Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Bài chia sẻ trong thánh lễ cầu cho Ls Lê Quốc Quân tối 29/9 tại nhà thờ Thái Hà

TÔI HY VỌNG CÁC BẠN HÃY ĐỌC BÀI CHIA SẼ NÀY, NHẤT LÀ NHỮNG NGƯỜI QUÊ HƯƠNG LUẬT SƯ QUÂN.
CÓ NGƯỜI HỎI, TRONG LÚC NÀY CHÚNG TÔI LÀM ĐƯỢC GÌ ? THƯA CÁC BẠN CHỈ CẦN CẦU NGUYỆN VÀ CỐ GẮNG CÓ MẶT TẠI TÒA ÁN HÀ NỘI LÚC 8 GIỜ SÁNG NGÀY MÙNG 2 THÁNG 10. ĐỂ ĐỒNG HÀNH, ĐỒNG CẢM VỚI LUẬT SƯ QUÂN VÀ NHIỀU NGƯỜI. Tòa án xử công khai mọi người có quyền tham gia.
563123_560069210713097_1878804875_n.jpg
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ, quý thân hữu của gia đình luật sư Lê Quốc Quân,
Hôm nay, chúng ta cùng hiện diện nơi đây để cùng nhau dâng thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, một tín hữu công giáo. Ông đang là nạn nhân của những bất công xã hội, của một nền pháp lý được dựng nên để bảo vệ cho một nhóm những người chủ trương “còn đảng còn mình”.

Hồ Ngọc Nhuận: Một mình chống hai chế độ


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
  Nghe bài này
Ông Hồ Ngọc Nhuận một dân biểu đối lập thời Việt Nam Cộng Hòa từng nhiều lần công khai chống chính phủ và cũng là nhân chứng lịch sử trong những ngày cuối cùng của Sài Gòn. Sau năm 1975 ông tham gia vào chế độ mới với cương vị Phó chủ tịch UBMTTQ thành phố. Trong vị trí mới này ông cũng lại tiếp tục chống chế độ khi ủng hộ ý tưởng thành lập Đảng Dân Chủ Xã hội làm đối trọng với Đảng Công sản Việt Nam. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với ông để tìm hiểu tâm tư của một chính trị gia đặc biệt của đất nước, mời quý vị theo dõi.

Mặc Lâm: Theo như chúng tôi được biết khi còn là một dân biểu trong Quốc hội của Việt Nam Cộng Hòa ông từng bị mời nhiều lần để nói chuyện về các hoạt động chống lại chính phủ. Xin ông vui lòng cho biết những buổi nói chuyện ấy như thế nào khi bản thân ông được đặc quyền miễn xâm phạm của một dân biểu vào lúc ấy?

Nai vàng ngơ ngác

Hồ Đình Nghiêm
nguyen_phuong_uyen_4
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Tôi luôn dành cảm tình cho hai người (ngòi) viết. Tiếc thay họ không là nhi nữ (thường tình) để mê mệt thêm. Cả hai đều là đàn ông. Ở trong nước: Người Buôn Gió. Ở nước ngoài: Tưởng Năng Tiến. 

Cảm tình dành cho phận gái (toàn bến đục) thì đếm không xuể, xiêu lòng do bởi đón nghe những khổ luỵ mà họ luôn bị đón đầu, vây khổn, ở vùng đất có tên gọi dài thậm thượt Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.

Sau hơn 38 năm, đất nước đã “sạch bóng quân xâm lược”, thế lực nào ghê gớm hơn đã xâm lược xói mòn làm quê hương khốn đốn tật nguyền hơn cả quá khứ nhọc nhằn đằng đẳng chiến tranh. Người Buôn Gió và Tưởng Năng Tiến vẫn chuyên cần đào xới dấu hỏi ấy. Tôi có cảm tình chất giọng họ chuyển tải lượng thông tin dễ gây sốc gây hoảng kia. Họ phải dằn lòng trấn áp những bức xúc, vượt qua chán ốm để cho trang văn đi sát với trần trụi của sự thật. Đọc, lạnh căm. Run. Giận. Và thở dài. Dài miên man. 

Cậu Ấm Nguyễn văn Thành M.O.I thực dân và M.O.I CS Hà Nội

 Tiếp theo phần trước
Cảnh 1 vùng quê nước Pháp. Ảnh mang tính minh họa
Cảnh 1 vùng quê nước Pháp. Ảnh mang tính minh họa
Ra khỏi Văn phòng tuyển mộ, với thẻ chứng nhận chánh thức Giám thị-Thông ngôn, Cậu Ấm Nguyễn văn Thành thật sự bắt đầu thấy mở ra trước mắt một đời sống mới, tốt xấu, hay dở, chưa biết. Nhưng mặc kệ, miễn thoát ra khỏi cái khung cảnh hiện tại là đủ. Có một điều làm cho Cậu thấy sung sướng là Cô Tình, người từ bấy lâu nay Cậu thầm yêu mà không dám nói ra, khi biết tin Cậu tình nguyện đăng đi Tây, đã gắt lên là « Cậu điên mới làm như vậy » . Theo Cậu Thành, điều đó có nghĩa là Cô Tình cũng đã « để ý » đến Cậu. Chớ không phải vô tình. Mà đúng. Sau này, cô ở vậy đợi ngày Cậu Thành về nước.

Thư mời đến dự phiên tòa công khai của gia đình Ls Lê Quốc Quân

Gia đình chúng tôi xin mời gọi tất cả mọi người cùng đến dự phiên tòa này, nhằm chứng kiến, xem xét và quan sát tất cả những diễn biến của phiên tòa. Chúng tôi mong muốn các cơ quan, cá nhân, nhà báo trong và ngoài nước thực hiện chức năng giám sát, để chấn chỉnh kịp thời những khuất tất, những hành vi vi phạm pháp luật như đã từng vi phạm thời gian qua đối với Ls Lê Quốc Quân.

Vụ xử Lê Quốc Quân: Dữ hay lành?

Phạm Chí Dũng, RFA - 30.9.2013: Nhiều giáo dân đã dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Lê Quốc Quân hồi tháng Bảy

Bất kỳ mức án nào nặng tay hơn khung hình phạt “treo” đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam.

Trước phiên xử ngày 2/10/2013, số phận của luật sư công giáo Lê Quốc Quân nằm trên “một đường mỏng manh”, như cụm từ “a delicate line” mà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã dùng để đặc tả về trạng thái “đi dây” của Hà Nội giữa Bắc Kinh và Washington.

Nếu căn cứ vào vụ việc người em trai của ông Quân là Lê Quốc Quyết bị “an ninh côn đồ” đánh bầm mặt vào những ngày cuối tháng 9/2013, không khó để suy đoán một dấu chỉ chẳng lành đang chờ đợi kẻ phạm nhân bị kín lối bởi bốn bức tường đen đúa.

Khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ: Xem phim Too Big To Fail

Đoàn Hưng Quốc

kinh-te
Nhân nghe cuộc phỏng vấn Cựu Bộ Trưởng Tài Chánh Paul Hansen 5 năm sau cuộc Đại Khủng Hoảng nên tôi tìm xem phim “Too Big To Fail”: đây là một cuốn phim ghi lại các sự kiện trước và sau khi ngân hàng Lehman Brothers lớn hàng thứ 4 trên nước Mỹ khai phá sản vào ngày 15 tháng 09 năm 2008. Dù nhiều chi tiết và hào hứng nhưng người xem vẫn không thể nào hình dung trọn vẹn áp lực đè nặng lên vai của các nhà kinh tế tài chánh vốn phải gánh chịu trách nhiệm trước đất nước bên bờ vực thẳm.

Khán giả cũng khó lòng nhớ rằng tầm ảnh hưởng lên đời sống hàng ngày suýt nữa sẽ còn trầm trọng hơn quá khứ rất nhiều: đành rằng hàng vạn gia đình đã mất nhà mất việc nhưng ít ai biết chỉ trong làn ranh mong manh hàng chục triệu người có thể mất tiền trong các quỹ hưu trí và bảo hiểm, còn hãng xưởng sẽ không có tiền trả lương công nhân. Lời điều trần của cựu  Bộ Trưởng Tài Chánh Paul Hansen cho thấy nỗi ám ảnh kinh hoàng đó, khi ông cho Quốc Hội biết vào cuối tuần rằng nếu chậm trễ đến thứ Hai thì nền kinh tế của Hoa Kỳ sẽ bị hoàn toàn đổ vở (“If we don’t do this now, we won’t have an economy on Monday”).

Lỗi duy nhất

Minh Văn
Tranh biếm họa: Kỳ Văn Cục
Trong một xã hội mà sự gian dối đã trở thành chân lý sống còn để thành đạt, thì việc người ta tự nêu lên khuyết điểm của mình trước xã hội là điều vô cùng khó khăn. Nhất lại là việc các quan chức nêu lên những yếu kém lãnh đạo, mánh mung tham nhũng của họ càng khó hơn mò kim đáy bể. Nhưng rồi với sự lãnh đạo thiên tài của đảng, chúng ta vẫn được chứng kiến điều đó xảy ra. Tấn hài này được gọi là “Phê bình và tự phê bình”, nó được đảng Cộng Sản đặc biệt ưa dùng bởi tính hữu dụng và sự huyễn hoặc có một không hai.
Khi một kẻ nắm quyền hành trong tay thì điều mà người ta sợ nhất là sự lạm quyền. Quyền hành mà bị lạm dụng thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại cho xã hội, ấy là việc tham nhũng lan tràn, ỷ thế hiếp dân, coi thường pháp luật, và nhiều tội ác vi phạm nhân quyền khác. Vậy thì ai là kẻ lạm quyền? Quả là không ai khác ngoài các vị lãnh đạo có địa vị xã hội. Thế thì làm cách nào ngăn ngừa sự lạm quyền để mang lại sự ích nước lợi dân? Ấy là tạo nên các thiết chế xã hội đối trọng để kiểm soát quyền hành của họ.

Cuộc chiến giữa đảng tính, nữ tính và các loại “tính”

Thái Hữu Tình
Vụ công an giở trò đồi bại “sàm sỡ”, chộp ngực nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, tiếp sau vụ công an lột quần nữ blogger Nguyễn Hoàng Vi (để tìm những căn cứ thù địch có thể lật đổ đảng và nhà nước) đã báo hiệu gì về sự lên tay của “thanh kiếm và lá chắn” và sự xuống dốc của nền văn hóa Vô sản?
Ở đây có vấn đề văn hóa, từ văn hóa sinh ra các “tính”. Văn hóa Vô sản được nâng thành “văn hóa Đảng”, cô đọng trong “tính Đảng”, “tính giai cấp ”, cuối cùng kết tinh chính ở “tính... Công an ”, bởi đặc trưng cho ĐCS không gì tốt hơn là lực lượng công an. Thật vậy, công an là tập hợp người duy nhất trong xã hội dám tuyên bố thẳng thừng “công an CHỈ biết còn Đảng còn mình” (chỉ biết nghĩa là ngoài ra không cần biết gì khác). Khẩu hiệu ấy cho thấy công an là hiện thân của ĐCS ở dạng rút gọn, tinh khiết, đậm đặc, không pha trộn, trong đó bao gồm cả cảnh sát, an ninh, và thêm một số nhỏ trong lực lượng bảo vệ, dân phòng, vì thế nhân dân luôn coi bàn tay công an là bàn tay của đảng, đại diện cho “tính Đảng”, và mỗi công an cũng không thể quên được điều này. Nay bàn tay của “tính Đảng” ấy lại nhân danh “thi hành công vụ” để lột quần áo và sờ soạng phụ nữ thì nó biến thành “tính” gì? Thưa đó là “tính Thú” hay “tính Côn đồ”! Thử hỏi vì sao từ “tính” nọ lại biến thành “tính” kia một cách dễ dàng và ngang nhiên như vậy?

Làm sao để Việt Nam trở nên giàu mạnh?

Tuân Phạm

Một quốc gia muốn giàu mạnh đòi hỏi phải có những nguồn lực để phát triển. Và khi nói về nguồn lực của một quốc gia thì có rất nhiều yếu tố như con người, điều kiện tự nhiên, tỷ lệ dân số, dân trí, phong tục tập quán,… Nhưng cái gốc quan trọng nhất vẫn là con người. Tại sao Nhật bản bị tàn phá sau chiến tranh có thể khôi phục và phát triển thịnh vượng dù là một quốc gia nghèo tài nguyên? Tại sao Singapore trở nên giàu có trong khi chỉ là một tiểu quốc nhỏ bé? Tại sao nước Mỹ với vô vàn các chủng người khắp nơi trên thế giới sinh sống nhưng vẫn thống nhất, hòa hợp? Tại sao Bắc Hàn và Nam Hàn cùng là một dân tộc nhưng tại sao lại khác nhau như bầu trời và vực thẳm? Tất cả chỉ có một câu trả lời “con người”.
Vậy làm sao để có được những con người tốt cho xã hội?
Muốn có con người tốt, giỏi thì cần phải có hệ thống giáo dục tốt.
Vậy làm sao có hệ thống giáo dục tốt?
Cần có những người quản lý giáo dục tốt.
Vậy làm sao để có được những người quản lý tốt?
Cần có môi trường cạnh tranh công bằng để tìm được người giỏi.
Vậy làm sao để có môi trường cạnh tranh công bằng?
Cần có tranh cử tự do và bầu cử tự do.

Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên


Ngày 18/7/2013, Tuyên bố 258 ra đời với chữ ký của hơn 100 blogger Việt Nam công khai danh tính. Trong thời gian ngắn ngủi này, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông.
Những việc làm này nhằm để vận động:
- Nhà nước Việt Nam xem xét việc hủy bỏ Điều 258 của Bộ luật Hình sự để chứng tỏ cam kết và đóng góp của mình cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền;
- Các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thúc đẩy Nhà nước Việt Nam thực hiện điều trên trong thời gian vận động tranh cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
- Nhà nước Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền để Việt Nam có thể là một ứng cử viên xứng đáng, tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của Nhà nước Việt Nam. Việc bãi bỏ Điều 258 phải là một trong các cam kết đó.

5 trụ cột của xã hội dân sự - việc cần làm ngay tại Việt Nam

Nguyễn Thanh Dòng

Tôi đến YangGon – Myanmar những ngày đầu tháng 9/2013 trong một chuyến thăm các thành phố lớn cổ kính và nổi tiếng với hàng ngàn ngôi chùa, cùng phong cảnh và người dân hiền lành đáng yêu. Đất nước vẫn còn nguyên vẹn dấu vết của một thời độc đoán, độc tài và khép kín, nhưng giờ đã thực sự tắm rửa từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đã khoác vào mình tấm áo cơ chế mới đẹp và rất hoành tráng bởi những cơ sở vật chất hạ tầng đường sá, hải cảng tầm cỡ quốc tế. Myanmar cổ kính, xinh đẹp và thật hiền hậu, khi du khách và các nhà đầu tư toàn thế giới đổ vào đây, coi đây là mỏ vàng cuối cùng của Châu Á, là nàng tiên ngủ say trong rừng giờ chuẩn bị tỉnh giấc. Và Việt Nam ta, con rồng xưa của Châu Á làm được gì, khi mà cơ chế ta đang vận hành thực sự lạc hậu và lỗi hệ thống?
Thiết nghĩ văn minh nhân loại là tài sản chung của tất cả chúng ta và chắc chắn không của riêng quốc gia nào. Do đó chọn mô thức, thể chế tối ưu nhất của loài người để áp dụng vào quốc gia mình, đất nước mình, làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” là mệnh lệnh thời đại là việc của Lãnh đạo cao cấp đất nước phải thực thi.
Không làm điều đó chính Lãnh đạo là người có tội với dân, với nước. Tôi nhắc lại: Có tội chứ không phải có lỗi. Mà hành vi có tội thì có thể bị án treo cho đến án tử hình.
Đến thời điểm này – Xã hội dân sự Việt Nam nên được xây dựng bằng những trụ cột cơ bản sau:

Nụ cười và nắm đấm

Đào Tuấn
Có sự cùng quẫn giống như một sự oan ức. Có cái tâm con người bị xáo trộn. Có một sợi dây đàn đang căng như những bức xúc xã hội
Một người đàn ông mù đứng trên bờ dòng sông lười tại một công viên nước. Và… vạch quần, tiểu vào những người đang thư thả nằm phao trôi ra từ đường hầm.
Đây là một trong những trò kinh điển của loạt chương trình hài Just For Laughs Gags nổi tiếng trên toàn thế giới.
Những “nạn nhân Canada” đã khó chịu không che dấu. Và họ phản ứng bằng cách la hét (để cảnh báo), ngã lộn xuống nước (vì tránh), hay nhảy lên bờ để “nói chuyện phải quấy”, tất nhiên, cũng chỉ nói bằng…mồm.
Nhắc lại, Just For Laughs Gags là chương trình hài được làm theo kiểu giấu camera, làm trò ngớ ngẩn để đối tượng không nghi ngờ và chộp những phản ứng hoàn toàn tự nhiên của họ.

Albert Einstein: Bàn về Tự do

Albert Einstein
Phiên, thành viên Dân Luận chuyển ngữ
Albert Einstein (1879-1955) là một nhà vật lý nổi tiếng, các công trình khoa học của ông đã cách mạng hóa thế giới quan vật lý. Albert Einstein được coi là biểu tượng hoàn thiện của một nhà nghiên cứu và một thiên tài. Hơn nữa, bên ngoài thế giới chuyên môn khoa học, ông cũng đã tận dụng sự nổi tiếng phi thường của mình trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và cho hòa bình.
Muốn thảo luận về việc đánh giá các giá trị nền tàng, tôi biết đó là một công việc vô vọng. Ví dụ, chẳng hạn có một ai đó đã tự cho mình có nhiệm vụ phải xóa bỏ một giống người nào đó khỏi mặt đất, thì không thể nào có thể bác bỏ quan điểm của nó bằng những lập luận hợp lý. Nhưng nếu có được sự thống nhất với nhau về một số nhiệm vụ và giá trị, thì lúc này người ta có thể hoàn toàn nói chuyện với nhau về phương tiện dùng để đạt đến được những mục đích đó. Vì vậy, chúng ta hãy giả sử rằng có hai mục đích, mà tất cả những ai đọc những dòng này, có thể sẽ đồng ý.

Bão tố nổi lên rồi!

TS Trần Nhơn
danluan_d00144.jpg
Một thời Đảng cuốn hút hồn tôi,
Đảng ấy dường như biến mất rồi!?
Dân chủ, tự do dìm xuống vực,
Độc tài toàn trị phất lên ngôi.
Con cừu, cháu thỏ tranh tài lộc,

Nghe "Thông điệp xanh" của Thủ tướng ta tại LHQ, vừa vui vừa chưa vui

Nguyễn Mộng Hoài
Mấy ngày cuối tháng 9 này, trên hai cái Đài lớn của đất nước nói đến nhiều vấn đề đối nội, đối ngoại. Trong đó có lẽ ấn tương nhất là bài Phát biểu có tính chất Thông điệp của Chính phủ ta, do Thủ tướng ta trình bầy tại phiên họp lần thứ 68 Đại hội đồng LHQ hôm thứ sáu 27-9 vừa qua. Tôi theo dõi không bỏ sót một chữ "Thông điệp" này của vị Thủ tướng và càng nghe lại càng thấy lòng mình phấn chấn rộn rã niềm vui.
Một ông bạn già cùng tôi theo dõi Đài đã vỗ đùi thốt lên : "Hay, hay lắm ! Việt Nam mình nói giỏi lắm ! Trong nước đã nói giỏi, nay ở một diễn đàn lớn nhất thế giới có đại diên hàng trăm nước thành viên LHQ, lại càng giỏi ! Mấy cha thư ký, chuyên viên giúp việc Thủ tướng đã chuẩn bị bản "Thông điệp" rất hay ! Ông thủ tướng đọc cũng hùng hồn, nghe cũng được.
Thôi, không cần phải "khen phò mã tốt áo nữa", Nghe mấy cụ hưu trí khen và vui, tôi lại thấy buồn buồn. Buồn vì chưa thấy bài "Thông điệp" của Thủ tướng có phản ảnh đầy đủ, toàn diện và "chiến lược" về tình hình đất nước Việt Nam trong vài thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 này. Mọi sự diễn ra về tất cả các mặt đối với đất nước và con người Việt Nam đều làm cho "bọn già" chúng tôi suy nghĩ mông lung.

Cơn ác mộng

Thùy Linh
Cầu Nhật Tân (vốn ODA)
Thường thường mỗi lần từ Hải Phòng lên Hà Nội làm việc, sau khi công việc xong xuôi Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường Tạ Quang Thắng hay gọi tôi đi uống cà phê sau đó mới về lại Hải Phòng. Lần này anh Thắng chọn một quán cà phê tương đối vắng vẻ ở đường Trần Hưng Đạo. Tôi đến nơi đã thấy anh đang cầm cái thìa khuấy chậm rãi vào li cà phê sữa nóng. Nét mặt anh tỏ vẻ trầm tư.
Tôi bắt tay Tông giám đốc Tạ Quang Thắng, hỏi:
-Chắc công việc có chuyện gì trục trặc rồi phải không?
Anh Thắng bảo:
-Không có chuyện gì. Ngồi chờ anh và ngẫm chuyện thời thế, thế thôi.
Tôi ngồi xuống và nói với anh:
-Thời thế lúc nào mà chẳng rối như mớ bòng bong ngẫm làm gì cho mệt.
-Cũng muốn thế lắm anh ạ. Nhưng không nói ra thấy lương tâm của mình cắn rứt thế nào ấy. Này, anh có bao giờ gặp ác mộng chưa?

Đâu chỉ chuyện thay tên nước?

Võ Văn Tạo
Theo blog Quê Choa
Chuyện tên nước
Tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 28-9, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng nói: “Có ý kiến muốn lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân vẫn chọn tên nước là Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Theo Tổng Bí thư Trọng, giữ tên nước như hiện nay để “phòng bên ngoài, thế lực xấu lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, chứ không phải muốn trở lại với Bác Hồ”(!), và “đây là một bước tiến, vì chúng ta đang đi lên CNXH, chứ không dừng lại ở cách mạng dân tộc dân chủ”, và “chỉ có con đường CNXH mới giải phóng dân ta khỏi ách nô lệ”(?!).
Thật lạ! Chẳng lẽ “vốn liếng tư duy” của một GS-TS từng cầm chịch Hội đồng lý luận quốc gia chỉ sơ sài có vậy.

TIN TỨC CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI NEW YORK

Tập thể người Việt Quốc Gia tại Paris biểu tình chống sự hiện diện của việt gian Nguyễn Tấn Dũng

Tường trình biểu tình chống Nguyễn Tấn Dũng trước Liên HIệp Quốc, New York


Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Tự thi hành quyền công dân

Ngô Nhân Dụng

Ngày 22 Tháng Chín 2013 vừa qua, 130 nhà trí thức ở trong và ngoài nước đã đưa ra một bản “Tuyên bố về thực thi quyền Dân sự và Chính trị.” Một điều được nêu ra là “cần khởi xướng một diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa.” Chắc ai cũng phải đồng ý với sáng kiến này, sẵn sàng ký tên chung, kể cả ông Ðoàn Văn Vươn. Ai cũng mong thay đổi nước ta từ một chế độ độc tài toàn trị sang dân chủ tự do; và chắc ai cũng muốn chỉ đòi hỏi thay đổi một cách ôn hòa, để người Việt không làm đổ máu người Việt.


Nếu có người vào tù hỏi ý kiến, chắc ông Ðoàn Văn Vươn cũng đồng ý ký vào bản tuyên bố này. Mặc dù, đã có lúc ông thấy cứ ôn hòa mãi chẳng đi tới đâu cả nên phải dùng đến chất nổ, chỉ cho nổ chơi thôi, và dùng súng hoa cải bắn vu vơ không có ý định giết ai cả. Bây giờ anh em nhà họ Ðoàn bị tù, các cán bộ mà ông tranh đấu ôn hòa mãi không ăn thua gì thì họ đã được thăng quan tiến chức. Nhưng chắc nếu được coi bản Tuyên bố về Thực thi quyền Dân sự và Chính trị thì ông Vươn cũng sẵn sàng ký.

Ai là lãnh đạo Việt Nam?

Bùi Văn Phú
Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác định quyền lãnh đạo đất nước nằm trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng này đã cai trị đất nước từ năm 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập và một thời gian đã có chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh thành lập với nhiều đảng tham gia nội các.
Nhưng cách tổ chức nhà nước hiện nay thì ba lãnh đạo to nhất nước, Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng, cũng như các bộ trưởng đều là lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản.
Ở miền Bắc, trước đây có Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ít nghe đến Tổng Bí thư. Chỉ có Lê Duẩn là Bí thư thứ Nhất cùng với người nắm chức Thủ tướng là Phạm Văn Đồng.
Sau khi ông Hồ qua đời năm 1969, Lê Duẩn trở thành Tổng Bí thư, một chức vụ quyền hành nhất, giống như cách tổ chức nhà nước ở Liên bang Xô Viết, mà thời Chiến tranh Lạnh thế giới nghe nhiều đến các Tổng Bí thư Nikita Khrushchev, Leonid Brezhnev, Yuri Andropov và Mikhail Gorbachev.
Việt Nam trong giai đoạn từ 1969 đến 1986 vai trò của Chủ tịch Tôn Đức Thắng hay Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng lu mờ trước Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Khi Lê Duẩn qua đời, Đại hội VI của Đảng vào năm 1986 công bố chính sách đổi mới với bộ ba lãnh đạo có quyền ngang nhau. Có giai đoạn việc phân chia quyền hành còn căn cứ vào yếu tố Bắc Trung Nam để ba miền đều có đại diện trong thành phần lãnh đạo cao nhất nước.

Thư phản đối Quy định số 47-QĐ/TW về các điều Đảng Viên không được làm

Hồ Quang Huy
Dân Luận
Tác giả: Ngày 1/10/2012, tôi có gửi thư chất vấn BCH TW đảng cộng sản Việt Nam về Quy định số 47-QĐ/TW. Quá thời hạn quy định không thấy trả lời, tôi đã viết thư dưới đây để phản đối, tưởng sau khi nhận được thư này thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ trả lời, nhưng chờ mãi cũng không thấy, nên hôm nay nhờ Dân Luận đăng giùm để rộng đường dư luận.
Xin cảm ơn!
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
THƯ PHẢN ĐỐI

Về việc Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN ban hành quy định sai trái
Kính gửi:
- Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN (sau đây viết là TW) ban hành Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm, ngày 01/10/2012 tôi đã gửi thư chất vấn TW về một số điều sai trái trong quy định này. Ngày 05/02/2013 là hạn cuối cùng phải trả lời cho người chất vấn nhưng đến hôm nay TW vẫn chưa trả lời cho tôi.

Nguyễn Phú Trọng – Nhà tuyên huấn thế kỷ 20

Tâm 8x
Dân Luận
Thực sự - với tôi – một người thuộc thế hệ 8x đọc báo thấy ông Bí thư nói chuyện với cử tri hai quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm vào ngày 28/09 mà cảm giác vừa thương cho ông vì ông như một kẻ thừa thãi về lý luận không tưởng XHCN nhưng lại ngu si về sự nhận thức thực tiễn, vừa xót cho dân Việt Nam phải có những kẻ lãnh đạo tầm nhìn hột mít như ông.
Đầu tiên, ông làm một cái việc muôn thuở mà các nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước và cả cấp lãnh đạo cơ sở hay làm là “nhét chữ vào mồm” người nghe bằng câu bất hủ: “Tuyệt đại đa số người dân đồng ý với tên gọi hiện nay – nước CHXHCN Việt Nam”.
Ông chẳng cần căn cứ số liệu, cũng chả cần phải dựa vào một công trình nghiên cứu nào cả. Ông nói khơi khơi theo kiểu đọc văn bản…. xa rời thực tế của lãnh đạo Đảng bấy lâu nay.
Để nhấn mạnh yếu tố tên nước, ông kết luận: “Đây là một bước tiến, chúng ta đang đi lên CNXH chứ có dừng ở cuộc CM Dân tộc dân chủ đâu”.
Về đi lên CNXH (hoang tưởng) thì bấy lâu nay tôi đã biết, nhưng ông Bí thư biết không, tôi buộc phải nhảy cẫng lên khi ông nói về yếu tố CM Dân tộc Dân chủ. Ồ! Thì ra chúng ta đã qua thời điểm làm CM Dân tộc Dân chủ lâu rồi. Chính vì thế mà con đường chúng ta đang đi là con đường của sự thu vén của giai cấp lãnh đạo về mặt tài sản (thông qua hiện tượng ngứa ghẻ) cho mục đích tạo dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa cho 1 nhóm người chứ không phải là một sự đi lên của 1 xã hội dân chủ cho Dân tộc này nữa rồi.

Chuyện hài những người Cộng sản

Theo Internet

Một sinh viên phải trả thi trong hội đồng. Giáo sư hỏi:
- Các-mác mất năm nào?
- Các-mác đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!
Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:
- Lê-nin mất năm nào?
- Lê-nin mất, nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn sống mãi. Ðể tưởng nhớ người lãnh đạo vĩ đại của giai cấp Cộng sản, 5 phút mặc niệm bắt đầu.
Cả hội đồng đứng dậy, mặc niệm. Giáo sư thì thầm với hội đồng:
- Thôi cho nó 5 điểm đi, không nó bảo chúng ta hát "Quốc tế ca" thì chẳng có ai ở đây thuộc lời đâu!

- Một đàn, tang tình là...

Hạ Đình Nguyên
Âm hưởng của bài dân ca tuyệt vời “Cây đèn cù”, “Lý trống cơm” bỗng xuất hiện trong tôi, khi đọc tin tức thời sự không dính dáng một chút nào về văn nghệ hay âm nhạc.
Đó là những bài phân tích về kinh tế, chính trị, xã hội mới đây của các vị, cả lề trái và lề phải, như ông Trần Đình Thiên (kế hoạch và kế hoạch vỡ …), bà Phạm Chi Lan (chi tiêu công cắt giảm mà tăng..), chuyện chống tham nhũng của ông Nguyễn Bá Thanh, (vừa cấp bách mà không vội được.)., đến chuyện dân chủ-nhân quyền có sự giúp sức của bộ máy công an khổng lồ của ông Chủ tịch nước, cho đến bài giảng huấn “rất cực kỳ” về văn hóa nghệ thuật của ông Tổng bí thư, và mới đây, nạn tham nhũng làm kiệt quệ sinh lực đất nước làm ông TBT thấy khó ngủ, như “ngứa ghẻ rất khó chịu” .
Khi trạng thái tâm lý căng thẳng, nặng nề lên tới đỉnh điểm, thì bản năng sinh tồn trong con người trỗi dậy, tự tạo sự cân bằng cho não trạng của mình bằng những hình thái bất ngờ. Đó là trường hợp của tôi. Tự dưng bài dân ca “cây đèn Cù” hiện lên trong tôi với những hình tướng sinh động, quay tít với nhiều màu sắc hấp dẫn, trong đó có các từ ngữ thuộc loại tích cực, như “khen, khéo” và “voi, ngựa” nhộn nhịp. Các ca từ thì bình thường, những âm trung chuyển thì nhừa nhựa rất khó hát theo, nhưng dễ thở, và tâm thức người nghe trở nên nhẹ nhàng dễ bật cười. Tôi nhẫm trong trí :

Bao giờ FSHAP triển khai ở Việt Nam?

Người Buôn Gió

FSHAP là một chương trình đánh giá tài chính khu vực của quỹ tiền tề quốc tế IMF và ngân hàng thế giới khởi xướng cho các nước thành viên. Chương trình này nhằm đánh giá các nguy cơ có thể dẫn đến mất cân đối tài chính (Ta cứ gọi nôm na là vỡ nợ.) của một nước nào đó.
Các nước thành viên của FSHAP minh bạch hệ thống tài chính, kinh tế của mình. Để FSHAP xem xét và cố vấn hướng giải quyết những khó khăn. Nếu đi theo cố vấn của FSHAP có thể là bước chứng tỏ mình để IMF và WB tin tưởng cho mượn tiền.
Việt Nam dập dò ngoài của FSHAP từ hai năm nay.
Sở dĩ Việt Nam thập thò như vậy, vì Việt Nam chưa biết chuyện trải lòng tình trạng kinh tế của mình trước thế giới như vậy sẽ mọi chuyện sẽ dẫn đến đâu. Nếu không thẳng thắn trình bày, thì FSHAP không thể nào cố vấn đưa ra cho Việt Nam những hướng đi, giải pháp. Và như thế độ thì đương nhiên độ tin cậy để Việt Nam vay tiền của IMF hay BW sẽ khó khăn.
Nhưng nếu dãi bày thật sự?
Giải thích thế nào về hàng núi tiền mà ĐCS VN tiêu dùng. Tiền xây trụ sở, tiền dùng tuyên truyền cho Đảng, tiền dùng quân bảo vệ, tiền cho công tác Đảng, chi phí nuôi cán bộ Đảng? Tiền nuôi công an, bộ đội, dư luận viên....

Vượt qua nỗi sợ

Alan Phan
26 September 2013
Đời sống thuộc về những người đang sống; và người đang sống phải luôn sẵn sàng để thay đổi (Life belongs to the living, and he who lives must be prepared for changes)Johann Wolfgang von Goethe
Mỗi người trong chúng ta đều có những nỗi sợ khác nhau, cái thì đơn giản, cái thì phức tạp, cái thì vô lý, cái thì được công nhận là chính đáng.
Trăm ngàn nỗi sợ
Nhiều bà cô sợ chuột, trong khi lẽ ra thì thì nên sợ …chồng (con chuột lớn và nguy hiểm nhất trong nhà). Nhiều ông thì sợ sếp…trong khi lẽ ra thì nên sợ cái khả năng yếu kém về công việc của mình.

Ở Việt Nam đi, còn đi du học Mỹ làm gì cơ chứ?

Trần Ngọc Thịnh

Tôi là một người sinh ra ở Việt Nam. Sau khi học xong đại học ở trong nước, tôi đã đi du học Mỹ hai năm để lấy bằng Thạc sỹ. Tôi thấy nền giáo dục đại học Mỹ còn nhiều cái bất cập lắm chứ đâu có được tân tiến, nhân văn và hoàn thiện như nền giáo dục đại học Việt Nam. Để tôi nêu vài ví dụ làm dẫn chứng cho bạn thấy nhé:
Mặc dù là nền giáo dục hàng đầu thế giới, nơi đào tạo ra rất nhiều những thế hệ tài năng kiệt xuất đạt rất nhiều giải Nobel, vậy mà GIÁO VIÊN Ở ĐÂY CÓ VẺ KHÔNG ĐƯỢC COI TRỌNG CHO LẮM VÌ HỌ CHẢ CÓ NGÀY TÔN VINH NHÀ GIÁO GÌ SẤT. Ở Việt Nam, năm nào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, cũng tưng bừng hoa, quà tặng dành cho những người có sự nghiệp “Trăm năm trồng người”. Giáo dục Mỹ thật là thiếu cái tinh thần “tôn sư trọng đạo” quá thể.
Tôi thấy GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ THIẾU THÂN THIỆN quá đi. Họ chả bao giờ cho sinh viên tụi tôi địa chỉ nhà để chúng tôi đến “thăm hỏi “trước các kỳ thi cả. Chả bù khi ở Việt Nam, giảng viên của chúng tôi vô cùng“ thân thiện và tình cảm”, họ luôn cho chúng tôi địa chỉ nhà và “mời” chúng tôi đến “ tâm sự” những khúc mắc trong bài giảng trước mỗi kỳ thi.

Khi dân ta im lặng

Bùi Công Thủ
Khi dân ta im lặng
Chấp nhận thể chế này
Là chấp nhận mất mát
Và trả giá mỗi ngày

Về cơ bản - xã hội
Hình thành như thế nào
Phụ thuộc vào thể chế
Luôn ràng buộc với nhau.

Anh nói rằng hem biết
Và cũng chẳng quan tâm
Dân chủ gì gì đó
Chỉ cần sống âm thầm.

Làm giấy tờ thủ tục
Vào cơ quan công quyền
Họ hách dịch, vòi vĩnh
Anh vẫn phải chi tiền.

Cuộc sống khá hơn xíu
Anh mua chiếc xe hơi
Đắt gấp đôi bên Thái
Cũng đừng có than trời.

Anh kinh doanh trong chợ
Nộp thuế đỏ thuế xanh
Rồi những phí quản lý
Chợ cháy, ai đền anh ?

Nhà anh sống nhờ đất
Đời đời bần cố nông
Nay họ thu hồi đất
Hỏi sao anh vừa lòng.

Nhà đầu tư o ép
Chính quyền áp giá bèo
1 mét - 1 tô phở
Rồi anh sống ra sao.

Ngày đẹp trời nào đó
Anh đưa vợ sinh con
Sự tắc trách bệnh viện
Làm con anh chết non.

Chở con đi tiêm chủng
Bệnh viện tiêm vắc xin
Về nhà đứa nhỏ chết
Lòng có thấy bình yên?

Con anh đi ngoài phố
Người ta làm cống, đường
Hố ga không rào chắn
Con anh té trọng thương.

Trách nhiệm thuộc về họ
Xôn xao vài ba ngày
Rồi nó lại lắng xuống
Chìm xuồng - trách ai đây?

Nói tới chuyện chính trị
Nghe to tát xa xôi
Nhưng nó luôn hiện diện
Trong cuộc sống mỗi người.

Vậy đó bà kon ạ
Vài ví dụ cho vui
Mọi người thử ngẫm nghĩ
Có ai thấy như tui?

(Vào phây bút thấy nó hỏi tui đang nghĩ gì, thì tui nghĩ dzậy đó, em trẻ người non dạ, xin bà kon đừng cười cái si ngĩ thiển cận của iem).

CÀNG KHỦNG BỐ CÀNG LÀM XẤU MẶT NHÀ NƯỚC

Trong lúc hoạn nạn, tôi rất cảm động khi Thạc sĩ Đào Tiến Thi có bài chia sẻ. Anh viết:

Em đang quá lu bu công việc, nhưng thấy cảnh sai nha cướp phá nhà anh và khủng bố các đồng đội ghê quá, nên không thể không góp một tiếng nói. Chúc gia đình anh đầy đủ nghị lực để tiếp tục tranh đấu và đương đầu với những thử thách mới.

CÀNG KHỦNG BỐ CÀNG LÀM XẤU MẶT NHÀ NƯỚC

Đào Tiến Thi

Nếu năm 2011 và 2012 là năm diễn ra các hành động đàn áp biểu tình chống xâm lược Trung Cộng một cách tàn khốc thì năm 2013 (hiện đã đi qua ¾ năm) là năm đàn áp khốc liệt các blogger và các tù chính trị (cũng chủ yếu là các blogger tích cực chống Trung Cộng). Chưa kể các vụ đàn áp đồng bào Công giáo và đàn áp nông dân trong các vụ cưỡng chế đất vẫn tiếp tục diễn ra.
Sự khủng bố các blogger không những tăng nhanh về số lượng mà còn diễn ra rất tuỳ tiện. Ngoài việc bỏ tù, bắt tạm giam, cản trở đời sống thường nhật, thì xu hướng khủng bố bằng bạo lực ngày càng gia tăng. Vụ việc xảy ra tại nhà anh Nguyễn Tường Thuỵ và tại sân bay Nội Bài hôm 25-9-2013 cách đây vài hôm là một thí dụ điển hình. Điển hình về các hành động dã man; đặc biệt, điển hình về sự chà đạp lên luật pháp và đạo lý một cách trắng trợn và thô bỉ. Theo tường thuật của các nhân chứng trong chuỗi bài Vụ án Thanh Trì:

Tào lao chính sự quê nhà 2

Người Buôn Gió

Chắc hẳn chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận ra điều gì khi ông đi Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sau chuyến đến thăm hai cường quốc, gặp hai nguyên thủ đứng đầu. CTN Sang trở về lặng lẽ buông rèm,, ý muốn bắt sâu, diệt tham nhũng, xóa lợi ích nhóm hừng hực trước kia dường như đã nguội lạnh trong ông.

Ông Sang thấy gì ở chuyến đi đó.? Chắc sẽ là bí mật, chỉ biết rằng điều bí mật ấy lớn đến nỗi khi trở về ông gần như mai danh, ẩn tích. Tránh xa cả đám chiến hữu từng sát cánh năm ngoái đòi diệt sâu với ông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Pháp, xét về mặt ký kết hợp tác đã thành công, có hợp đồng, có hợp tác chiến lược. Báo chí ca khúc khải hoàn vang trời. Kế tiếp thành công, thủ tướng dẫn đoàn bộ sậu thân tính vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ để gặp những đối tác kinh tế hùng mạnh.

Làm gì sau cái chết Đặng Ngọc Viết?

Tôn Vân Anh
Câu hỏi càng cấp bách hơn khi trên mạng xã hội người ta lập tức và liên tục bầy tỏ quan điểm ủng hộ cách hành xử của anh Viết, thậm chí còn mách bảo nhau phải bạo lực như thế nào cho xứng đáng và hiệu quả. Quan sát các cây bút và blog uy tín, chúng ta dễ dàng nhận thấy bạo lực dường như đang được cổ vũ mà không có phanh hãm.
Làm gì sau cái chết của Đặng Ngọc Viết? – Không phải câu hỏi giản đơn, nhưng nhất thiết phải tìm được câu trả lời thích đáng để ít nhất bù đắp phần nào cái chết của anh Viết và sự khổ đau của gia đình. Chúng ta phải làm gì để cái chết của một “dân oan” bớt phần oan trái? Để không còn những bi kịch như vậy diễn ra?
Theo báo chí trong nước, ngày 11 tháng 9, “dân oan” Đặng Ngọc Viết lẳng lặng tiến vào UBND TP Thái Bình, nã súng vào 4 cán bộ liên quan tới đền bù đất đai khiến anh và gia đình khốn đốn. Anh Viết sau đó đã tự vẫn, để lại cha, anh tật nguyền và hai đứa con thơ. Lý do bởi anh Viết bức xúc trong đền bù đất đai.

Gái xấu

Govapha
thiệt thòi phận gái xấu...
Ghé cửa hàng anh Thân lấy cái quần về, bỏ sửa mấy hổm rày. Thằng con lớn của ảnh giờ lớn bộn, chào hỏi lễ phép nhìn cũng ngoan. Tôi nhớ hình ảnh một thằng bé mặc quần thủng đái, hai lỗ mũi tòng teng hai con sâu xanh lè. Thấy khách tới nhà là xòe tay xin "bon bon", ý là nó đòi kẹo bòn bon. Chị Thân biết thằng bé thích ăn nên mỗi lần đi chợ đều mua về cho nó. Nhiều lúc má mua lén con ăn lén vì anh Thân biết sẽ la, lo thằng bé ăn ngọt nhiều hư răng. Anh chị Thân hết đét mông lại khẽ tay mà thằng bé không bỏ được tật xin kẹo khách. Để chữa ngượng, anh chị thường chép miệng phân bua "Mình sinh con trời sinh tánh". Ấy vậy mà tới lúc tự nó không bon bon nữa. Sẵn đóng cửa tiệm, anh Thân rủ đi ăn cơm. Còn chị Thân với thằng con thì về bên Ngoại, hèn gì cha nội này mới đi ăn ngoài. Hỏi anh sao không đi chung với vợ con thì chỉ nháy mắt chứ không trả lời. Anh gọi món rau muống xào thịt bò là món tủ của tôi, nhưng đụng phải rau muống vừa già vừa dai, ăn thiệt mất ngon. Anh Thân nói: "Ăn thêm đi, ăn nhiều thịt bò vào. Dạo này mầy ốm và xanh quá." Tôi cười hè hè: "Bị mất ngủ thôi." Anh Thân khều nhẹ lên tay tôi: "Ê Tám, đứa con út của bà Chín xấu gái thiệt nghe mậy. Mấy chị nó đều xinh, lạ thiệt." Tôi phải công nhận, con bé xấu gái thật. Còn mấy cô chị thì xinh thôi rồi. Bà Chín hay nói đùa là, lúc đi đẻ ở Từ Dũ quên lo lót mấy bà đỡ nên bị tráo con. Bả đùa vậy thôi, chứ bà cưng đứa con út nhất nhà, cưng như trứng hứng như hoa.

Công lao của bị cáo

Chia sẻ bài viết này
Một vụ án buôn lậu, đưa hối lộ lớn bị phát hiện được đưa ra toà. Sau mấy ngày xét xử, đã đến lúc kết thúc. Ông chánh án hùng hồn tuyên bố:
- Xét mọi khía cạnh của vụ án này, toà thấy không có tình tiết nào giảm nhẹ để giảm tội cho bị cáo cả!
- Thưa quý tòa! – Bị cáo vội vàng lên tiếng: – Có… có nhiều tình tiết giảm nhẹ rất đáng xem xét đấy ạ!
Quan toà sửng sốt ngạc nhiên nhìn bị cáo. Trùm buôn lậu, đưa hối lộ vội vã trình bày:

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Sở hữu toàn dân là tội ác gốc

Bùi Tín

C%25C6%25B0%25E1%25BB%259Bp+%25C4%2591%25E1%25BA%25A5t2.jpg
Báo Pháp luật trong nước ngày 12/9/2013 đưa tin anh Đặng Ngọc Viết ở thị xã Thái Bình đã nổ 7 phát súng Colt vào đoàn cán bộ của Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Thái Bình, giết chết ông Vũ Ngọc Dũng, phó giám đốc của trung tâm này, và làm bị thuơng 2 cán bộ khác. Sau đó anh Viết phóng xe gắn máy về chùa Đông ở huyện Kiến Xương quê anh, cầu nguyện trước tượng Phật Bà Quan Âm rồi chĩa súng vào ngực tự sát sau khi nói với nhà Chùa:«Tôi đòi công lý cho bà con ta».
Anh Viết mới 32 tuổi, là một lao động từ nước Nga trở về, có 2 con nhỏ. Anh có mảnh đất 220 m2 bị thu hồi 180 m2, được đền bù theo giá cưỡng bách. Anh đã gửi 5 đơn khiếu nại, nhưng không được trả lời. Khi bị đoàn cán bộ tỉnh về thúc ép việc giải tỏa vùng đất này, anh Viết coi đó là biểu tượng của sự tàn ác của chính quyền không phải đối với riêng anh, mà còn đối với tất cả mọi nông dân và mọi công dân lương thiện của đất nước này.

Khi bạn dân kết hợp côn đồ xử dân


Thanh Quang 
Dân Luận
image Một tên côn đồ (ở trần) đến hăm dọa những người theo Pháp Luân Công đang ngồi thiền trước ĐSQ TQ tại Hà Nội hôm 24/11/2011, ảnh minh họa. AFP photo
Vào ngày 25 tháng 9 vừa qua, gia đình blogger Nguyễn Tường Thụy tại Hà Nội cùng một số khách mời gồm 2 mẹ con bà Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Phương Uyên; bà Dương Thị Tân là vợ cũ của blogger Điếu Cày; cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải cùng doanh gia Lê Quốc Quyết là em của LS Lê Quốc Quân, tất cả lâm nạn về tay công an mà – nói theo lời blogger Nguyễn Tường Thụy – họ hành động “chắc chắn sai, trẻ con cũng biết là sai”.
Trong khi công an hành hung bà Dương Thị Tân, anh Lê Quốc Quyết thì bị công an “nắm cổ dúi từ trên xe xuống,vừa đi vừa đá, đạp vào mặt rất nhiều lần…” mà blogger Nguyễn Tường Thụy chứng kiến họ đánh người “ rất có nghề”, thì Tim Phạm báo động qua Facebook rằng:
Đồng bào cả nước hãy nhìn xem, Phương Uyên bị lôi vào phòng và bị đánh hộc máu mũi, máu mồm !!! Một đám an ninh CS nhào vô hành hung một cô gái một cách hèn hạ tại phi trường nội bài, Hà Nội !!! Sau khi bị lôi đi, Phương Uyên đã bị chúng đánh hộc máu…
Đồng bào cả nước hãy nhìn xem, Phương Uyên bị lôi vào phòng và bị đánh hộc máu mũi, máu mồm !!! Một đám an ninh CS nhào vô hành hung một cô gái một cách hèn hạ tại phi trường nội bài, Hà Nội !!! – facebooker Tim Phạm

Gieo nhân gặp quả?

Lê Diễn Đức 
Dân Luận
93gp.jpg Bốn anh em đánh nhau với công an ngày 18/6/2013 tại Tân Hưng, Long An – Ảnh:Bantinsom.vn Tờ Thanh Niên Online cho hay, sáng ngày 25/09/2013 nhà của ông Trần Trọng Hữu, Phó chánh án Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau, bị kẻ lạ tạt nước sơn và đồ dơ.
Đồng thời, ông Hữu cũng thừa nhận trước đó vào trưa 23/09, ông ta đã bị kẻ lạ mặt chặn đánh gây nhiều vết bầm trên cơ thể trên đường đi làm về. Theo nhận định của ông Hữu, thì sự việc xảy ra có thể liên quan đến công việc. Hiện vụ việc đã được gia đình ông Hữu trình báo với cơ quan công an.
Sự việc cho ta thấy “kẻ lạ” đã áp dụng đúng bài chơi bẩn, tấn công những người yêu nước của bọn côn đồ xã hội được bảo kê bởi an ninh. Từ thời cụ Hoàng Minh Chính, tới Trần Khải Thanh Thuỷ, rồi Bùi Thị Minh Hằng, Huỳnh Thục Vy hay Nguyễn Nhật Thành… đều bị vứt đồ dơ bẩn vào nhà, cửa tiệm. Những vụ hành hung dã man các bloggers JB Nguyễn Hữu Vinh, luật sư Lê Quốc Quân, Nguyễn Hoàng Vy, Trương Chí Dũng, Nguyễn Phương Uyên, Lê Quốc Quyết… là những trường hợp điển hình.

Trung Quốc, Mã Lai, Nam Dương, và Việt Nam: Hối lộ và tham nhũng nhất thế giới

(China, Malaysia, Indonesia, and Vietnam: World’s Worst for Bribery and Corruption)
International Business Times – 26-09-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải (Danlambao)

 – Một phúc trình mới của Ernst & Young nói rằng Trung Quốc và Mã Lai có mức hối lộ và tham nhũng cao nhất, hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Theo một loạt phúc trình của Ernst & Young về cuộc điều nghiên về sự gian lận tại vùng Á châu và Thái Bình Dương trong năm 2013, một nửa trong số 681 nhà lãnh đạo công ty, quản trị viên cao cấp và những nhân viên cấp làm việc tại tám quốc gia được hỏi về quan điểm của họ về gian lận, đã nói rằng Trung Quốc, Nam Dương, Mã Lai và Việt Nam là những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất về nạn hối lộ và tham nhũng.
temp-danlambao007.jpg Công ty chế tạo dược phẩm Anh GloxoSmithKline tại Trung Quốc bị tố cáo hối lộ.

Người Việt Nam trầm lặng

Đốc-tờ Việt 
Dân Luận
draft_lens18202831module151757985photo_1311480408keep_quiet_by_firemisha.j
Tại Đức có một nhà hàng kỳ lạ. Ông chủ nhà hàng ra thông báo rằng:
“Ai có thể chịu đựng được những trò tinh quái mà nhà hàng bày ra thì sẽ được 1 tuần ăn miễn phí”.
Quả thật, quái chiêu câu khách này cực kỳ hiệu quả, và nhà hàng đã thu được những món hời lớn mà chưa phải bỏ ra bất kỳ bữa ăn miễn phí nào.
Ngày nọ, có một ông già người Việt Nam nhỏ bé bước vào nhà hàng. Nhân viên ở đây đón tiếp ông trên cả mức nhiệt tình, mời ông ngồi vào bàn hạng VIP với thái độ cực kỳ lịch thiệp, và rồi để ông chờ liền 4 tiếng đồng hồ.Thường thì các vị khách nước ngoài sẽ cáu giận, thậm chí sẵn sàng bỏ ra một món tiền nào đó để nhanh nhanh biến khỏi nơi này. Nhưng ông già Việt Nam thì khác, ông vẫn tươi tỉnh, gật gù theo tiếng nhạc, lại còn “ư ử” hát theo, khoái chí lắm. Cho đến khi chủ nhà hàng mất hết kiên nhẫn, đành phải cho nhân viên bê thức ăn ra.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"