Giang Lê
Tối thứ Tư vừa rồi Donald Trump
thách thức TT Obama công bố bảng điểm đại học và hồ sơ xin hộ chiếu của
ông cho công chúng biết. Trump tuyên bố nếu Obama thực hiện yêu cầu này
trước ngày 31/10 ông ta sẽ chi $5m cho bất kỳ tổ chức từ thiện nào mà
Obama chỉ định. Tất nhiên đây chỉ là một political stunt của ông tỷ phú
ngông cuồng này, người đã từng thách thức Obama công bố giấy khai sinh
và liên tục công kích Obama trong giai đoạn tranh cử vừa qua. Tôi không
quan tâm đến những tính toán chính trị của Donald Trump, nhưng chợt nhận
thấy cách cách sử dụng hoạt động từ thiện cho mục đích chính trị như
vậy không hề mới.
Trước đó mấy ngày, John Paulson,
một tỷ phú đình đám khác - người đã trở nên nổi tiếng khi đánh cuộc
thành công (với sự giúp đỡ của Goldman Sachs) vào sự sụp đổ của subprime
mortgage năm 2008, tuyên bố donate $100m cho endowment fund của Central
Park ở Manhattan, NYC. Felix Salmon,
một blogger và nhà báo nổi tiếng của Reuters, nghi ngờ động cơ của
Paulson khi donate số tiền này. Salmon cho rằng đó là cách Paulson mua
uy tín và quan hệ với giới thượng lưu của NYC, trong đó tất nhiên có cả
thị trưởng đương nhiệm Michael Bloomberg, một tỷ phú có số má trong làng
finance quốc tế. Chưa kể Salmon mỉa mai rằng đó là số tiền Paulson bỏ
ra để sửa sang lại cái backyard của mình (nhà của Paulson ngay cạnh
Central Park).
Vấn đề "chính trị hoá" các hoạt động từ thiện như vậy cũng chẳng xa
lạ gì ở VN. Có lẽ không ít doanh nhân đóng tiền cho các quĩ từ thiện
"quốc doanh" chủ yếu để lấy quan hệ và uy tín. Trong nhiều trường hợp đó
là một dạng hợp đồng trao đổi quyền lợi hoặc quảng cáo ngầm cho doanh
nghiệp, trong một số trường hợp khác là một loại thuế bất thành văn.
Những phong trào quyên góp ủng hộ xyz... bên cạnh ý nghĩa nhân văn, nhân
đạo, yêu nước đích thực, rất có thể còn phục vụ cho những mục đích
chính trị, mục đích tuyên truyền, thi đua của Đảng và nhà nước hay các
"cánh tay nối dài" của nhà nước. Có dạo nhà nước còn định độc quyền tất
cả các hoạt động từ thiện và nhân đạo, cấm các tổ chức từ thiện tư nhân
không được "cạnh tranh" với mình.
Trong khi Donald Trump và John Paulson sử dụng charity cho mục đích
cá nhân, ai cũng phải ngả mũ trước vợ chồng Bill Gates và Warren
Buffett, những người luôn đứng đầu trong danh sách đóng góp từ thiện
hàng năm của BusinessWeek. Nhưng có lẽ ít người (VN) biết đến một tỷ phú
Mỹ khác, thường chỉ đứng sau nhà Gates và Buffett trong danh sách
BusinessWeek nói trên. Đó là George Kaiser, người tự gọi mình là một
"robber baron", có lẽ để luôn nhắc nhở bản thân phải đóng góp ngược lại
cho xã hội bù lại "tội lỗi" là đã quá giàu. Cũng như Gates và Buffett,
Kaiser donate tiền cho những dự án có tác động lớn vào xã hội. Một trong
những dự án đó là phổ cập preschool (tương đương mẫu giáo của VN) miễn
phí cho toàn bộ trẻ em của bang Oklahoma.
Hoạt động từ thiện này của Kaiser đã được nhắc đến trong một podcast gần đây của NPR và môt bài báo trên NYT
từ năm 2007. Nhóm phóng viên NPR đã vài lần viết về tác động của
preschool vào sự thành đạt sau này của một đứa trẻ, và cũng như bài báo
của NYT, họ trích dẫn James Heckman, giáo sư kinh tế Chicago và Nobel
kinh tế năm 2000, cho rằng đầu tư vào hệ thống preschool có lợi nhuận
gần như cao nhất trong các thể loại đầu tư của nhà nước. Một đứa trẻ
được đi học preschool sẽ có IQ cao hơn, thu nhập cao hơn, ít khả năng
phạm tội hơn... nói chung sẽ là một người tốt hơn khi trưởng thành. Tỷ
suất lợi nhuận cho số tiền đầu tư vào preschool cho một đưa trẻ khoảng
7-8%/năm cho toàn bộ quãng thời gian trưởng thành của đứa bé đó. Khi
Kaiser đọc được những nghiên cứu về tác động của preschool, ông bỏ ra
$20m để xây dựng một trung tâm preschool có chất lượng cao ở Tulsa,
Oklahoma. Kaiser dự định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra toàn bang,
cách mà ông cho rằng sẽ phát huy hiệu quả nhất đồng tiền charity của
mình.
Quay lại VN nhìn thấy hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo đã được "xã hội hoá"
gần như toàn bộ mà nản. Lâu lâu lại đọc thấy những mẩu tin về một em bé
bị tử vong ở một nhà trẻ/mẫu giáo tư nhân. Rồi trẻ em đi học bị bạo
hành, bớt xén suất ăn, bỏ đói. Ngân sách nhà nước được tập trung đầu tư
vào những dự án không bị lỗ là may, trong khi đầu tư vào giáo dục, nhất
là mẫu giáo và cấp một, chưa bao giờ được quan tâm đúng mức. Những đồng
tiền charity của doanh nghiệp có bao giờ chảy vào lĩnh vực này không hay
chỉ ở những nơi có mặt các quan chức cỡ bự tham dự. Đành rằng có thêm
một đồng cho các em học sinh nghèo, cho các bản làng miền núi hay cho
dân quân Trường sa đều là quí, nhưng vẫn mong các mạnh thường quân VN có
được tấm lòng và suy nghĩ như George Kaiser. Cũng mong những người có
trách nhiệm và lương tâm trong chính phủ, trong Bộ GD mở các bài nghiên
cứu (link NPR và NYT bên trên) về tác động của preschool ra đọc và có
hành động cụ thể.