Jonathan London
Vài ngày sau 2/9/2013 – trong những ngày đầu tiên đánh dấu năm thứ 68 của Việt Nam dưới sự thống trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam – tôi xin chia sẻ vài ý tưởng về lý tưởng, khái niệm hạnh phúc và sự liên quan của nó đối với những trao đổi sôi nổi đang diễn ra ở Viêt Nam hiện nay.
Khác hẳn với những giả định của yêu tố chống cải cách, tôi tin rằng việc chia sẻ những lời phê bình về chính trị, xã hội ở Việt Nam ngày nay chẳng có ý đồ xấu gì cả mà trái lại, lại có đóng góp vào việc xây dựng những nỗ lực nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng trì trệ, nhà nước bị các nhóm lợi ích thao túng.
Hạnh phúc là gì? Đó là một câu hỏi mà ai cũng tự hỏi mình. Và đó là một trong những câu hỏi khó trả lời nhất. Vâng, hạnh phúc có yếu tố chủ quan không thể tách rời được. Thế nhưng, nhiều người cho rằng hạnh phúc cũng có thể được hiểu một cách khác quan. Vậy, nếu thế thì hạnh phúc ở Việt Nam có thể được đánh giá như thế nào?
Hạnh phúc là chủ quan
Hãy cơi quản điểm cho rằng hạnh phúc là chủ quan. Thêo nó, Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý, phản ánh sự hài lòng cá nhân của một người. Chẳng hạn nhiều khi và ngay kể cả trong những văn bản của NNCHXHCNVN, hạnh phúc “được” dịch ra tiếng Anh là “happiness”. Dù tôi không phủ nhận hạnh phúc có thể được hiểu như thế nhưng tôi thấy chưa hài long cho lắm. Có lẽ vì dịch hạnh phúc như thế chúng ta sẽ gặp phải những hạn chế của quan điểm cho rằng hạnh phúc là chủ quan. Chẳng hạn, ai quyết định ai là “hạnh phúc” ai là không? Là quyết định hành chính hay sao?
Hãy để ý những cuộc tranh luận sôi nổi về ý nghĩa của sự hạnh phúc (tức là happiness) trong các lĩnh vực khoa học xã hội và triết học. Chắc hẳn bạn đọc có nghe gì đó về một số điều tra khoa học quy mô lớn, kết luận rằng mức độ hạnh phúc là cao nhất trong một số nước tương đối nghèo, như Philippines chẳng hạn.
Ngược lại, nó thấp nhất ở một số nước giàu có nhất, như Na Uy. Cũng có những người khác đã lấy ý của Rousseau và giả định mức độ hạnh phúc đã hay đang là cao nhất trong những xã hội thời nguyên thủy. Và cuối cùng, nhiều người có quan tâm đến Bhutan, một nước miền núi có chế độ độc đoán và là nơi mà Vua Jigme Singye Wangchuck đã đề ra chỉ số GNH: Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia.
Rõ ràng hạnh phúc (được hiểu như thế này) không chỉ là kết quả của giàu có về vật chất (Thời tiết đẹp cũng có ảnh hưởng mà!). Hình như một yếu tố thiết yếu của hạnh phúc là con người hay cộng đồng có thể thấy những mối quan hệ của mình (trong gia đình, cộng đồng, hay môi trường xã hội của họ) có ý nghĩa. Mặt khác, nếu, dù ở bối cảnh nước giàu hay nghèo, mà không có gì để ăn hay sống trong một bối cảnh hỗn loạn, bạo động, thì làm sao mà hạnh phúc được.
Tôi không phủ nhận hạnh phúc được hiểu là cảm giác có giá trị và ý nghĩa cũng như không bác bỏ khả năng chúng ta có thể so sánh những đánh giá chủ quan về mức độ hạnh phúc được hiểu theo khái niệm happiness. Nhưng vì ý nghĩa của khái niệm này có sự khác biệt ở các nước khác nhau thì chưa chắc những nghiên cứu này có ý nghĩa gì. Tức là ý nghĩa của hạnh phúc có thể khá khác nhau, vi dú, ở Mỹ hay Việt Nam hay các nước Trung Đông. Vấn đề này cũng có thể có trong vòng một văn hóa chứ.
Thực vậy, còn có một tranh cãi lớn và khó lý giải ở đây. Ở một phía có những người cho rằng ý nghĩa của hạnh phúc là tùy theo mỗi một nền văn hóa. Nhưng văn hóa là cái gì? Hành phúc của những người sống ở Hàn Quốc và Bắc Triêu Tiên có khác hay giống? Sau cùng, hạnh phúc được hiểu là “cảm thấy” hạnh phúc cũng quan trọng chứ. Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện.
Hạnh phúc là khách quan
Dù hạnh phúc luôn luôn có yếu tố chủ quan, cũng có nhiều người cho rằng hạnh phúc có thể được hiểu một cách khách quan. Vì thế có lẽ hạnh phúc nên được hiểu là tình trạng hạnh phúc khách quan; tức là “wellbeing”.
Khác so với những người nghĩ rằng hạnh phúc tủy thuộc vào mỗi văn hóa, có người quả quyết rằng chúng ta cũng có thể xác định những nhu cầu thiết yếu cơ bản của con người trên thế giới, từ những gì thuộc về vật chất, tâm lý cho đến tinh thần. Và từ đó, chúng ta có thể hiểu sâu hơn và thậm chí thấu đáo về hạnh phúc, trong đó có hàng loạt nhà kinh tế học như A. Sen, M. Nussbaum, v.v.
Theo quan điểm này, hạnh phúc là ngược lại với khái niệm nghèo khổ. Nếu nghèo được hiểu là sự mất mát những gì cần thiết của con người một cách không tự nguyện thì hạnh phúc có nghĩa là những nhu cầu của con người (gồm có cả vật chất, sức khỏe, tâm lí cũng như tinh thần) đã được đáp ứng. Nhưng nhu cầu cơ bản là cái gì? Mời bạn hãy suy nghĩ ở đây một chút. Ăn no, có nhà ở, có áo âm, có tình yêu và y nghĩa trong mối quan hệ là một trong những sự cần thiết của con người. Cũng có quan điểm cho rằng con người phải có tự do ngôn luận, hội hợp. Phải có giáo dục. Chưa thấy ai nói con người phải có loa ở mỗi góc phố.
Như vậy hạnh phúc, theo quan điểm khác quan, là một khái niệm toàn thể chứ không tùy theo từng nền văn hóa khác nhau. Và nếu thế thì chúng ta có thể đánh giá mức độ hạnh phúc theo một số tiêu chuẩn quốc tế. Những nhà khoa học và nhà phân tích chính sách có đo lường hạnh phúc qua các phương pháp thống kê và định tính. Đối với những chuyên gia, ở đây không có gì mới mẻ.
Hạnh phúc và nền chính trị-kinh tế của Việt Nam
Như ai biết, trong 20 năm qua, mức sống ở Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều, dù từ một mức độ cực thấp và dù trong những năm gần đây tiến bộ chậm hơn trong khi khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp khác nhau càng rõ nét hơn bao giờ hết. Chính tôi đã viết nhiều bài khoa học về những tiến bộ này. Tôi không hề coi nhẹ những cải thiện trong đời sống của dân ViệtNam.
Tin vui là dân Việt Nam, dù một tỷ lệ không nhỏ vẫn phải chịu khổ, đã có tiến bộ đáng kể về mức sống. Tôi cũng như rất nhiều nhà phân tích khác đã hoan nghênh những thành quả quan trọng của Việt Nam do tăng trưởng kinh tế và một số chính sách của nhà nước Việt Nam. Tôi hoàn toàn chấp nhận nhiều thành công là do đường lối của ĐCSVN là khá tốt đối với nhiều vấn đề xã hội.
Tất nhiên, ai cũng biết là còn nhiều việc phải làm và những vấn đề mà Nhà Nước Việt Nam đang đối phó không hề đơn giản đâu. Và đó chính là lý do tại sao chúng ta nên ủng hộ phong trào cải cách sâu rộng đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện này. Chính những ràng buộc đang hạn chế sự phát triển mạnh, điển hình như việc đến bây giờ dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng những quyền tự do cơ bản, như tự do ngôn luân, tự do hội họp, tự do báo chí hay tự do tôn giáo.
Những cái mà Việt Nam cần nhất là một nhà nước minh bạch hơn, có trách nghiệm giải trình hơn, có những chính sách hiệu quả hơn. Nhưng, hiện này người Việt Nam vẫn sống trong một xã hội thiếu minh bạch nghiêm trọng và không có cơ chế nào để đảm bảo trách nhiệm giải trình, bảo đảm những quyền cở bản của họ.
Tôi hỏi, khi nhà nước dồn những nguồn lực khổng lồ vào việc ngăn chặn sự thể hiện các quan điểm ôn hòa, và đẩy những người bất đồng chính kiến vào tình cảnh bị đe dọa và đối xử tàn tệ, hạnh phúc thật sự nghĩa là gì?
Tất cả người Việt Nam đều hy vọng rằng năm tới, người dân Việt Nam sẽ hạnh phúc hơn. Điều đó đòi hỏi một trật tự xã hội dân chủ và minh bạch đối với nhân dân Việt Nam, một nhà nước thực sự có uy quyền chính đáng không tranh cãi được
Việt Nam có độc lập nhưng người dân chưa thực sự tự do. Họ cững chưa sống dưới một nhà nước có uy quyền chính đáng không tranh cãi được. Thế thì rất khó để giả định có hạnh phúc về cả quan điểm chủ quan hay khác quan.
Tôi tin rằng Việt Nam đã bước vào một thời kỳ mới. Hôm này có nhiều người trong và ngoài bộ máy đang đấu tranh cho một xã hội, một chế độ đa nguyên hơn, dân chủ hơn. Về hạnh phúc thì sao? Tất nhiên trong những năm tới Việt Nam sẽ có tăng trưởng kinh tế khá. Nhưng tăng trưởng kinh tế, dù cần thiết, không đủ để bảo đảm hạnh phúc nêu người dân không được hưởng những tự do cở bản.
JL