Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Chỉ có một lối thoát : Phải bình thường hóa ĐCSVN

Ngay từ khi mới được thành lập ĐCSVN đã khác với những đảng cộng sản cùng thời trên thế giới ở chỗ, không phải là một đảng thuần nhất, mà là 2 đảng bị Staline ghép lại với nhau để dễ bề chi phối.
Sau khi bị ghép, ĐCSVN trở thành một đảng 2 phái : Phái Trần Phú hoàn toàn tuân thủ mọi mệnh lệnh đến từ Staline, được coi là phái “Ngoại bang”. Phái “Dân tộc” của ông Hồ luôn luôn đi hàng đôi: một phần dựa vào Đệ Tam Quốc tế để kiếm sống, một phần dựa vào dân tộc để có chính nghĩa. Hai phái luôn luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Ông Hồ khôn ngoan hơn, không nề hà khi phải mượn bàn tay thực dân Pháp để tiêu diệt đối thủ cũng như tự đầu quân dưới trướng Tưởng Giới Thạch trong cái gọi là Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội cùng với Nguyễn Hải Thần để bảo vệ mạng sống của mình.
Khi cướp được chính quyền năm 1945, trong đảng vẫn chia làm 2 phái: phái nắm guồng máy “Lãnh đạo” đứng đầu là Tổng Bí thư, phái nắm guồng máy “Quản lý” đứng đầu là Thủ tướng chính phủ.
Trong suốt thời gian từ 1946 cho tới khi Đổi Mới, ĐCSVN luôn luôn bị phái Lãnh đạo khống chế với những người cầm đầu như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn. Thực quyền nằm ở trong tay những người này, khiến ông Hồ tuy mang tiếng là lãnh tụ cũng chỉ có tiếng mà không có miếng. Ông Phạm Văn Đồng, người giữ chức vị Thủ tướng lâu nhất thế giới, cũng chỉ như là một người quản gia già bằng lòng với thân phận của mình.
Chỉ từ khi khuôn mẫu “Tập trung bao cấp” của Stalin sau 75 được Lê Duẩn đem áp dụng từ Bắc chí Nam bị phá sản, bắt buộc ĐCSVN phải trả lại một phần tự do kinh tế cho người dân, phái “Quản lý”, cầm đầu bởi những Thủ tướng người miền Nam, được sự hỗ trợ của nền kinh tế miền Nam được phục hồi và nguồn đầu tư nước ngoài, mới đủ sức đương đầu với phái “Lãnh đạo” cầm đầu bởi những TBT Đảng, người miền Bắc.
Thế sự xoay vần, phái Quản lý trở nên mỗi ngày một mạnh, nhất là với Nguyễn Tấn Dũng. Từ nhiệm kỳ 2, Nguyễn Tấn Dũng không coi TBT mới của Đảng là Nguyễn Phú Trọng ra gì nữa. Hai phái trong Đảng được “cá nhân hóa” để trở thành 2 phe : phe “TBT Nguyễn Phú Trọng” và phe “TT Nguyễn Tấn Dũng”. Sự tranh đua giữa 2 phái trong Đảng trở thành sự đấu đá giữa 2 cá nhân Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong sự tranh giành quyền và lợi.
Tuy cá nhân NPT hơn hẳn cá nhân NTD về mặt trí thức, nhưng đó cũng là điểm yếu của NPT: quá giáo điều, quá lú lẫn, chỉ biết bám vào cái gọi là CN Mác-Lê, lại thiển cận, nhu nhược, không có bản lĩnh như NTD, một con người đầy tham vọng, hoàn toàn thực tiễn, không cần biết lý thuyết là gì, chỉ tin vào sức mạnh của CA và tiền tài của giới đại gia, nên từ 10 năm nay đã biết tạo cho mình một lực lượng hùng mạnh mà nòng cốt là Công an và giới kinh tài.
Được sự hỗ trợ của 2 “lực lượng” này nên mỗi ngày phe “TT” một lấn áp phe “TBT” trong việc phân chia quyền hành và quyền lợi, bắt buộc phe “TBT” phải dựa vào Trung Quốc về tài chính và chính trị để tìm cách lật lại thế cờ.
Ngoài việc phải dựa vào ngoại bang, phe “TBT” còn lôi kéo một nhân vật đang đứng chầu rìa là CT Nước, với hứa hẹn khi loại bỏ được NTD, CT Nước TTS sẽ là thủ lãnh phe miền Nam và trở thành Thủ tướng.
Kết quả của HNTW6 cho thấy phe TBT đã bị thất bại nặng và mất cả chì lẫn chài. Chỉ cần phân tích một câu trong Phát biểu dài 6472 chữ của ông TBT là đủ thấy Phát biểu này chỉ là một bức hàng thư nhận tội trước mặt đông đủ bá quan:
“Bộ CT đã thống nhất 100%, đề nghị BCHTW cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đốii với một đồng chí Ủy viên BCT”:
BCT cả thẩy có 14 đồng chí, trừ đi Một Đồng chí Ủy viên BCT tức là cả 13 đồng chí còn lại, có tên tuổi rõ ràng, đều xin nhận hình phạt kỷ luật (sanction disciplinaire) để đổi lại sự “xem xét kỷ luật” một Đồng chí mà ông TBT không dám gọi tên – vì sợ thêm tội phạm húy có thể bị chu di tam tộc -. “Xem xét kỷ luật” là cái quái gì ? Ai giỏi tiếng Tây, tiếng Tàu, dịch giùm. Nhưng chắc chắn là bố bảo, 175 đồng chí ủy viên TW6 cũng chả dám “xem xét” Đồng chí Không Tên này. Ban Chấp hành chỉ còn có nước xí xóa tội của cả 13 đ/c Ủy viên BCT, kể cả đ/c TBT để khỏi phải “xem xét”.
Nghe kể lại trước khi Hội nghị TW bỏ phiếu, phe NPT khẩn khoản xin đừng bỏ phiếu để khỏi bị mất mặt. Nhưng những nhân vật nặng kí trong phe NTD không chịu. Kết quả là NTD được 129/175 phiếu ủng hộ. Đối với Tây phương tỷ lệ ủng hộ này rất cao: từ trước tới nay chưa có 1 ứng cử viên các nước dân chủ Tây phương nào đạt được như vậy. Nhưng cái cần biết là trong số 46 vị cầm số phiếu còn lại, có bao nhiêu vị dám phủ quyết ? Thật ra rất dễ đoán biết vì chỉ có 5 vị Trung ủy dám công khai đề nghị “xem xét kỷ luật đồng chí NTD”, cộng với TBT và CT Nước, cả thẩy là 7 vị. Còn lại 39 vị đều lẩn mất. 5 vị xứng đáng được tôn là những Samourai của TBT và CT Nước, là:
- Nguyễn Doãn Khánh, BT Tỉnh ủy Phú thọ
- Huỳnh Ngọc Sơn, Phó CT QH
- Vũ Trọng Kim, Phó CT UBTW Mặt trận Tổ quốc.
- Phạm Quang Nghị, BT Thành ủy Hà Nội
- Phan Văn Sáu, BT tỉnh ủy An Giang
5 vị này làm sao mà địch được với những tướng lãnh oai phong lẫm liệt dưới trướng ngài Thủ tướng như Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng bộ QP, Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến, Trung tướng Tô Lâm, thứ trưởng bộ CA. Những vị này đã nhất quyết đòi cho được có cuộc bỏ phiếu để biết những ai dám chống ngài Thủ tướng. Số phận của 5 vị Samourai kể trên chỉ còn treo trên sợi tóc!
Cũng cần cảm thông với các vị bí thư Trung ủy bị bắt buộc phải tới chứng kiến cuộc đấu đá giữa 2 phe trong Đảng : tuyệt đại đa số những vị này đều chỉ là những chong chóng gió thổi chiều nào quay chiều ấy. Gió thổi theo chiều đồng chí Không tên. Thấy Đồng chí Không tên mạnh thì bỏ phiếu cho Đồng chí để sớm được về nhà với vợ con, tiếp tục truất hữu đất người dân, lấy đất xây tư dinh, làm sân golf chứ!
Sở dĩ phe TBT chịu muối mặt như vậy vì chỉ muốn còn giữ được một vài chỗ trong những cơ cấu hái ra tiền là:
Doanh nghiệp Nhà nước: “Quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp Nhà nước, đặt biệt là nhân sự Chủ tịch Hội đồng Quản trị,Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Bí thư đảng ủy doanh nghiệp”. Nói cho dễ hiểu hơn : Các ông chủ doanh nghiệp Nhà nước cũng là những bí thư đảng mà đa số là chân tay của NPT.
Sở hữu đất đai: “Trung Ương tiếp tục khẳng định : quyền sử dụng đất đai không phải là quyền sở hữu”. Đất đai vẫn không phải là của dân mà là ” của toàn dân”, nghĩa là của Đảng, của các lãnh chúa thay mặt Đảng “Lãnh đạo” là các vị Bí thư từ xã, tới tỉnh.
Vấn đề là Đồng chí ủy viên BCT X có chịu dừng lại không hay cứ tiếp tục làm tới để ĐCSVN không còn là một đảng 2 đầu : Đầu “Đảng Lãnh đạo” của TBT sẽ bị chặt. Chỉ còn đầu “Đảng cầm quyền” của TT. ĐCSVN sẽ được “bình thường hóa” để trở thành công cụ phục vụ tham vọng của Thủ tướng được mang thêm tên là Đồng chí X. 4 năm nữa hết nhiệm kỳ 2, Đồng chí X sẽ từ bỏ chức vụ Thủ tướng để nắm chức vụ Chủ tịch nước với đầy đủ uy quyền như Putin, như Hồ Cẩm Đào. TBT NPT khi đó chỉ còn có nước chạy sang Tàu như Lê Chiêu Thống, xin Thiên triều đem quân qua hỏi tội NTD. Cũng có thể NTD sẽ nhanh chân hơn, đem lễ vật tới Bắc Kinh triều cống xin Thiên triều xá tội. Khi đó NPT chỉ còn có nước xin một chân thư ký trong Ban Nghiên cứu CN Mác-Lênin-Mao-Khổng ở đảo Tam Sa!
Người có thể lật ngược thế cờ là TTS nếu có đủ bản lãnh thống nhất ĐCSVN và đặt dưới quyền mình với tư cách Chủ tịch Nước kiêm Chủ tịch Đảng để hướng Đảng đi về phía Xã hội-Dân chủ, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin. Làm được như vậy, Chủ tịch nước mới hi vọng có được sự hậu thuẫn của toàn dân, đủ sức đối đầu với xu hướng Tư bản – Công an quân phiệt của NTD. Tiếc là CT Nước đi đến cơ sở của mình ở tận Q1 TPHCM thăm cử chi của mình, cách tư dinh của Thủ tướng 1700 cây số mà còn sợ phạm húy, chỉ dám gọi đích danh thủ phạm là Đồng chí X, thì hi vọng gì có đủ can trường đối đầu với ngài Thủ tướng! Hi vọng ĐCSVN được bình thường hóa bởi một nhân vật thứ ba trong tuồng Tam Quốc chí version ĐCSVN là Chủ tịch Nước TTS, cũng khó thành.
© Phong Uyên © Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"