Tô Văn Trường
Kính gửi: Anh Nguyễn Trung
Nhiều người “Suy ngẫm về thời cuộc” nhưng cất công sưu tầm khối lượng
thông tin tư liệu đồ sộ, phân tích đánh giá một cách bài bản, khách
quan như Anh Trung vẫn là của hiếm, rất đáng trân trọng.
Bổ sung một số đặc điểm chung
Bài viết nên bổ sung, một số nước đang thực thi và áp đặt chính sách
bá quyền, bành trướng của mình lên toàn thế giới. Do đó, này sinh hai
mâu thuẫn chủ yếu. Một là mâu thuẫn giữa các cường quốc để mở rộng phạm
vi ảnh hưởng của mình, chiếm vị trí siêu cường (vì khó có khả năng dành
độc quyền). Hai là mâu thuẫn giữa các nước khác với các cường quốc đó
nhằm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mình. Nói cách khác,
tuy Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ phi thực dân hóa,
nhưng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vẫn phải được tiếp tục dưới
những hình thức mới, thủ đoạn mới.
Cuộc chiến tranh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN, trước đây được gọi
là chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh này dường như được coi là kết thúc
khi các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Thế nhưng cuộc chiến tranh
về ý thức hệ để thực hiện cuộc cách mạng xã hội nhằm thay thế chế độ xã
hội TBCN bằng một chế độ xã hội mới vẫn đang tiếp diễn dưới nhiều hình
thức khác nhau. Cuộc chiến tranh này vẫn có quan hệ trực tiếp với cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc.
Mỹ, Trrung Quốc (và có thể còn phải nói đến 1 số cường quốc khác) đã
điều chỉnh các chính sách, thủ đoạn mới cho phù hợp với điều kiện phát
triển mới của thế giới, trước sự đấu tranh trên các bình diện như đã nói
ở trên. Nếu Anh Trung làm rõ được sự điều chỉnh, phân tích sâu hơn đặc
điểm của các chính sách, thủ đoạn mới này thì bài viết càng có “sức
nặng” hơn.
Một số vị lãnh đạo và cơ quan tuyên giáo hay dùng thuật ngữ thủ đoạn
“diễn biến hòa bình”. Đây không chỉ là thủ đoạn của riêng Mỹ mà cả Trung
Quốc cũng áp dụng. Theo nhiều người đánh giá, thủ đoạn diễn biến hòa
bình của Trung Quốc có phần tinh vi và thâm độc hơn của Mỹ vì bản thân
Trung Quốc đã có hàng nghìn năm kinh nghiệm trên lĩnh vực này.
Không phải Trung Quốc là nước theo chủ nghĩa dân tộc đại Hán mà phải
nói chính xác hơn là lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã từ chỗ
đứng trên lập trường của giai cấp công nhân chuyển sang lập trường của
chủ nghĩa dân tộc đại Hán với sự pha trộn của chủ nghĩa tư bản. Sự
chuyển dịch này bắt đầu khởi phát từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc thực
hiện giải phóng lục địa, dành chính quyền và thành lập nước Trung Hoa
như hiện nay. Nước VN đã bắt đầu chịu tác động của chủ nghĩa dân tộc đại
Hán này ngay tại Hội nghị Giơ ne vơ. Tiếp sau đó, ngay từ 1954, chúng
ta đã đứng trước thủ đoạn mua móng chân con Trâu, mua rễ cây hồi, đặt vị
trí nối tiếp đường ray từ TQ sang VN lấn xâu vào lãnh thổ VN vv.... Thế
giới chứng kiến tác động của chủ nghĩa dân tộc đại Hán với việc tranh
chấp quyền lãnh đạo cách mạng giữa LX với TQ qua câu gió đông thổi bạt
gió tây.
Mô hình CNXH kiểu Trung Quốc là mô hình nào ? Phải chăng đó là mô
hình phản động của CHXN phong kiến đại Hán, kết hợp với mô hình bảo thủ
của CNXH tư sản (Xin coi thêm Phần III của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
nói về các mô hình khác nhau của CNXH) . Từ đó đặt câu hổi :
- Mô hình CNXH của Liên Xô có thực chất là mô hình CNXH
khoa học của Mác-Ăng ghen được V.I.Lê nin, J.Sta lin vận dụng vào điều
kiện của LX không hay đó cũng còn là sự pha táp giữa mô hình CNXH khoa
học với mô hình CNXH khác được nêu tại Tuyên ngôn ?
- Tại VN, chúng ta thực hiện quá độ lên CNXH có phải là vận
dựng CNXH khoa học của Mác Ăng ghen vào điều kiện của VN không hay là
có sự pha trộn của các CNXH khác. Có ý kiến cho rằng có thể có sự pha
trôn của mô hình phản động của CNXH tiểu tư sản (xin coi thêm Văn kiện
ĐH VI nói về khuynh hướng tư tưởng tiểu tư sản tả khuynh và hữu khuynh
dẫn đến các sai lầm nghiêm trọng kéo dài từ 1954 đến ĐH VI).
Từ sau ĐH VI, chúng ta thực hiện đổi mới để khắc phục những sai lầm
nghiêm trọng kéo dài nên đã có những thành công nhất định. Thế nhưng bên
cạnh đó, chúng ta vẫn mắc phải không ít sai lầm nghiêm trọng và kéo dài
mới, được các ĐH từ ĐH VII đến ĐH XI liên tục đề cập.
Nếu anh Trung làm rõ hơn được nguyên nhân dẫn đến những sai lầm
nghiêm trọng, kéo dài từ ĐH VI đến nay, gây nhiều bức xúc trong nhân
dân, dẫn đến sự phát triển không đồng thuận trong xã hội, đến tình hình
vai trò lãnh đạo của Đảng bị giảm sút, chưa có bao giờ người dân coi
thường lãnh đạo như ngày nay thì bài viết càng có giá trị hơn.
Nhận xét riêng
Nhìn chung, tôi tán thành quan điểm đánh giá của GS Pham Gia Khai
nhưng không hiểu ý kiến về "điều kiện được tạo ra từ bên ngoài" là gì?
Dẫu biết rằng nếu không có sự hy sinh lợi ích nhóm, vì lợi ích quốc gia,
thì tự lột xác là điều không tưởng. Kinh tế "hấp hối" nhưng không chết,
điều này cũng đúng cho cơ chế chính trị hiện nay vì nhóm lợi ích, mà
người ta kéo dài sự hấp hối của một thể chế, chứ đừng mong họ tự lột
xác.
Tuy nhiên, chúng ta đều rõ nếu sự vật không tự thân vận động thì làm
gì có chuyển hóa?. Quy luật của biến dịch là chất bị dồn nén đến một
ngưỡng nào đó sẽ biến đổi thành lượng.
Ở một cá nhân nào đó, ngưỡng đó xuất hiện sớm hơn, họ trở thành người
đi tiên phong và thường là những nạn nhân hy sinh, lót đường cho bánh
xe lịch sử tiến lên. Những hy sinh đó không phải là vô ích mà là những
đóng góp cho thời đại, tích góp lại để cho toàn xã hội đạt đến một
ngưỡng chung. Khi đó sẽ diễn ra quy luật "Vật cùng tắc biến".
Bao nhiêu năm qua Đảng CS đã xây dựng một hệ thống chính trị, trong đó giới lãnh đạo, công chức và cả người dân "Vừa là cai tù vừa là tù nhân" hoặc "Vừa là tù nhân vừa là cai tù", cho nên việc thay đổi, chuyển hóa được nó là rât khó.
Bao nhiêu năm qua Đảng CS đã xây dựng một hệ thống chính trị, trong đó giới lãnh đạo, công chức và cả người dân "Vừa là cai tù vừa là tù nhân" hoặc "Vừa là tù nhân vừa là cai tù", cho nên việc thay đổi, chuyển hóa được nó là rât khó.
Tuy nhiên thời đại thông tin, với vai trò tiên phong của trí thức, sẽ
giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa đó nhanh hơn, và quan trọng hơn, đó
là một quá trình không thể cưỡng lại được.
Đi tìm chân lý
Nhiều người dân tự hỏi tại sao VN, một nước nghèo chịu bao đau thương
mất mát trong chiến tranh, hòa bình đã thông nhất đã 38 năm mà cứ tụt
hậu về mọi mặt, lại cứ thích loay hoay mò mẫm tìm mô hình phát triển
chẳng khác gì đem đất nước, dân tộc ta ra làm con “chuột bạch khốn
cùng”!
Viết đến đây, tôi nhớ câu chuyện phiếm “đi tìm chân lý” của người bạn
(AITAA) kể rằng: Một anh ngủ mê đến nỗi anh em bạn đùa, cạo trọc đầu,
khiêng bỏ vào chùa, vẫn không hay biết gì cả. Khi tỉnh dậy, anh ta thấy
mình nằm trong chùa. Sờ tay lên đầu, thấy đầu trọc lóc, liền nghi ngờ
không biết có phải mình hay là sư! Ngồi thừ ra một hồi lâu, anh ta tự
nhủ: "Cứ về nhà thì biết. Hễ là ta, thì chó không cắn, mà là sư, tất nó
phải cắn!". Về đến nhà, con chó thấy đầu anh ta trọc lóc, khác ngày
thường, xô ra cắn. Anh ta nghĩ bụng: "Thế là không phải mình rồi." Liền
bỏ nhà đi biệt!.
Vì bận công việc chuyên môn, tranh thủ viết nhanh ít dòng chia sẻ với Anh Trung và các anh chị.
Kính
Tô Văn Trường
Bài viết của NT:Nguyễn Trung: Suy ngẫm về thời cuộc