Từ gần ba năm qua nhiều người đã hy vọng rằng đất nước đang chuyển
động để ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc đồng thời tăng cường quan hệ và
tiến dần đến thế hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Hy
vọng này đang tan biến nhanh chóng từ vài tháng qua.
Nó phát sinh từ niềm tin là quan hệ Việt Trung không thể tiếp tục như
trước. Từ năm 2007 Trung Quốc đã tích lũy những lộng hành trên Biển
Đông. Bắn giết hay bắt và xử phạt ngư dân Việt Nam trước sự bất lực của
chính quyền cộng sản Việt Nam; lập huyện Tam Sa bao gồm các đảo Hoàng Sa
và Trường Sa đã đánh chiếm của Việt Nam; đơn phương tuyên bố “quyền lợi
cốt lõi” (nghĩa là quyền lợi phải bảo vệ bằng chiến tranh nếu cần) trên
một vùng lưỡi bò chiếm gần hết Biển Đông; ngang ngược cát dây cáp của
tầu nghiên cứu địa chấn Việt Nam ngay trong hải phận Việt Nam v.v. Những
hành động đó đã gây phẫn nộ lớn không chỉ trong quần chúng Việt Nam mà
ngay cả trong đa số đảng viên cộng sản, buộc những người cầm quyền phải
phần nào chấp nhận để những phẫn nộ đó được bộc lộ qua những cuộc biểu
tình ở tầm vóc giới hạn, thí dụ như trong dịp rước đuốc Thế Vận mùa hè
2008. Thêm vào những lộng hành của Trung Quốc là những điều mà dư luận
cho là chính quyền CSVN đã phải nhượng bộ trước áp lực dù rất nguy hiểm
cho Việt Nam như dự án khai thác bô-xit tại Tây Nguyên, hay thỏa hiệp
cho Trung Quốc thuê dài hạn nhiều khu rừng có vị trí chiến lược. Những
phản đối này được sự đồng tình của cả những cựu cán bộ cao cấp lão
thành, đôi khi được cả sự khuyến khích của một số lãnh đạo cao cấp muốn
gây khó khăn cho đối phương của mình trong cuộc tranh giành quyền lực.
Tất cả đóng góp tạo ra một phong trào đòi đối đầu với Trung Quốc thay vì
nhượng bộ.
Mùa hè 2010 phong trào này đã đạt tới cao điểm với hội nghị ASEAN tại
Hà Nội trong đó ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton công khai phủ nhận
những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, kể cả Hoàng Sa
và Trường Sa. Lập trường của Hoa Kỳ rõ ràng là bênh vực Việt Nam, nó
càng mạnh mẽ vì trước đó bà Clinton đã dõng dạc tuyên bố tại Bangkok là
“Hoa Kỳ đã trở lại Đông Nam Á”.Thực ra người Mỹ không có nhu cầu “trở
lại” Đông Nam Á. Họ chưa hề ra đi và còn đang hiện diện rất mạnh tại
đây. “Trở lại Đông Nam Á” đối với Hoa Kỳ chỉ có nghĩa làtrở lại Việt
Nam. Tiếp theo là những tiếp xúc dồn dập với Hoa Kỳ và các nước dân chủ,
kể cả một cuộc viếng thăm của bộ trưởng quốc phòng Pháp Hervé Morin với
kết quả là thỏa hiệp theo đó Pháp sẽ cung cấp thiết bị và giúp đào tạo
các sĩ quan không quân và hải quân Việt Nam. Tàu sân bay George
Washington đến thăm cảng Đà Nẵng. Tháng 6 vừa qua cả ngoại trưởng lẫn bộ
trưởng quốc phòng Mỹ tới Việt Nam. Đó chỉ là một số trong nhiều sự kiện
tạo ra niềm tin rằng Việt Nam đang thay đổi chính sách đối ngoại. Sự
chuyển hướng đột ngột của Miến Điện – giữa một làn sóng dân chủ mới đang
trào dâng trên khắp thế giới – lại càng làm cho niềm tin này thêm mạnh
mẽ.
Một chọn lựa hiển nhiên, hợp tình, hợp lý
Về mặt lý luận chọn lựa sáp lại với Hoa Kỳ và ra khỏi thế lệ thuộc
Trung Quốc quá hiển nhiên. Việt Nam có rất nhiều điều – văn hóa cũng như
khoa học, kỹ thuật và phương pháp – để học hỏi ở Hoa Kỳ và các nước
phương Tây, hơn hẳn so với Trung Quốc; ngoại thương với Hoa Kỳ đem lại
cho nước ta một thặng dư lớn, 12,3 tỷ USD năm 2011, trong khi với Trung
Quốc ta bị thâm thủng 13,8 tỷ. Hai con số này khi đem so sánh với kết số
thâm thủng 9,5 tỷ USD của ngoại thương Việt Nam năm 2011 cho thấy quan
hệ với Hoa Kỳ là một phúc lợi lớn trong khi hợp tác với Trung Quốc là
một thiệt hại nặng. Mặt khác Hoa Kỳ là một cường quốc thương mại, hàng
không và hàng hải, muốn tìm kiếm thị trường và đối tác chứ không có văn
hóa lấn chiếm như Trung Quốc. Dù có hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ đến đâu
đi nữa cũng không sợ bị mất đất mất biển, trong khi ngược lại Trung Quốc
đã bày tỏ quá rõ ý đồ muốn làm chủ Biển Đông, mà Biển Đông lại quá quan
trọng đối với Việt Nam, mất Biển Đông thì Việt Nam sẽ không còn là Việt
Nam nữa. Hoa Kỳ cũng có thừa sức mạnh ngoại giao cũng như quân sự để
bảo vệ Việt Nam; một quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, vì thế, là điều kiện
cần để có thể sống chung hòa bình với Trung Quốc. Hàn Quốc và Đài Loan
đã giữ được quan hệ hòa bình và hợp tác với Trung Quốc nhờ sự che chở
của Hoa Kỳ. Hàn Quốc giữ được eo biển Hoàng Hải, Đài Loan giữ được các
đảo Kim Môn và Mã Tổ chỉ cách lục địa Trung Quốc vài cây số.
Sau cùng, nhưng cũng rất quan trọng, đối với các chuyên gia thì dù
chế độ CSVN có muốn tiếp tục dựa vào Trung Quốc để tồn tại cũng không
được nữa. Bối cảnh thế giới đã thay đổi, mô hình kinh tế Trung Quốc sắp
phá sản – có thể nó đã phá sản nhưng chưa được thú nhận – và nội tình
Trung Quốc cũng sắp bất ổn.
Chọn lựa này quá hợp tình hợp lý đến nỗi người ta không thể tưởng tượng là chính quyền CSVN có thể ngoan cố tiếp tục một thế lệ thuộc vừa nhục nhằn vừa tai hại.
Chọn lựa này quá hợp tình hợp lý đến nỗi người ta không thể tưởng tượng là chính quyền CSVN có thể ngoan cố tiếp tục một thế lệ thuộc vừa nhục nhằn vừa tai hại.
Nguy cơ đã gần kề
Nhưng đó chính là mối nguy đã hiện rõ từ ba tháng nay. Nó đang tới
gần và chắc chắn sẽ tới nếu không gặp một chống đối quyết liệt. Phải
nhìn nhận rằng trong những năm vừa qua đã có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại
mà nhiều người, trong đó có chính kẻ viết bài này, đã không đánh giá
đúng mức độ nghiêm trọng. Có thể nói từ năm 2009 trở đi, khi quyền lực
của Nguyễn Tấn Dũng trở thành mạnh đến nỗi lấn át cả đảng cộng sản,
chính sách đàn áp những người dân chủ đã thô bạo hẳn lên. Nguyễn Xuân
Nghĩa bị xử 6 năm tù vì treo biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt
Nam”; cô Phạm Thanh Nghiên bị tù 4 năm chỉ vì ngồi phản kháng Trung Quốc
tại nhà; Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm vì tham gia Đảng Dân Chủ và tố cáo
Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng; Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm và cô bạn gái
Đỗ Thị Minh Hạnh 7 năm vì rải truyền đơn nói lên tinh thần dân tộc vào
dịp kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long; Vi Đức Hồi 5 năm và Cù Huy Hà Vũ 7
năm chỉ vì những bài viết ôn hòa. Trước đó những trường hợp như vậy chỉ
bị “làm việc” qua loa hoặc bị xử tối đa một hai năm tù trong trường hợp
thô bạo nhất. Sự gia tăng đàn áp này tự nó đủ để chứng tỏ đảng cộng
sản, hay ít nhất phe nắm quyền trong đảng, không có ý định tiến lại gần
Hoa Hỳ và các nước dân chủ, bởi vì nếu như thế phải ngừng, hoặc ít nhất
giảm mức độ đàn áp chứ không gia tăng một cách hung bạo.
Với những ai còn cố bám vào hy vọng một chuyển hướng về phương Tây vụ
án Câu Lạc Bộ Các Nhà Báo Tự Do đã là một cải chính dứt khoát. Điếu Cày
là trường hợp đầu tiên mà một tổng thống Mỹ nêu đích danh một tù nhân
chính trị Việt Nam để yêu cầu trả tự do. Cũng cần lưu ý là Điếu Cày viết
rất ít, anh chỉ bị bắt vì bị coi là người chủ chốt trong những cuộc
biểu tình chống ngọn Đuốc Thế Vận qua Việt Nam bởi vì ngọn đuốc này cũng
ghé Hoàng Sa và Trường Sa. Điếu Cày không có tội gì cả và đã ở tù bốn
năm. Bản án 12 năm tù cho Điếu Cày, và 10 năm cho Tạ Phong Tần, là một
thách thức rất ngạo mạn với Hoa Kỳ và tổng thống Obama. Phải thực sự cố
tình muốn khiêu khích Mỹ chính quyền CSVN mới hành động như thế. Phản
ứng nhanh chóng của bộ ngoại giao Mỹ và sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngay sau
bản án chứng tỏ tình cảm giữa hai chính quyền không còn gì.
Họ đã quyết định xong và tuyên bố.
Và rồi chọn lựa tiếp tục lệ thuộc Trung Quốc đã được chính thức công
bố qua cuộc phỏng vấn thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ngày 17-9 vừa qua
trên báo Quân Đội Nhân Dân. Cần lưu ý rằng trong các chế độ cộng sản
những cuộc phỏng vấn những người cầm quyền không bao giờ là sáng kiến
của một tờ báo mà luôn luôn do chính quyền chủ động; những cuộc phỏng
vấn chỉ là phương tiện để chính quyền công bố một chính sách nào đó.
Cũng nên lưu ý là ông Vịnh tuy chỉ là thứ trưởng nhưng là một trong
những nhân vật có ảnh hưởng hàng đầu vì nắm được Tổng Cục 2, vì được sự
đỡ đầu của ông Lê Đức Anh và vì là một đồng minh cột trụ của thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, cũng là con đỡ đầu của ông Lê Đức Anh. Những lời tuyên
bố của ông Vịnh vì vậy phải được coi là lập trường của chính quyền CSVN,
hay ít nhất của phe Nguyễn Tấn Dũng đang có quyền lực áp đảo trong chế
độ.
Ông Vịnh đã phát biểu một cách rất rõ rệt. Ông nói (nguyên văn):
-”Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn gì khi hợp tác với Trung
Quốc trên mọi lĩnh vực, giải quyết với Trung Quốc mọi bất đồng, (…)trên
cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng XHCN”.
-”Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam“Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền (…) nền tảng chính trị đã đưa đến quan hệ hữu nghị lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc là định hướng xã hội chủ nghĩa.Hai nước phải tin con đường Việt Nam và con đường Trung Quốc đang đi là một CNXH đích thực, một CNXH độc lập, vững vàng, không thể bị chuyển hóa bởi những yếu tố bên ngoài mặc dù chúng ta đang sống trong môi trường toàn cầu hóa, hội nhập mạnh mẽ”.
-”Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam“Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền (…) nền tảng chính trị đã đưa đến quan hệ hữu nghị lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc là định hướng xã hội chủ nghĩa.Hai nước phải tin con đường Việt Nam và con đường Trung Quốc đang đi là một CNXH đích thực, một CNXH độc lập, vững vàng, không thể bị chuyển hóa bởi những yếu tố bên ngoài mặc dù chúng ta đang sống trong môi trường toàn cầu hóa, hội nhập mạnh mẽ”.
Không thể rõ ràng hơn. Nhưng ông Vịnh dựa trên những yếu tố nào để
quả quyết -”Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn gì khi hợp tác với Trung
Quốc trên mọi lĩnh vực”? Cần lưu ý là với hai tiếng “Việt Nam” ông Vịnh
đã nhấn mạnh ông không phát biểu với tư cách cá nhân, hay thứ trưởng
quốc phòng, mà phát biểu nhân danh chế độ. Như vậy việc Trung Quốc tuyên
bố chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa và “quyền lợi cốt lõi” trên vùng
lưỡi bò không còn là một băn khoăn cho chính quyền CSVN? Thực ra Việt
Nam phải rất băn khoăn, thậm chí vô cùng lo ngại, vì theo chính lời ông
Vịnh khi Việt Nam đề nghị Việt Nam và Trung Quốc cam kết không sử dụng
vũ lực thì phía Trung Quốc chỉ hứa sẽ “ghi nhận tích cực” chứ không chịu
cam kết, nghĩa làvẫn đánh nếu cần. Thật là ăn nói ngược ngạo.
Sự ngược ngạo còn đạt tới cùng độ khi ông Vịnh nhắc lại một phương
châm được gán cho “đảng ta” và “Bác Hồ”: độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Trên thế giới hiện nay có gần hai trăm quốc gia độc
lập họ có cần tới chủ nghĩa xã hội đâu, không những thế đa số còn ghê
tởm chủ nghĩa cộng sản như một tội ác đối với loài người. Vả lại ngay cả
nếu muốn bênh vực chủ nghĩa Mác-Lênin thì cũng phải biết rằng chủ nghĩa
này tự coi là một chủ nghĩa quốc tế, nó phủ nhận vai trò của quốc gia,
chưa nói quốc gia độc lập. Một người cộng sản Việt Nam có thể coi một
người cộng sản Nga, hay cộng sản Congo, như anh em nhưng lại nhìn một
người chống cộng Việt Nam như kẻ thù. Nguyễn Chí Vịnh hoặc không biết gì
về thế giới và chủ nghĩa cộng sản hoặc đã nói ngôn ngữ của kẻ có bạo
lực và bất chấp sự thực. Và phải hiểu thế nào lời tuyên bố: “con đường
Việt Nam và con đường Trung Quốc đang đi là một CNXH đích thực, một CNXH
độc lập, vững vàng, không thể bị chuyển hóa bởi những yếu tố bên ngoài
mặc dù chúng ta đang sống trong môi trường toàn cầu hóa, hội nhập mạnh
mẽ”? “Chủ nghĩa xã hội” chỉ là một cụm từ để chỉ chế độ độc tài toàn
trị, một cụm từ đã gắn liền -qua các danh xưng “Quốc gia Xã hội Chủ
nghĩa Đức” (Đức Quốc Xã) và “Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Xô Viết” (Liên Bang Xô Viết)- với những tội ác kinh khủng của
Hitler và Stalin mà cả nhân loại, kể cả hai dân tộc Đức và Nga đã cực
lực lên án. Theo Nguyễn Chí Vịnh đảng CSVN không những tiếp tục theo chủ
nghĩa xã hội mà còn khẳng định là theo một thứ chủ nghĩa xã hội đích
thực và không chuyển hóa. Đây là một lời tuyên chiến với dân tộc Việt
Nam và với cả loài người.
Nguyễn Chí Vịnh đã tiết lộ một sự kiện nghiêm trọng đáng đặt toàn dân
Việt Nam trong tình trạng báo động: những người cầm quyền cộng sản đã
chọn áp đặt đường lối tiếp tục thần phục Trung Quốc và chống lại dân
chủ. Quả nhiên họ đã chọn xong: hội nghị trung ương 6 vừa qua không hề
bàn tới chính sách đối ngoại. Nếu không có áp lực nào đủ nhanh và đủ
mạnh để buộc họ phải thay đổi thì đó sẽ là số phận của đất nước trong
nhiều năm sắp tới.
Ngõ cụt và đêm đen
Số phận đó sẽ như thế nào? Việt Nam sẽ cô lập trong nanh vuốt của
Trung Quốc bởi vì không ai bảo vệ một chế độ độc tài hung bạo. Bài học
lịch sử vẫn còn rất mới: năm 1988 khi Trung Quốc ngang nhiên đánh chiếm
Trường Sa của Việt Nam họ đã không bị ai phản đối. Sau này nếu Trung
Quốc chiếm nốt Trường Sa, khai thác dầu khí ngay trong lãnh hải Việt Nam
và cấm tầu Việt Nam đi lại cũng sẽ thế thôi, cùng lắm là một vài phản
đối nguyên tắc. Nên nhắc lại một lần nữa là nguy cơ vẫn còn nguyên vẹn.
Trung Quốc hiện đang mâu thuẫn lớn với Hoa Kỳ, Nhật và nhiều nước khác
trong vùng Thái Bình Dương và đang có nhu cầu hòa dịu với Việt Nam để
đừng đẩy Việt Nam vào thế bắt buộc phải sáp lại với Hoa Kỳ. Tuy vậy,
theo lời của chính Nguyễn Chí Vịnh, Trung Quốc đã không chịu cam kết sẽ
không sử dụng vũ lực. Sau này chắc chắn họ sẽ sử dụng nếu cần. Cuộc đụng
độ nếu xảy ra sẽ bằng không quân và hải quân, những binh chủng mà Việt
Nam còn cần nhiều năm nữa để đào tạo ngay cả nếu có phương tiện tài
chính. Nếu cô lập với thế giới thì vũ khí duy nhất của chế độ CSVN sẽ
chỉ là van xin, nhưng van xin sẽ hoàn toàn vô ích vì Trung Quốc đã quyết
tâm chiếm trọn Biển Đông. Khả năng mất quyền lợi trên Biển Đông gần như
chắc chắn. Cũng phải nói thêm rằng ngay bây giờ Hoa Kỳ và Châu Âu đã
thất vọng và ngày càng có khuynh hướng coi Việt Nam như một pariah
state, nghĩa là một nhà nước mạt hạng không đáng quan tâm.
Trong ngắn hạn, khi chọn lựa tiếp tục làm chư hầu Trung Quốc đã rõ,
sự thất vọng này -cùng với sự xét lại bắt buộc do cuộc khủng hoảng kinh
tế – sẽ khiến các nguồn đầu tư từ các nước dân chủ cạn kiệt và các thị
trường tại các nước này trở nên rất khó khăn cho Việt Nam. Dễ hiểu,
Trung Quốc ngày càng bị mất cảm tình trên thế giới và bị nhìn như một
mối đe dọa, làm chư hầu Trung Quốc thì không thể mong được thiện cảm của
thế giới. Hiện tượng này trên thực tế đã bắt đầu rồi. Sự thất vọng còn
đi đôi với phẫn nộ vì chính quyền cộng sản Việt Nam đàn áp dân chủ một
cách hung bạo ngay giữa lúc một làn sóng dân chủ đang trào dâng mạnh mẽ
và được sự cổ võ của cả thế giới. Cả đầu tư nước ngoài lẫn xuất khẩu đều
đã sút giảm một cách báo động và còn đang tiếp tục sút giảm. Một cơ hội
đã lỡ. Năm 2007, khi Việt Nam vừa gia nhập WTO (Tổ Chức Thương Mại Thế
Giới) nhiều người tin là Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hội nhập vào đà
tiến chung của thế giới và khối lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã
tăng vọt, lớn hơn tổng số đầu tư nước ngoài vào tất cả các nước trong
vùng. Các quan chức Việt Nam đã thẳng tay vơ vét, khi không lãng phí và
sai lầm vì thiếu khả năng. Ngày nay, ngoại trừ những dự án bắt buộc phải
tiếp tục vì đã đi khá xa, không còn ai đầu tư vào Việt Nam nữa. Sản
xuất và xuất khẩu cũng sút giảm nghiêm trọng. Nợ công của Việt Nam không
phải là 70 tỷ USD như chính quyền nhìn nhận mà có thể gấp đôi. Các tập
đoàn kinh tế nhà nước lỗ năng và nợ trên 50 tỷ USD. Ủy ban tài chính
quốc hội ước lượng Việt Nam cần ngay 12 tỷ USD để đương đầu với những
chi tiêu khẩn cấp, trước khi cần vay thêm nhiều nữa. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
sẽ không cho vay vì Việt Nam không đủ tiêu chuẩn. Hoa Kỳ và các nước
dân chủ sẽ không cho vay vì chính quyền Việt Nam đàn áp nhân quyền.
Trung Quốc sẽ cho vay nhỏ giọt nhưng với cái giá phải trả là cúi đầu
thấp hơn nữa và nhượng bộ nhiều hơn nữa trên Biển Đông. Việt Nam đang ở
trong một tình trạng kinh tế rất hiểm nghèo và có thể sụp đổ nếu mất đi
sự hợp tác với các nước dân chủ bởi vì hai thị trường lớn nhất của Việt
Nam là Châu Âu và Hoa Kỳ, kế tiếp là Nhật, trong khi Trung Quốc không
phải là một thị trường mà còn là một thâm thủng lớn. Chọn lựa của ĐCSVN
không phải chỉ đe dọa chủ quyền đất nước trong trung hạn mà trước mắt
còn có nguy cơ làm sụp đổ sinh hoạt kinh tế và dìm đất nước trong cảnh
nghèo đói. Một vòng xoắn oan nghiệt đang chờ đợi chúng ta: càng suy yếu
và cô lập càng lệ thuộc Trung Quốc nhưng càng lệ thuộc Trung Quốc lại
càng bị cô lập và suy yếu thêm.
Đó là tương lai mà ĐCSVN đang hứa hẹn cho đất nước. Ngõ cụt và đêm đen.
Đó là tương lai mà ĐCSVN đang hứa hẹn cho đất nước. Ngõ cụt và đêm đen.
Trách nhiệm về ai?
Giữa thập niên 1980, ngay sau khi mới vừa huênh hoang khoe chiến công
oanh liệt và trong lúc Trung Quốc còn đang lấn chiếm, ban lãnh đạo cộng
sản Việt Nam đã chọn quỳ xuống và cúi đầu để giữ nguyên ách toàn trị
của họ trên dân tộc. Và họ đã không gặp một phản ứng đáng kể nào. Các
thế hệ mai sau khi đánh giá cha anh họ sẽ rất băn khoăn giữa u mê và hèn
nhát. Ngày hôm nay, ngay giữa một làn sóng dân chủ mới đang dâng tràn
trên khắp thế giới, ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam quyết định quay lưng
lại với dân chủ, đàn áp thô bạo những đòi hỏi nhân quyền chính đáng và
tái khẳng định quan hệ lệ thuộc đối với chế độ cộng sản Trung Quốc. Ngày
trước cũng như bây giờ chính sách đối ngoại hoàn toàn được quyết định
bởi những người thiếu văn hóa và thiếu hiểu biết về thế giới, các nhà
ngoại giao đều bị biên tế hóa. Trách nhiệm về ai? Phải nhận định một
điều là dù những người lãnh đạo cộng sản chóp bu đang đấu đá nhau gay
gắt nhưng không có bất cứ một ai trong họ tỏ ý phiền lòng vì những những
vụ án chính trị thô bạo, không một ai bác bỏ những lời tuyên bố của
Nguyễn Chí Vịnh, không một ai hé lộ một cảm tình nào đối với dân chủ hay
một bực bội nào trước những lộng hành của Bắc Kinh. Họ xung đột với
nhau về quyền lực và quyền lợi nhưng họ giống nhau trong lập trường đối
với Trung Quốc. Họ đều có trách nhiệm, nhưng Nguyễn Tấn Dũng là người có
nhiều quyền lực nhất trong bảy năm qua nên Nguyễn Tấn Dũng cũng là
người chịu trách nhiệm nặng nhất. Nguyễn Tấn Dũng ra đi chưa chắc đất
nước đã thoát hiểm, nhưng nếu Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục cầm quyền chắc
chắn đất nước sẽ lâm nguy.
Khẩn trương
Chúng ta đã hiểu quá rõ những người cầm đầu đảng cộng sản. Không thể
hy vọng gì nơi họ. Bao giờ họ cũng đặt chủ nghĩa xã hội lên trên quyền
lợi của dân tộc, dù chủ nghĩa xã hội đã trở thành vô nghĩa và chỉ còn là
cái cớ để duy trì ách độc tài toàn trị mà họ áp đặt lên dân tộc. Họ
đang định kéo dân tộc vào một thảm kịch mới. Đất nước đang cần một phản
ứng mạnh mẽ và quả quyết để thoát hiểm. Tình hình khẩn trương này đòi
hỏi ở dân tộc Việt Nam, trước hết là trí thức Việt Nam, một sức bật mới
của ý chí và lòng yêu nước. Phải làm gì là một câu hỏi cần được thảo
luận. Điều chắc chắn là lúc này mọi người Việt Nam yêu nước và lương
thiện, dù ở cương vị nào, dù là cựu tù nhân chính trị hay sĩ quan công
an, phải chung sức với nhau, sau khi hòa giải với nhau nếu cần, trong
một cố gắng cứu nước chung. Ngược lại mọi thái độ cầu an cố tình không
nhìn thấy mối nguy lớn cho đất nước đều phải bị lên án thật dứt khoát.
© Nguyễn Gia Kiểng
(10/2012)
(10/2012)