Lỗ Trí Thâm
Tranh biếm họa BaBui/Dân Làm Báo
Kết quả Hội Nghị Trung Ương vừa rồi bất thường. Việc Ban
Chấp Hành Trung Ương bác bỏ quyết định của Bộ Chính Trị là
điều bình thường, và đúng với điều lệ của Đảng, Ban Chấp
Hành Trung Ương là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế nhưng chỉ bác
bỏ khi quyết định của Bộ Chính Trị không đủ sức thuyết phục
hay sai trái, đây lại công nhận kết luận nhưng từ chối đưa ra kỉ
luật. Đó là thừa một lí do để ta thử nhìn lại, đảng Cộng
Sản Việt Nam là ai.
Vào những năm 30 của thế kỉ trước, khi mà các cuộc khởi
nghĩa chống lại thực dân Pháp đã thất bại và đi vào bế tắc
thì xuất hiện một lực lượng chống đối mạnh mẽ khác xuất
hiện, đó là những người cộng sản. Đây là sự thách thức nghiêm
trọng ách thống trị của thực dân Pháp, do những người cộng
sản sử dụng phương pháp đấu tranh dựa trên lực lượng và tổ
chức chính trị, nhất là có hỗ trợ và liên kết ở bên ngoài,
tức Quốc Tế Cộng Sản.
Tôn chỉ của những người Cộng Sản dựa theo triết học và lí
thuyết xã hội của Mác (tôi tránh dùng từ chủ nghĩa, vì trên
thế giới không có triết học nào là chủ cả, nó nhiều, đa dạng
và biến đổi theo thời đại). Thứ lí thuyết này xuất hiện ở
châu Âu vào thế kỉ thứ 19 khi mà thế giới đang chuyển mình,
cách mạng khoa học cùng sự tích lũy của cải của tầng lớp
thượng lưu, mà ta thường gọi là thời kì hoang dã của Chủ
Nghĩa Tư Bản. Học thuyết này chủ yếu nêu sự mâu thuẫn giữa
chủ và giai cấp công nhân và thực sự không hấp dẫn cho các
nước thuộc địa.
Tình thực sự thay đổi khi Lý Ninh (Lê Nin) bên Nga, 1917, dựa
vào hậu thuẫn của vua Đức, bạo loạn lật đổ chế độ Sa Hoàng,
tuyên bố thành lập nhà nước Xô Viết, với đặc trưng là tư liệu
sản xuất không thuộc tư nhân mà do chính quyền quản lí. Và điều
dễ hiểu là tất cả các quốc gia hồi đó xúm vào bao vây nhà
nước Xô Viết. Để nhằm giải thoát vòng vây đó, Lí Ninh tung ra
một chiêu tuyệt vời, cái gọi là Cách Mạng Vô Sản ở các nước
thuộc địa, nhằm tạo bất ổn vào sân sau của các nước đế quốc
thực dân, từ đó Quốc Tế Cộng Sản ra đời, trực tiếp cũng như
gián tiếp chi phối cách mạng ở các nước thế giới thứ ba.
Cả ba vùng: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì đều có những đảng
nhóm cộng sản hoạt động độc lập. Quốc Tế Cộng Sản giao nhiệm
vụ cho Nguyễn Ái Quốc thống nhất 3 đảng lại thành Đảng Cộng
Sản Đông Dương, với tổng bí thư đầu tiên là Trần Phú, trong
dòng họ gia đình gọi là Phú “chuột”. Các sử gia nhầm lẫn
lớn, coi Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra đảng Cộng Sản
Đông dương, ông Nguyễn lúc đó và mãi sau này vẫn chỉ là giao
liên giữa Quốc Tế Cộng Sản và Đông Dương. Mọi thư từ gửi từ
Đông Dương qua ông Nguyễn sau đó mới tới Quốc Tế Cộng Sản và
ngược lại.
Với cách hoạt động như thế Đảng Cộng Sản Đông Dương có lợi
thế là nhận được sự gíúp đỡ, thông tin chỉ đạo kịp thời từ
Quốc Tế Cộng Sản nhưng có yếu điểm chết người là ai nắm được
yết hầu thông tin thư từ đi lại sẽ khuynh đảo, lợi dụng, thậm
chí sinh mạng các cán bộ hoạt động ở Đông Dương bị nguy hiểm
nếu đường giao liên đó bị rò rỉ. Hồi đó đã có phàn nàn là
Nguyễn Ái Quốc đã tự động sửa thư từ từ Đông Dương gửi cho
Quốc Tế Cộng Sản.
Và sau đó tất cả các đời tổng bí thư, Trần Phú, Ngô Gia
Tự. Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập đều bị lộ và bị Pháp xử tử
hình cùng các cán bộ cộng sản có uy tín, có ảnh hưởng tới
đảng, nhất là những học viên có tương lai sáng giá được cử
sang Quảng Châu học tập, về nước đều bị lộ. Và nghiễm nhiên,
khi Nguyễn Ái Quốc, là cán bộ của Quốc Tế Cộng Sản về, thì
trở thành lãnh đạo tuyệt đối, không ai cản trở về đường lối
chính sách. Những cán bộ trung ương, ông Nguyễn đều chọn những
học trò do chính mình đào tạo.
Bản chất thực sự của đảng Cộng Sản bắt đầu biến dạng từ
đây. Từ một đảng tiên phong của giai cấp nghèo, có phương pháp
tổ chức và đấu tranh hiện đại dân chủ, Nguyễn Ái Quốc đã biến
nó thành phong trào khởi nghĩa kiểu nông dân, trong đó lãnh tụ
tuyệt đối tài giỏi thần bí có quyền ban phát chức vụ và
đặc biệt toàn quyền cá nhân đưa ra những sách lược quan trọng
không qua cọ sát tranh luận thường thấy ở các đảng chính trị
khác, đẩy dân tộc vào những cuộc phiêu lưu đẫm máu không cần
thiết. (Những cuộc phiêu lưu này tôi đã viết nhiều qua các
diễn đàn, ví dụ như hoạt động của Việt Minh đã bỏ lỡ không
liên lạc chặt chẽ với Stalin, hay tự ý giải tán đảng Cộng Sản
Đông Dương gây hậu quả nghiêm trọng là một thời gian dài không
có đồng minh đến khi Mao Trạch Đông thành công thì bắt buộc
phải ngả theo là điều tất yếu)
Khi đã thiết lập được chính quyền ở miền Bắc, chính quyền
kiểu phong kiến lại càng lộ rõ. Trung ương tồn tại chục năm
trời cũng chỉ từng đấy khuôn mặt, do Bác phân công. Thậm chí
những người có tội như Nguyễn Chí Thanh, khi bị Pháp bắt đã
khai ra bao nhiêu cơ sở, nhiều đồng chí bị tử hình mà vẫn được
Bác phong làm đại tướng. Lê Duẩn khi bị Pháp bắt là ủy viên
Trung Ương cùng với Nguyễn Thị Minh Khai nhưng chỉ bị 5 năm tù do
“biết điều” còn người kia bị tử hình. Tất cả các đảng viên
ở cơ sở chỉ có nhiệm vụ duy nhất là học tập và thực hiện
những chính sách ở trên đưa xuống. Không tin Trung Ương thì tin
ai, đó là câu nói cửa miệng.
Cả một thời gian dài, cơ chế hoạt động đó rất hiệu quả do
điều kiện chiến tranh, tức là cả miền Bắc nền kinh tế tập
trung cộng với viện trợ từ khối XHCN nên Trung Ương có quyền
chia cho ai, cắt của ai và độc quyền nhận viện trợ nên địa
phương phải tuyệt đối tuân thủ.
Đảng Cộng Sản thời hoàng kim là thời bao cấp đã hoạt động
theo kiểu phong kiến trá hình thì vào thời rệu rã nó cũng sẽ
đi theo con đường phong kiến: Nạn xứ quân lãnh chúa. Xưa kia có
minh chúa ban phát chỉ bảo thì nay mỗi quan trong triều cũng
phải liên kết với các lãnh chúa vùng xa tạo bè cánh và điều
cốt lõi, thủ lợi. Lãnh chúa thời nay là các ủy viên Trung Ương
phụ trách các tỉnh hay đứng đầu các ngành. Hơn ai hết họ
hiểu rằng, cơ chế này đang kiếm ăn thuận lợi nhất và bảo họ
bỏ phiếu dẹp người canh cửa cho họ kiếm ăn, là thủ tướng
Dũng, thì không bao giờ.
Thủ tướng Dũng xuất thân từ cán bộ tỉnh đội An Giang, nhưng
lộ quan không phải bằng con đường kinh tế mà bằng thủ đoạn công
an. Chỉ vì dùng mưu giả vờ bố trí cho dân làng theo kháng
chiến quân của Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá rồi úp gọn mà được
điều thẳng ra Hà Nội làm thứ trưởng Công An. Từ thống đốc ngân
hàng lên làm phó thủ tướng phụ trách mảng công nghiệp và tài
chính nhưng mảng đó luôn luôn be bét, do đó, khi đó khó mà có
thể tranh nhau với Vũ Khoan lên làm thủ tướng, lúc đó Vũ Khoan
đang là ngôi sao sáng trong cơn sốt WTO. Nhưng nhờ công an khui ra
vụ Mai Văn Dậu, mảng thương mại do Vũ Khoan phụ trách. Mai Văn Dậu
hồi đó người của tổng cục 2, nhưng tổng cục, đứng đầu là
tướng Vịnh, đang mắc nạn vụ Sáu Sứ T4, không cứu được.
Với quyền hạn của thủ tướng, Dũng đã nâng cấp một loạt
các công an lên hàm trung tướng rồi bố trí về các tỉnh làm bí
thư, và nghiễm nhiên cơ cấu thành ủy viên Trung Ưong, tạo tay
chân cho mình.
Do đó hội nghị Trung Ưong vừa rồi không những ở ngoài mà
ngay cả đảng viên và các lão thành cách mạng cũng tưởng đảng
muốn làm trong sạch đội ngũ của mình. Thực ra chỉ là động
thái cân bằng lại quyền lực mà thủ tướng Dũng đã đi quá xa.
Cho dù nay mai ông Dũng có từ chức hay không thì cũng phải nhắc
nhở phe Dũng. Ai chứng kiến các buổi phê và tự phê của Bộ
Chính Trị và Hội Nghị Trung Ương đều thấy rõ điều đó. Cho dù
có nói mạnh hay đập giấy xuống bàn thì câu nói cuối cũng bỏ
ngỏ để đối phương tự chỉnh. Hội Nghị kết luận không kỉ luật
một ai và tổng bí thư tuyên bố thành công mĩ mãn ai ở ngoài
cũng cho là giả dối nhưng thực sự là đúng như vậy, ông Dũng
đã nhượng bộ còn hơn cả dự kiến ban đầu.
Và ta có thể kiếm chứng sự hả hê mỹ mãn của hai ông Trọng
và Sang. Sau hội nghị ông Sang hưng phấn vui vẻ khuyên người dân
cứ mạnh dạn chống tham nhũng đừng sợ gì cả, có lẽ cái quyền
và những quyền mà ông vừa giành lại được sau hội nghị Trung
Ưong mà ông quên lòng tự trọng của người bình thường. Thử hỏi
ông có trong tay nào thanh tra toà án, công an và cá nhân ông có
cảnh vệ, ra đường có xe riêng không ai có thể gây gổ kiếm
chuyện với ông mà ông chống tham nhũng không được mà còn khuyên
dân lành tay không? Nhà ông có quán cà fê mà nó ghét thuê xã
hội đen đến quấy phá, sập tiệm chết đói ông có dám chống tiêu
cực không?