản ghi nhận và một bộ phận nhân dân đánh giá cao. Nhưng rút cục động lực của thầy là vì dân tộc, cống hiến cho Quốc Gia Việt Nam hay mục tiêu tối hậu sống/chết cho Đảng?
Một trí thức tên tuổi và khả kính phát biểu như thế còn nguy hiểm hơn gấp 100 lần Dư Luận Viên và các báo Hà Nội, Nhân Dân, Quân Đội hợp đồng tác chiến. Do bởi vị trí của thầy có điều kiện nói cho các thế hệ học sinh, sinh viên. Các em như tờ giấy trắng rất dễ bị tác động. Nếu các em bị nhồi nhét TÀ LÝ “Đảng ta là đảng cầm quyền. Vì thế nhà nước của ta là Nhà nước của Đảng, do Đảng và vì Đảng” chỉ khiến kìm hãm sự phát triển, thăng tiến nước Việt Nam. Là cái cớ cho bọn chóp bu cơ hội duy trì sự độc tôn cho ĐCSVN tồn tại mãi mãi nhằm trục lợi cho các nhân, nhóm lợi ích mà thôi.
Mong thầy Cương nói riêng và các trí thức trong nghành giáo dục nói chung phải khẳng định một chân lý : “Đảng phái chỉ là nhất thời, Dân tộc mới là vạn đại”. Đáng lẽ chính các thầy là những người có sứ vụ đi truyền rao chân lý này cho các thế hệ thanh niên Việt Nam hơn để chính các em sinh viên như Phương Uyên một cách tự phát nhận lãnh trách nhiệm.
Nếu thầy Cương không còn nghĩ và phát biểu câu “Vì thế nhà nước của ta là Nhà nước của Đảng, do Đảng và vì Đảng” thì cá nhân tôi xin rút lại bài viết này, thành thực xin lỗi và mong thầy tha thứ.
Xin kính thầy!
Ghi chú:
(*) Đảng : ám chỉ Đảng Cộng Sản Việt Nam

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"