Thiện Tùng
Nói nôm na, vũ trang là trang bị vũ khí. Lực lượng vũ trang là lực
lựng được trang bị vũ khí. Gần như nước nào cũng vậy, Quân đội và Cảnh
sát đều được trang bị vũ khí và phương tiện chiến đấu, mục đích để bảo vệ quốc gia, dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Từ mục đich ấy, lực lượng vũ trang phải thuộc sở hữu toàn dân.
Nhìn chung trên thế giời, có 2 hình thức cấu tạo Quân đội: Buộc thanh niên lứa tuổi theo luật định phải nhập ngũ theo hình thức“Quân dịch”, theo thời gian hạn định. Kêu gọi thanh niên trong lứa tuổi được qui định nhập ngũ theo hình thức “Tình nguyện”, thời gian không hạn định – gọi là chí nguyện quân.
Quân đội xây dựng theo hình thức Quân dịch, về chất hẳn là kém hơn quân Tình nguyện - Quân dịch là tạp binh vì bị bắt buộc, tham gia ngắn hạn, không coi là nghề. Tình nguyện là tinh binh vì tự giác, tham gia dài hạn, xem là nghề (binh nghiệp).
Quân đội được trang bị vũ khí và phương tiện tối đa để tấn công, có nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ đất nước và dân tộc – đối ngoại. Cảnh sát được trang bị vũ khí và phượng tiện tối thiểu để tự vệ, có nhiệm vụ giữ trật tự trị an trong nội địa – đối nội.
Ở Việt Nam, tổ chức lực lượng vũ trang cơ bản giống các nước, chỉ khác tên gọi, chẳng hạn: Người ta gọi “quân dịch”, VN gọi “nghĩa vụ quân sự”; Người ta gọi “quân đội”, VN gọi “Quân đội Nhân dân”. Người ta gọi “Cảnh sát”, VN gọi “Công an”(vì còn để nhập cục). Điều đáng chú ý, ở các nước thể chế Dân chủ Đa nguyên chính trị, lực lượng vũ trang thuộc “sở hữu toàn dân”; ở các nước thể chế Độc nguyên chính trị (Độc tài), lực lượng vũ trang thuộc “sở hữu riêng của giới cầm quyền”.
Lực lượng vũ trang là con em của các tầng lớp nhân dân không phân
biệt đạo đời, được nhân dân góp tiền nuôi dưỡng, mua vũ khí, phương
tiện… trang bị cho nó để bảo vệ, trị an đất nước và dân tộc, dĩ nhiên là
nó phải “trung với nước, hiếu với dân”. Những đảng hay phái
chính trị chỉ là những bộ phận của dân tộc. Về pháp lý và đạo lý, không
tổ chức nào được quyền biến lực lượng vũ trang thuộc sở hữu chung ấy
thành của tư. Nếu tổ chức nào cố tình biến lực lượng vũ trang thuộc của
chung ấy thành của riêng đều được xem là bước đầu tham nhũng quyền lực.
Lý giải cho vấn đề nầy bằng lập luận logic “Cái chung hàm chứa cái
riêng, cái riêng không hàm chứa cái chung” – tổ chức đảng phái chỉ là bộ
phận của dân tộc. Lực lượng vũ trang có trách nhiệm bảo vệ đất nước và
dân tộc nghiễm nhiên có các đảng phái trong đó. Đảng phái cần chi, với
động cơ gì mà đòi có sở hữu riêng lực lượng vũ trang? Trong một nước,
nếu đảng phái, phe nhóm nào cũng tổ chức lượng vũ trang để bảo vệ riêng
cho mình thì đó là mầm mống “loạn sứ quân”, mầm mống nội chiến, không
nên chút nào?!
Về nguyên tắc, Quân đội không can thiệp việc đấu đá phe phái trong
cộng đồng dân tộc. Công an xử lý và truy tố những ai, phe phái nào vi
phạm Pháp Luật.
Ở Việt Nam ta, sau chiến tranh, từ khi giải tán các đảng và tổ chức
chiến hữu, một mình một chợ, Đảng CSVN giành sở hữu riêng lực lượng vũ
trang, từ “trung với nước” đổi thành “trung với đảng”. Trịch thượng, kiêu binh…, ngành Công an trương bảng to trước tổng hành dinh 44 Yết Kiêu Hà Nội “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”.
Từ khi Đảng CSVN sở hữu lực lượng vũ trang, xuất hiện hiện tượng: Quân
đội hơi lơ là trong công việc bảo vệ Tổ quốc, để Trung quốc xâm lấn
biên giới, biển, đảo ; làm trái chức năng, tham gia cưỡng chế đầm của
ông Đoàn văn Vươn ở Tiên Lãng chẳng hạn. Công an không giám sát, tham
mưu cho lãnh đạo, để Trung quốc đưa lậu người và hàng ồ ạt vào VN mốt
cách trái phép ; trấn áp không nương tay với dân oan, với dân biểu tình
chống Trung quốc xâm lược, với lực lượng bất đồng chính kiến đấu tranh
bất bạo động.Tệ hại hợn, không ít lần Công an tổ chức và sử dụng cả côn
đồ cùng mình trấn áp lực lượng tay không bị coi là “Những phần tử chống
đối”, “thế lực thù địch”!
Quân đội Nhân dân VN hiện nay được tổ chức theo hình thức “nghĩa vụ
quân sự” với thời gian chỉ 2 năm - tạp binh chớ không phải tinh binh.
Giới lãnh đạo được Đảng ưu ái, ngoài nâng cấp nâng lương, còn cho làm
kinh tế riêng để kiếm thêm chút “cháu bào ngư”, chớ còn lính chỉ đảm bảo
cho nó không đói – có gia đình thăm nuôi tiếp tế thêm. Họ là con em các
tầng lớp nhân dân, từ nhân dân mà ra, được nhân dân góp tiền nuôi và
trang bị vũ khí, phương tiện…Họ là con người có đủ trí khôn, lẽ nào trở
thành kẻ vong ân bạc nghĩa đối với Nhân dân?
Công an thì khác, nhân sự được lựa chọn kỹ càng, cốt cán đa phần là
dòng tộc của giới cầm quyền, được cưng như trứng mỏng, nâng cấp nâng
lương vô tội vạ, lực lượng đông như kiến cỏ, sĩ quan nghều đầu, trở
thành như những hung thần trên mọi nẻo đường đất nước. Mọi hành động của
họ thể hiện “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”. Có lẽ do vậy, người ta xầm xì: “Công an vì Đảng quên Dân, vì Thân phục vụ”.
Dưới thể chế Dân chủ, Đa nguyên Chính trị, do Pháp Luật và Nhân dân
chế ngự, đảng phái chình trị đấu tranh nghị trường, có thể có xung đột
bằng miệng chớ không xung đột bằng phương tiện. Dưới thể chế độc tài
ngoài xung đột miệng, không loại trừ xung đột phương tiện – nội chiến.
Nói gì thì nói, Quân đội luôn đóng vai trò quyết định, thế thường, nếu có nội chiến, diển theo 4 kịch bản:
- Nếu Quân đội đứng về Giới đương quyền thì thể chế ấy được giữ vững.
- Nếu Quân đội đứng về phía đối lập chống lại Giới đương quyền thì thể chế nầy phải thay đổi.
- Nếu Quân đội ngã cả hai bên thì bất hạnh – sẽ có mùi tanh của máu và mùi thước súng.
- Nếu Quân đội xác định rõ trách nhiệm của mình là “đối ngoại”, không can dự “đối nội”, làm ngơ
như các nước Cộng sản Đông Âu vào giữa thập kỷ 1980-1990 thì tuyệt vời,
Quân đội vẫn đường hoàng trong phục trang, cùng toàn thể đón nhận thể
chế Dân chủ Đa nguyên về mọi mặt.
Vụ Tiên Lãng, anh em Đoàn văn Vươn tự vệ giữ của, gây thương tích
cho bộ đội biên phòng. Thế mà trước tòa án, những bộ đội bị thương miễn
tố cho anh em Đoàn văn Vươn là ý gì nếu không phải thấy mình tham gia
cưỡng chế là sai chức trách?
Mang tên “Quân đội Nhân dân”, từ nhân dân mà ra, được nhân dân nuôi dưỡng. Quân đội Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân.
Đến một giới hạn nào đó quá sức chịu đựng, họ sẽ ra tay khử những ai
xâm phạm “vùng cấm” của mình đảm trách cho trọn nghĩa vẹn tình với nước
với dân, phần thắng chắc chắn thuộc về họ?
Tôi không phải chuyên gia quân sự, viết ra những điều nầy theo cảm
nhận, cảm hứng. Tất nhiên là nó đúng với tôi, còn với mọi người thì xin
thỉnh giáo.
10/09/2013
T.T