Bùi Văn Bồng
Bế mạc HNT.Ư 6: Mục đích thực hiện NQT.Ư 4 là Tám chữ vàng: "cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe"...
Trung ương 6 "thành công tốt đẹp!"- Một Hội nghị chưa từng có trong lịch sử 82 năm của Đảng ta.(!)
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5, Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Ban
Chấp hành Trung ương đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị.
“Không phải cứ lập Ban chỉ đạo là xoay chuyển ngay được tình
hình như "một chiếc đũa thần". Bởi vì, đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ,
lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, của các
cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, vai trò của các đồng chí Trung ương,
các đồng chí lãnh đạo, quản lý của các ngành, các cấp là cực kỳ quan
trọng. Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên
phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”.
Nhưng, sau Hội nghị Trung ương 6, cán bộ đảng viên và nhân dân trong
cả nước bị “dội gáo nước lạnh”, quá bất ngờ. Và khi đó, người ta mới
nghiệm ra rằng “đũa thần” khó kiếm lắm, mà tính tiên phong của các đồng
chí Ủy viên Trung ương Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng cũng bị
mất tiêu luôn. Đọc và suy nghiệm, thấy TBT biết khả năng chống tham
nhũng không mấy dễ dàng, cho dù Ban Chỉ đạo PCTN có thuộc Bộ Chính trị
do TBT giữ chức Trưởng ban cũng chưa chắc làm ra tấm ra miếng gì.
Khi con người ta thiếu bản lĩnh, không chí quyết thì chẳng làm được
việc gì có chất lượng, huống hồ chống được tham nhũng tràn lan như dịch
sâu thì càng là việc khó, cần phải thể hiện quyết tâm bản lĩnh rất cao.
Vì vậy, ông cũng tinh khôn rào trước đón sau: “… đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”…
Vâng, biết là “khó khăn, phức tạp, gian khổ, lâu dài”. Cả nước biết
rồi, tham nhũng nổi lên và thấy rõ ít nhất cũng hơn 20 năm nay, 4 nhiệm
kỳ Đại hội Đảng đều thấy nêu sang sảng trong Nghị quyết là “kiên quyết
đấu tranh phòng chống tham nhũng”. Nay còn xác định lâu dài chắc thế hệ
10X hiện nay đã thành cố nội rồi mà tham nhũng càng dầy thêm tham nhũng,
kẻ tham nhũng vẫn là ẩn số: “đồng chí X", rồi "các đồng chí Y, Z, W…”
trong phương trình mà những người giải quên hết, hoặc cố tình bỏ qua
công thức...(?!).
Còn khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng thay ông
Phan Văn Khải (từ nhiệm trước nhiệm kỳ 1 năm), đã hứa một câu xanh rờn: “Làm Thủ tướng, khong chống đựơc tham nhũng thì tôi xin từ chức!”.
Nay, bước sang nhiệm kỳ thứ hai rồi, tham nhũng càng lấn sâu, thủ đoạn
tinh vi, cấu kết nhóm lợi ích càng chặt chẽ, khó giằng ra lắm! Ban Chỉ
đạo phòng chống tham nhũng không làm gì có hiệu quả, cho nên Đảng cầm
quyền không chịu được, mới bàn cách: “Thôi, tốt nhất để Đảng làm, vì Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện”.
Chỉ riêng động thái đó cũng thấy rằng phòng chống tham nhũng dù Ban Chỉ
đạo chuyên trách đã gần 10 năm hoạt động hầu như không phòng được gì
và cũng không chống được ai, nhất là các vụ lớn, cán bộ có chức quyền
cao, làm thất thoát của nhà nước hàng chục, hàng trăm tỉ đồng, lại sinh
ra nợ xấu kìm hãm, gây ách tắc cho nền kinh tế, kéo lùi sự nghiệp đổi
mới. Thế mà ngay như kỷ luật Đảng coi như "chịu trách nhiệm về chính trị” mức nhẹ hều là khiển trách cũng không có, nói gì đến từ chức?
Hóa ra, Thủ tướng chỉ là “nói dzậy mà hổng phải dzậy”,
có thấy ai từ chức đâu. Hơn nữa, qua 129/175 lá phiếu tại Hội nghị Trung
ương 6 mới rồi, người ta càng thấy rõ là ông TBT NPT nói cũng không
sai: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí
chiến đấu, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân
dân; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm”.
Vậy nên, cái "đũa thần" mà TBT đã nêu không ở đâu xa. Đó là lòng dân, là thực thi dân chủ
một cách thực sự có hiệu quả cao, là Nhà nước pháp quyền - "sống là làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật" - như pa-nô, khẩu hiệu đỏ rực. Đó là
thực hiện nghiêm nguyên tắc điều lệ Đảng, kỷ cương phép nước, có bản
lĩnh tự chủ, tự quyết, không thỏa hiệp với bất cứ ai hoặc làm theo sự
chỉ đạo của bất kỳ thế lực nào....
Nếu không làm được như thế, “đũa thần” dù muốn cũng không thể
có, vì Phật, Bụt đâu có giao đũa thần cho những người mà ngay như cầm
quyền cũng không biết cách cầm cho chắc ăn, không biết tôn trọng "thực
tế khách quan", không xem xét "khách quan, khoa học, biện chứng", tùy
tiện làm theo ý chủ quan, theo sự cạn suy của mình... (chắc Phật nghĩ:
Giao đũa thần cho người không biết quý sự thần diệu của sức mạnh đoàn
kết toàn dân, sức mạnh công lý, lẽ phải, không khéo bị bọn gian tham ăn
cắp đem bán chuyển thành vàng, ngoại tệ).
Còn tính tiên phong, nhắc lại như TBT nêu lên: “Mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng hãy là một chiến sĩ tiên phong, đi đầu trong cuộc đấu tranh này”.
Rõ là họ đã rất tiên phong. Tiên phong trong việc bỏ lá phiếu cho
xong, rồi về, tiếp tục củng cố “trận địa tham nhũng” để khi cần là kịp
thời phản pháo, trả đũa lại ai chống tham nhũng. Chỉ có dzậy và chỉ
dzậy, không mong gì hơn. Vì thế, trời sinh ra tiếng gáy của con gà trống
sau khi đã sung sướng phạch, phạch trên lưng con gà mái, nhảy lên chỗ
cao nhất trên đụn rạ: “Đời-có-thế-mà-thôi (!).
Bùi Văn Bồng
- Này con, hỏi ý kiến của con, nhà ta "dân chủ" mà! Coi như bố có lỗi, con đánh bố đi!
- Thôi, kỳ lắm, ai lại ngược đời, con lại đánh bố bao giờ, mang tội "dưới kỷ luật trên", bất hiếu lắm! ... Hì, hì.. con chưa đánh, bố đã mếu máo rồi, thấy "xương nhắm", tha cho bố đấy!
- A! Thằng này giỏi, biết ý tứ! Vậy là con tha cho bố? ... Hí hí, he he... thế là bố công khai với mọi người: "Ta không có lỗi gì cả!"...