Nếu bạn là người Việt Nam – nhất là nếu bạn học báo chí hoặc
một chuyên ngành gì đó thuộc về khoa học xã hội – thì nhiều khả năng bạn
đã được nghe một ông thầy hay bà cô đáng kính nào đó chê bai hệ thống
bầu cử lãnh đạo ở các nước tư bản, đặc biệt là Mỹ.
Lý do được nêu ra thường rất mơ hồ, kiểu như “nó (việc bầu cử) chỉ
phục vụ cho giai cấp thống trị”. Trong trường hợp mà chúng ta bàn tới ở
đây – tức là nước Mỹ – thì lý do mà một vị bô lão từng đưa ra cho tôi là
“nó là gián tiếp” và do đó, “người dân bỏ phiếu không có ý nghĩa gì”.
Sự gián tiếp ở đây nghĩa là bạn không trực tiếp bầu ai đó làm tổng
thống. Bạn chỉ bầu ra các đại cử tri và họ sẽ thay mặt bạn bầu tổng
thống.
Trang web của Đại sứ quán Mỹ có giải thích rất rõ ràng về vấn đề này:
Theo thể thức mà cơ quan lập pháp qui
định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và
hạ nghị sĩ tại Quốc hội. Thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hay những người giữ
chức vụ trong các cơ quan công quyền không được bầu làm đại cử tri.
…
Người dân Mỹ bỏ phiếu cho các đại cử tri, những người này sau đó sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Cục Lưu trữ Quốc gia là cơ quan chính phủ liên bang có nhiệm vụ giám sát tiến trình này.
Mỗi bang được phân bổ số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ của bang đó (luôn là hai) và số đại diện của họ tại Hạ viện, dựa trên thống kê dân số tiến hành 10 năm một lần. Hiện nay, bang đông dân nhất là California có 55 đại cử tri, trong khi đó bang có cư dân ít hơn như Bắc Dakota có thể chỉ có 3 hoặc 4 đại cử tri.
…
Năm 2008, 48 trong số 50 bang và Quận Colômbia thực hiện nguyên tắc “người thắng được tất cả”. Ví dụ, tất cả 55 phiếu của đại cử tri California được dành cho người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông ở bang đó, ngay cả khi chiến thắng đó là sít sao 50.1%-49.9%. Chỉ có hai bang là Nebraska và Maine không theo nguyên tắc người thắng được tất. Ở các bang này, phiếu đại cử tri có thể phân bổ cho các ứng cử viên thông qua phân bổ phiếu bầu theo tỉ lệ.
Người dân Mỹ bỏ phiếu cho các đại cử tri, những người này sau đó sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Cục Lưu trữ Quốc gia là cơ quan chính phủ liên bang có nhiệm vụ giám sát tiến trình này.
Mỗi bang được phân bổ số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ của bang đó (luôn là hai) và số đại diện của họ tại Hạ viện, dựa trên thống kê dân số tiến hành 10 năm một lần. Hiện nay, bang đông dân nhất là California có 55 đại cử tri, trong khi đó bang có cư dân ít hơn như Bắc Dakota có thể chỉ có 3 hoặc 4 đại cử tri.
…
Năm 2008, 48 trong số 50 bang và Quận Colômbia thực hiện nguyên tắc “người thắng được tất cả”. Ví dụ, tất cả 55 phiếu của đại cử tri California được dành cho người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông ở bang đó, ngay cả khi chiến thắng đó là sít sao 50.1%-49.9%. Chỉ có hai bang là Nebraska và Maine không theo nguyên tắc người thắng được tất. Ở các bang này, phiếu đại cử tri có thể phân bổ cho các ứng cử viên thông qua phân bổ phiếu bầu theo tỉ lệ.
Tất nhiên, câu hỏi luôn luôn là tại sao lại phải có đại cử tri
(elector) thay vì để cho dân chúng bầu trực tiếp người lãnh đạo cao nhất
của họ.
Đây chính là điểm các “tuyên truyền viên” và “hồng vệ binh” Việt Nam thường khai thác để đánh lừa các bạn trẻ thiếu hiểu biết.
Lý do rất đơn giản: Mỹ là một liên bang, mỗi bang – dù giàu hay nghèo, đông dân hay thưa thớt, đa sắc tộc hay không,… – đều có quyền độc lập và tiếng nói như nhau.
Vì vậy, họ đưa ra cơ chế bầu gián tiếp thông qua đại cử tri để một bang
bé nhỏ như Bắc Dakota không “chìm nghỉm” giữa các bang lớn khác (trong
ví dụ ở trên, California có 53 đại cử tri tương ứng với số đại diện ở Hạ
viện trong khi Bắc Dakota chỉ có 1 – nếu như bầu trực tiếp thì chênh
lệch số phiếu giữa 2 bang này lên tới 53 lần).
Tất nhiên, người dân vẫn được tôn trọng: các bang đông dân bao giờ
cũng có nhiều dân biểu tại Hạ viện và một số lượng tương đương đại cử
tri đại diện cho họ.
Nguyên tắc “người thắng được tất cả” không phải là bắt buộc, nhưng áp
dụng ở 48/50 bang [có lẽ] là để tăng tính nhất quán trong bang đó –
điều này tôi không thực sự chắc chắn. Khi một ứng cử viên đã thắng tại
một bang, dù là sát nút, thì coi như toàn bộ bang đó ủng hộ ông ta.
Vậy nên các ứng cử viên phải rất chú ý tới các bang có nhiều phiếu –
việc thắng tại nhiều bang không có nghĩa là sẽ thắng trên toàn quốc với
đủ 270 phiếu đại cử tri. Cũng vì thế mà hiện đã có một vài nguồn dự đoán
là Obama sẽ tái đắc cử vì thăm dò cho thấy ông sẽ dành được trên 270
phiếu (quá 50%).
Tóm lại, tôi cho rằng đó là một cơ chế văn minh và công bằng (công
bằng theo nghĩa các bên đều chấp nhận – nên nhớ rằng những “thỏa thuận”
này đã có từ lâu và các bang không bao giờ chấp nhận nếu cho rằng “thỏa
thuận” ảnh hưởng tới quyền lợi của họ).
Nhân tiện, bạn có nghĩ là Việt-Nam-trên-đường-đi-lên-chủ-nghĩa-cộng-sản văn minh hơn “tư bản” giãy chết không ?
Thực tế là việc bầu thủ tướng và cả chủ tịch nước ở Việt Nam đều là
gián tiếp (tổng bí thư Đảng Cộng sản thì không bàn tới tại đây).
Tôi không nghĩ là có ai đó trong chúng ta bỏ phiếu ủng hộ (hay phản
đối) việc ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng – chưa nói tới nhiệm kỳ
thứ ba của ông ta.