Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, nhà nước
CHXHCN Việt Nam luôn gặp phải những thế lực thù địch mưu toan chống phá
thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã có và đang ra sức phấn đấu
để có những kết quả tốt đẹp hơn.
Các thế lực thù địch núp dưới nhiều bộ mặt khác nhau để thực hiện âm mưu đê hèn nhằm khiến nhân dân ta, đất nước ta rơi vào cuộc sống đen tối, lầm than. Để chúng dễ bề lợi dụng, đục khoét và trục lợi. Tuy nhiên mọi âm mưu của chúng đều bị bóc mẽ và vô hiệu hoá. Cụm từ '' thế lực thù địch lợi dụng chống phá'' xuất hiện thường xuyên trên phương tiện truyền thông của Đảng và Nhà Nước ta cho thấy, chúng ta luôn đề cao cảnh giác và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu ngay từ trong trứng nước.
Các thế lực thù địch núp dưới nhiều bộ mặt khác nhau để thực hiện âm mưu đê hèn nhằm khiến nhân dân ta, đất nước ta rơi vào cuộc sống đen tối, lầm than. Để chúng dễ bề lợi dụng, đục khoét và trục lợi. Tuy nhiên mọi âm mưu của chúng đều bị bóc mẽ và vô hiệu hoá. Cụm từ '' thế lực thù địch lợi dụng chống phá'' xuất hiện thường xuyên trên phương tiện truyền thông của Đảng và Nhà Nước ta cho thấy, chúng ta luôn đề cao cảnh giác và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu ngay từ trong trứng nước.
Ngay sau khi kết thúc thành công đại hội trung 4 khoá XI, đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa ngẹn ngào đầy căm phẫn khi nhắc tới '' các thế lực thì địch''. Vài ngày sau phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự cuộc diễn tập chống các thế lực thù địch do đồng chí thứ trưởng công an Tô Lâm làm trưởng ban chỉ đạo cuộc diễn tập. Cuộc diễn tập quy mô lớn có phối hợp giữa Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng và các lực lương đia phương là lời răn đe đến các thế lực thù địch phải từ bỏ âm mưu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Đảng ta đã sáng suốt khi luôn đề cao cảnh giác, tập trung mọi nguồn lực, tinh thần đối phó với những thế lực thù địch. Cùng với công cuộc xây dựng CNXH thì bảo vệ thành quả cách mạng là hai điều gắn bó mật thiết quan trọng như nhau, không thể tách rời.
Thế lực thù địch, phản cách mạng là ai.?
Trả lời câu hỏi này được rõ ràng cần phải có bản lĩnh chính trị, có sự quan sát toàn diện trên mọi mặt. Ở một cấp độ thông thường thì thường thấy chúng là những phần tử chống phá Đảng, nhà nước ta bằng nhiều cách như tuyên truyền xuyên tạc đường lối chủ trương, kích động gây chia rẽ mâu thuân khối đại đoàn kết dân tộc, làm tay sai cho nước ngoài để mưu toan phá vỡ sự ổn định chính trị đất nước ta. Tóm lại chúng hành động vì mục đích phá hoại những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được. Những thành quả đó là hoà bình, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, đoàn kết dân tộc....
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, xin giới thiệu đến các bạn đọc một thế lực thù địch. Đây là một loại thế lực thù địch không xa lạ gì, bởi chúng đã có cách đây gần 100 năm. Đó là bọn tư sản phản cách mạng về kinh tế. Chúng nằm trong cụm từ '' các thế lực thù địch '' mà chúng ta thường nghe tới hàng ngày.
Sách Những Bài Học Đấu Tranh Chống Phản Cách Mạng do nhà xuất bản Công An Nhân Dân, tác giả G.X Khô Khơ Li Úc. Khái niệm về bọn phản cách mạng tư sản như sau.
Trang 111 đến trang 115.
..Để bám giữ lấy chính quyền hoặc giành chỗ đứng khi cách mạng thành công, các giai cấp tư sản tổ chức hoạt động phản cách mạng về kinh tế nhằm chặn đứng quá trình cách mạng, đầy lùi và bóp chết cách mạng bằng các biện pháp kinh tế.
Hoạt động phản cách mạng về kinh tế được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, sách lược của chúng là làm thất nghiệp, nạn đói gia tăng. Chúng không từ thủ đoạn nào kể cả những tội ác kinh tởm như mua chuộc, thu gom bọn bụi đời và những phần tử dao động tham gia những hoạt động khủng bố, thảm sát. Bằng hoạt động gấy rối về kinh tế giai cấp tư sản phản động muốn làm mất uy tín của cách mạng, suy yếu phòng trào cách mạng và đẩy nó đi chệch hướng đấu tranh chính trị.
Bọn phản cách mạng đặt hy vọng vào việc đẩy nhanh phá hoại kinh tế, mất ổn định về kinh tế. Theo ý đồ của chúng thì tình trạng kinh tế của nhân dân lao động sẽ xấu đi, làm cho nhân dân hiểu rằng cách mạng không cải thiện hoàn cảnh của họ. Mà chỉ mang lại cho họ đói rét, khổ nghèo. Chúng hy vọng làm thế gây cho nhân dân thất vọng với cách mạng. Hoạt động phản cách mạng về kinh tế là bộ phận hợp thanh của một chiến lịch lớn mà giai cấp tư sản dấy lên nhằm làm mất uy tín và đè bẹp cách mạng.
Để thực hiện các nhà chiến lược phản cách mạng muốn bắn một mũi tên trúng hai đích, trước hết là làm giảm bớt và làm phá sản, ngừng trệ sản xuất làm cho giai cấp công nhân thiệt thòi về vật chất. Sau đến là đổ tội cho giai cấp công nhân, chính phủ cách mạng, chế độ xã hội mới đã làm tăng thêm khủng hoảng kinh tế ( thiếu thốn, đắt đỏ, rối loạn) để hướng sự căm hờn, tức giận của nhân dân vào phía cách mạng.
Trung tâm của hoạt động phá hoại trong kinh tế là các nhà băng. Chúng nắm trong tay tất cả các đầu mối tín dụng và kiểm soát nền công nghiệp. Giai cấp tư sản độc quyền tài chính là bộ tham mưu chủ yếu của hoạt động phản cách mạng về kinh tế....
Một phần cuốn sách trên cho chúng ta thấy, thế lực thù địch có nhiều bộ mặt. Phải thật tỉnh táo để nhận diện ra chúng. Cần phải trau dồi kiến thức, tìm hiểu để biết rõ hơn. Nếu chúng ta thụ động trông chờ ỷ lại vào nhà nước ( như lời UVBCT Phạm Quang Nghị ) vạch mặt bọn chúng thì cũng là một khiếm khuyết đầy hạn chế, bởi trong công cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản cách mạng này toàn dân phải ý thức tham gia cùng với nhà nước mới có được hiệu quả.Tổ quốc này không phải của một đảng phái, tổ chức nào mà của toàn thể nhân dân Việt Nam( lời UVBCT Trương Tấn Sang ), cho nên công cuộc bảo vệ xây dựng đất nước là trách nhiệm chung của mỗi người dân mà chúng ta phải tham gia. Để nhận định được sâu sắc rõ bộ mặt của những thế lực phản động, phản cách mạng cần phải trau dồi kiến thức cộng với quan sát thực tế diễn biến xã hội, tự đánh giá và nhận xét được thì mới có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa mang lại thắng lợi, thành công.