October 29, 2012
Trẻ
em miền núi (danh pháp khoa học: Mao-từn bây-bi) là những người đi đầu
trong phong trào ăn mặc thiếu vải và nhịn ăn từ hàng trăm năm qua. Đây
là nội dung một nghiên cứu gây sốc của đại học hót-gơn Việt Nam HGU.
Trước đây, nhiều người quan niệm rằng chính giới hót-gơn mới là mẹ đẻ
của bộ môn ăn mặc hở hang giữa trời Đông giá rét miền Bắc.
“Mặc ít quần áo mang lại rất nhiều lợi ích” – ông Chử Đồng Tử, một người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ăn mặc thiếu vải trả lời phỏng vấn TKT – “Cá
nhân tôi đã áp dụng triệt để phương pháp này để lấy được tiểu thư con
nhà đại gia là công chúa Tiên Dung. Sau này các cuộc thi sắc đẹp có thêm
mục thi bi-ki-ni cũng là tạo điều kiện cho các thí sinh tiếp thị tới
đại gia trên diện rộng”. Kĩ năng lộ hàng hiện đang được cấp tốc phổ cập cho các thí sinh của Việt Nam xờ Nếch Tóp Mo-đờn.
Tuy nhiên, bất chấp đã chịu khó mặc hở hang, nhịn ăn để giữ dáng,
đồng thời có khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời khi di chuyển trên núi đá
cheo leo, trẻ em miền núi vẫn chưa một lần đoạt danh hiệu Nếch tóp mô
đờn, vốn dành cho các cô gái mảnh mai biết giữ thăng bằng trên giày cao
gót.
Đặc biệt, khá tương đồng với các hót-gơn, Trẻ em miền núi cũng khiến
nhiều bà nội trợ ghen tức vì khả năng chi tiêu của mình. Trong khi giá
rau muống đã lên đến 10.000 đồng/kg, cà chua 8.000 đồng/kg và cải thảo
20.000 đồng/kg, khiến các bà nội trợ méo mặt, thì trẻ em miền núi vẫn ăn
rau hàng ngày. “Tôi nhiều khi phải mất cả triệu bạc mới có rau sạch mà ăn” – anh Nguyễn Phi Đội, dân chơi chuyên nghiệp tỏ ra cay cú.
Trước hiện tượng xã hội này, một số nhân vật có ảnh hưởng đã quyết
định thực hiện các chiến dịch giúp trẻ em miền núi hòa nhập trở lại với
cuộc sống bình thường. Ông Trần Đăng Tuấn, người đã từ chức phó tổng
giám đốc Vê-tê-vê dù không lộ đoạn băng ghi âm nào với Mít-tơ Đàm, đang
ép trẻ em miền núi phải ăn thịt. Dự án của ông mang tên “Cơm có thịt”, hiện đang thu hút được sự ủng hộ đông đảo của tầng lớp trung lưu đồng bằng ít ăn rau. “Không thể để cả xã hội bị gút vì ăn thịt, mà một số đối tượng ở trên cao lại nhởn nhơ ăn rau được”
– nhà đấu tranh vì nhân quyền Doóc Goan-cơ Bút, người đã từng ép thành
công nhân dân I-rắc ăn bom đạn thay cơm lên tiếng đãi bôi.
Trong một diễn biến khác, ca sỹ Thái Thùy Linh, giám khảo chương
trình Đồ-rê-mí, cũng chưa lộ băng ghi âm nào với em-xi Xuân Bắc, đã trèo
đèo vượt suối lên miền núi để ép trẻ em nơi đây phải ăn mặc kín đáo. Hãng
Víc-to-ri-a Xích-cơ-rít phối hợp cùng Đại học hót-gơn Việt Nam HGU đang
có kế hoạch biểu tình phản đối chiến dịch phi nhân văn này. “Ăn mặc hở hang là truyền thống của nước ta từ hàng nghìn năm qua, tôn lên vẻ đẹp của tạo hóa” – giáo sư Dương Nhật Bản ôn tồn – “Nếu Đam San mặc quần đùi đi bắt Nữ thần Mặt trời, tôi đảm bảo Nữ thần không chịu theo về”.
Nếu quý độc giả của TKT muốn giúp đỡ trẻ em miền núi chống lại các
thế lực thù địch, tiếp tục được ăn mặc hở hang và ăn rau trừ bữa, xin
hãy bớt chút ít thời gian ủng hộ bằng cách bấm vào nút “Share” phía dưới bài viết, để nhà nhà học tập, người người tiếp thu, gơn gơn noi gương theo trẻ em miền núi.
Nếu quý độc giả muốn kéo trẻ em miền núi về cùng đẳng cấp với mình,
ngoài việc bấm nút “Share” xin hãy ủng hộ cho chương trình “Cơm có thịt”
của ông Trần Đăng Tuấn và “Mặc Ấm” của ca sỹ Thái Thùy Linh theo các
địa chỉ sau:
+ Ai có cơm, canh, hải sản, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo xin gửi đến địa chỉ:
Dự án “Cơm có thịt”
Tên chủ tài khoản: Trần Đăng Tuấn
Số tài khoản: 0011004025430 VIETCOMBANK
Chi nhánh: Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Gửi từ nước ngoài về, xin ghi thêm : Swift Code : BFTVVNVX
Email : batcomcothit@gmail.com
+ Ai có áo Măng-gô, Ni-nô-mắc, Zara, Đi-en-di, kính mát Đi-ò, giày
Nai-goét, túi xách Xác-en-kết, Lờ-vê, vv mết in Hàng Châu dùng lâu chưa
hỏng xin gửi đến địa chỉ:
Chương trình “Mặc ấm”
Nhà số 21, ngõ 26 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
vihocsinhdantocmiennui@gmail.com
Hotline: 01678.60.9999
Tài khoản: Thái Thùy Linh, 0451001925737, ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công – Hà Nội
Trong khi đó,
lý giải vấn đề trẻ em miền núi, nhà du hành vũ trụ Nêu Am-xờ-choong cho biết: “Khi người ta ở trên cao, mức thu nhập của họ sẽ
Sốc: Ăn mặc thiếu vải, vẫn không được lên báo
Trẻ
em miền núi (danh pháp khoa học: Mao-từn bây-bi) là những người đi đầu
trong phong trào ăn mặc thiếu vải và nhịn ăn từ hàng trăm năm qua. Đây
là nội dung một nghiên cứu gây sốc của đại học hót-gơn Việt Nam HGU.
Trước đây, nhiều người quan niệm rằng chính giới hót-gơn mới là mẹ đẻ
của bộ môn ăn mặc hở hang giữa trời Đông giá rét miền Bắc.
“Mặc ít quần áo mang lại rất nhiều lợi ích” – ông Chử Đồng Tử, một người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ăn mặc thiếu vải trả lời phỏng vấn TKT – “Cá
nhân tôi đã áp dụng triệt để phương pháp này để lấy được tiểu thư con
nhà đại gia là công chúa Tiên Dung. Sau này các cuộc thi sắc đẹp có thêm
mục thi bi-ki-ni cũng là tạo điều kiện cho các thí sinh tiếp thị tới
đại gia trên diện rộng”. Kĩ năng lộ hàng hiện đang được cấp tốc phổ cập cho các thí sinh của Việt Nam xờ Nếch Tóp Mo-đờn.
Tuy nhiên, bất chấp đã chịu khó mặc hở hang, nhịn ăn để giữ dáng,
đồng thời có khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời khi di chuyển trên núi đá
cheo leo, trẻ em miền núi vẫn chưa một lần đoạt danh hiệu Nếch tóp mô
đờn, vốn dành cho các cô gái mảnh mai biết giữ thăng bằng trên giày cao
gót.
Đặc biệt, khá tương đồng với các hót-gơn, Trẻ em miền núi cũng khiến
nhiều bà nội trợ ghen tức vì khả năng chi tiêu của mình. Trong khi giá
rau muống đã lên đến 10.000 đồng/kg, cà chua 8.000 đồng/kg và cải thảo
20.000 đồng/kg, khiến các bà nội trợ méo mặt, thì trẻ em miền núi vẫn ăn
rau hàng ngày. “Tôi nhiều khi phải mất cả triệu bạc mới có rau sạch mà ăn” – anh Nguyễn Phi Đội, dân chơi chuyên nghiệp tỏ ra cay cú.
Trước hiện tượng xã hội này, một số nhân vật có ảnh hưởng đã quyết
định thực hiện các chiến dịch giúp trẻ em miền núi hòa nhập trở lại với
cuộc sống bình thường. Ông Trần Đăng Tuấn, người đã từ chức phó tổng
giám đốc Vê-tê-vê dù không lộ đoạn băng ghi âm nào với Mít-tơ Đàm, đang
ép trẻ em miền núi phải ăn thịt. Dự án của ông mang tên “Cơm có thịt”, hiện đang thu hút được sự ủng hộ đông đảo của tầng lớp trung lưu đồng bằng ít ăn rau. “Không thể để cả xã hội bị gút vì ăn thịt, mà một số đối tượng ở trên cao lại nhởn nhơ ăn rau được”
– nhà đấu tranh vì nhân quyền Doóc Goan-cơ Bút, người đã từng ép thành
công nhân dân I-rắc ăn bom đạn thay cơm lên tiếng đãi bôi.
Trong một diễn biến khác, ca sỹ Thái Thùy Linh, giám khảo chương
trình Đồ-rê-mí, cũng chưa lộ băng ghi âm nào với em-xi Xuân Bắc, đã trèo
đèo vượt suối lên miền núi để ép trẻ em nơi đây phải ăn mặc kín đáo. Hãng
Víc-to-ri-a Xích-cơ-rít phối hợp cùng Đại học hót-gơn Việt Nam HGU đang
có kế hoạch biểu tình phản đối chiến dịch phi nhân văn này. “Ăn mặc hở hang là truyền thống của nước ta từ hàng nghìn năm qua, tôn lên vẻ đẹp của tạo hóa” – giáo sư Dương Nhật Bản ôn tồn – “Nếu Đam San mặc quần đùi đi bắt Nữ thần Mặt trời, tôi đảm bảo Nữ thần không chịu theo về”.
Nếu quý độc giả của TKT muốn giúp đỡ trẻ em miền núi chống lại các
thế lực thù địch, tiếp tục được ăn mặc hở hang và ăn rau trừ bữa, xin
hãy bớt chút ít thời gian ủng hộ bằng cách bấm vào nút “Share” phía dưới bài viết, để nhà nhà học tập, người người tiếp thu, gơn gơn noi gương theo trẻ em miền núi.
Nếu quý độc giả muốn kéo trẻ em miền núi về cùng đẳng cấp với mình,
ngoài việc bấm nút “Share” xin hãy ủng hộ cho chương trình “Cơm có thịt”
của ông Trần Đăng Tuấn và “Mặc Ấm” của ca sỹ Thái Thùy Linh theo các
địa chỉ sau:
+ Ai có cơm, canh, hải sản, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo xin gửi đến địa chỉ:
Dự án “Cơm có thịt”
Tên chủ tài khoản: Trần Đăng Tuấn
Số tài khoản: 0011004025430 VIETCOMBANK
Chi nhánh: Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Gửi từ nước ngoài về, xin ghi thêm : Swift Code : BFTVVNVX
Email : batcomcothit@gmail.com
+ Ai có áo Măng-gô, Ni-nô-mắc, Zara, Đi-en-di, kính mát Đi-ò, giày
Nai-goét, túi xách Xác-en-kết, Lờ-vê, vv mết in Hàng Châu dùng lâu chưa
hỏng xin gửi đến địa chỉ:
Chương trình “Mặc ấm”
Nhà số 21, ngõ 26 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
vihocsinhdantocmiennui@gmail.com
Hotline: 01678.60.9999
Tài khoản: Thái Thùy Linh, 0451001925737, ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thành Công – Hà Nội
Trong khi đó,
lý giải vấn đề trẻ em miền núi, nhà du hành vũ trụ Nêu Am-xờ-choong cho biết: “Khi người ta ở trên cao, mức thu nhập của họ sẽ khác"