Nguyễn Văn Thạnh
1. Con người và chiến tranh:
Trong lịch sử tồn tại của loài người, dân tộc nào cũng thấm đẫm nước
mắt vì chiến tranh. Với dân tộc Việt Nam chúng ta, nước mắt chiến tranh
còn thấm đẫm hơn nhiều. Nếu lấy mốc lịch sử 2.000 năm thì chúng ta trải
qua 1096 năm chiến tranh.
Gần như định mệnh của loài người là chiến tranh. Càng văn minh con
người càng tiến hành những cuộc chiến tranh tiêu diệt nhau kinh hoàng.
Chiến tranh là tình trạng khủng khiếp nhất của xã hội loài người.
Tình trạng mà con người buộc phải giết nhau. Chỉ trong chiến tranh, hành
vi giết người sẽ không bị trừng phạt, người ta buộc phải giết hoặc bị
giết và người ta đã giết người ở số lượng lớn và cực lớn. Chiến tranh là
trạng thái mà nhu cầu sinh tồn con người buộc phải đẩy đến đỉnh cao;
lòng thương người, tiếng nói của lương tri sẽ bị át bởi tiếng nổ ầm ầm
của bom đạn, tên lửa, mìn,….
Con người luôn mơ tưởng về hòa mình, mong muốn nền hòa bình ngự trị
mãi mãi nhưng cho đến nay chiến tranh vẫn không ngừng nổ ra đâu đó trên
trái đất tươi đẹp này.
Để nổ một cuộc chiến tranh, có nhiều nguyên nhân lớn nhỏ khác nhau
thúc đẩy. Trong bài viết nhỏ này, tôi không tham vọng liệt kê, phân tích
tìm hiểu hết các nguyên nhân đưa đến chiến tranh. Tôi mong cùng đọc giả
lạm bàn về hai nguyên nhân mà tôi cho rằng rất quan trọng đưa đến chiến
tranh.
2. Niềm tin mù quáng:
Điểm lại lịch sử, ta thấy không biết bao nhiêu cuộc chiến được khơi
nguồn và duy trì vì nguyên nhân là niềm tin mù quáng. Từ những cuộc
chiến tranh do niềm tin mù quáng vào các thế lực thánh thần (chiến tranh
tôn giáo) đến chiến tranh do các bậc đế vương phát động mà ở đó người
chiến binh có niềm tin mù quáng vào lòng trung thành với thiên tử. Loại
này nhiều vô kể ở khắp đông tây. Tiêu biểu nhất là các cuộc thập tự chinh và chiến tranh thế giới thứ 2 với niềm tin vào thiên hoàng của lính Nhật.
Cho đến ngày nay, dù là thế kỷ 21 với niềm văn minh rực rỡ huy hoàng
tỏa sáng khắp địa cầu nhưng niềm tin mù quáng còn châm ngòi cho các cuộc
đánh bom khủng bố liều chết khắp nơi. Kẻ mang bom có niềm tin rằng mình
đang tử vì đạo, được hạnh phúc sung sướng khi lên thiên đường.
Nghĩ về những chiến binh khủng bố với niềm tin mù quáng của họ thật là ngao ngán và lo sợ.
Nghĩ về dân tộc, đất nước mình, tôi giật mình về niềm tin mù quáng.
Có một thời mà dân tộc tôi đã mù quáng tin vào một loại chủ nghĩa với niềm tin sâu sắc rằng sẽ đưa họ đến thiên đường “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Niềm tin đó đã đưa dân tôi đến mức lụn bại phải ăn thứ mà heo ăn là bobo thay cơm, số người thà chết để bỏ nước ra đi lên đến hàng triệu, sau một cuộc chiến kinh hoàng.
Có một thời mà dân tộc tôi đã mù quáng tin vào một loại chủ nghĩa với niềm tin sâu sắc rằng sẽ đưa họ đến thiên đường “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Niềm tin đó đã đưa dân tôi đến mức lụn bại phải ăn thứ mà heo ăn là bobo thay cơm, số người thà chết để bỏ nước ra đi lên đến hàng triệu, sau một cuộc chiến kinh hoàng.
Lụn bại đến thế nhưng dân tộc tôi vẫn chưa ngộ ra, ngày nay thỉnh
thoảng đâu đó trên các phương tiện truyền thông báo chí, không ít người
với học hàm học vị xem như tinh hoa của dân tôc lại kêu gào tuyệt đối
tin tưởng vào đường lối này, chủ nghĩa nọ hay đảng phái kia.
Kêu gọi niềm tin mù quáng khác gì mời gọi chiến tranh và đói nghèo!
3. Lòng tham mù quáng
Từ hàng ngàn năm, nhân loại đã nhận diện ra chính lòng tham đưa con
người đến đau khổ. Nhiều chủ thuyết tôn giáo, nhiều bậc vĩ nhân đưa ra
các loại đạo, triết lý sống với chủ đích khuyên con người: khống chế
lòng tham, diệt dục, xa lánh bụi trần,… để xã hội tốt đẹp nhưng nào có
được như ý.
Con người có lòng tham, đó là bản năng gốc, là thuộc tính con người,
không bao giờ hủy diệt được trừ khi diệt hết loài người. Theo tôi có hai
loại lòng tham: lòng tham chính đáng và lòng tham mù quáng.
Lòng tham chính đáng là lòng tham đưa con người tìm kiếm sự thỏa mãn
cho mình mà không làm hại người khác, làm hại xã hội. Lòng tham này thúc
đẩy con người phát triển và mang lại lợi ích cho xã hội. Ví dụ để có
tiền làm giàu tôi chịu khó học hàng đàng hoàng rồi lập công ty, cung ứng
ra thị trường sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nhờ phục
phục tốt, làm hài lòng khách hàng mà tôi có lợi nhuận và trở nên giàu
có.
Lòng tham mù quáng là lòng tham dẫn dắt con người thỏa mãn nhu cầu
của mình mà gây hại người khác, gây hại xã hội. Ví dụ tôi là chủ một
doanh nghiệp chuyên cung ứng vật tư cho một doanh nghiệp nhà nước
(vinashine chẳng hạn). Sự giàu có của tôi nhờ các hợp đồng béo bở mang
lại và tôi dùng một số lợi nhuận kiếm được để hối lộ nhằm giữ mối làm
ăn. Vì giàu có bằng cách này nên tôi chống lại các ý kiến nhằm cải cách
nền kinh tế (điều mà hiện nay là các loại tái) dù nền kinh tế cả nước
suy sụp, dân đói khổ, lầm than.
Quyền lực là một công cụ sinh lợi - có quyền là có tiền - do vậy
nhiều kẻ tham quyền cố vị đến cùng để hưởng lợi và bảo vệ lợi ích. Đây
cũng là một loại lòng tham mù quáng.
Chính lòng tham mù quáng của giới doanh nhân cánh hẩu và chính trị
gia độc tài đã đưa không biết bao nhiêu dân tộc vào đường lửa đạn điêu
linh.
Dù có tài ngụy biện như thần, đổ vấy chiến tranh cho thế lực này, thế
lực kia nhưng làm sao che mắt thiên hạ trong khi khư khư giữ lấy quyền
lực trong hàng 30-40 năm ở các nước Arap như: Tunisia, Libi, Ai Cập,
Syri,… mà mang lại phúc lành cho dân được?
Lòng tham mù quáng đưa đến sự nô dịch và bịt miệng đối thoại ôn hòa
thì chỉ có chiến tranh mới giải quyết được. Đó là qui luật tất yếu.
Đứng giữa đất trời thủ đô Hà Nội, tôi thấy lòng tham mù quáng chi phối dân tộc tôi quá nhiều, nó hiện diện nơi nơi. Nó là một quyền lực ngầm chi phối vận hành đất nước này ở rất nhiều mặt.
Đứng giữa đất trời thủ đô Hà Nội, tôi thấy lòng tham mù quáng chi phối dân tộc tôi quá nhiều, nó hiện diện nơi nơi. Nó là một quyền lực ngầm chi phối vận hành đất nước này ở rất nhiều mặt.
Hãy nhìn dòng xe nườm nợp đi chúc mừng mỗi dịp tết nhất, lễ lộc, tiệc
tùng, cưới xin thì bạn sẽ thấy quyền năng của lòng tham mù quáng ở xứ
sở này.
4. Nỗi lòng của tôi
Tôi sinh 1982 nhưng bố lại khai 1983, lớn lên, tôi hỏi bố vì sao lại
khai nhỏ đi, bố bảo để khi lớn con có đi lính thì cũng lớn hơn thiên hạ
một tuổi; trước một năm, khôn một năm thì đỡ chết. Những năm tôi sinh
ra, chiến trường Campuchia nóng bỏng, không biết bao thanh niên lên
đường rồi trở về trong bao nilon căn phồng (xác chết được bỏ vào túi
nilon cột lại). Câu chuyện đau lòng đó tôi nghe người dân quê tôi kể
không biết bao nhiêu lần với nỗi sợ khiếp đảm của chiến tranh.
Bố mẹ nào cũng mong muốn con cái có tương lai tốt nhất, không bố mẹ
nào muốn chiến tranh nổ ra để rồi con cái phải ra chiến trường. Chúng ta
khôn trong cái khôn lẻ sẽ không tránh được cái đại họa chung.
Chúng ta không muốn chiến tranh, để chiến tranh không xảy ra, chúng
ta cần chống lại những bạn hữu tốt của chiến tranh. Niềm tin mù quáng và
lòng tham mù quáng là hai bạn hữu vô cùng tốt của chiến tranh. Chúng ta
cần chống lại nó quyết liệt ngay từ hôm nay để phòng ngừa tai họa cho
chính mình và hậu họa khôn lường cho con cháu mai sau.
Thời gian rồi, về quê thăm nhà, đi qua tỉnh Quảng Ngãi, tôi thấy xe
nhà binh rần rần kéo pháo chạy trên đường lộ, tôi lo lắng, nghĩ ngợi về
chiến tranh.
Ngày quốc khánh, viết về chiến tranh sẽ không vui nhưng giá như ngày
quốc khánh này không bị dẫn dắt bỡi niềm tin mù quáng khi xưa và lòng
tham mù quáng hôm nay thì có lẽ dân tộc ta có một ngày quốc khánh trọn
vẹn hơn.