Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Hội nghị trung ương 6 bế mạc và các hậu quả của nó

Thông báo bế mạc Hội nghị 6:
"Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.
Ban Chấp hành Trung ương hoan nghênh, đánh giá rất cao sự nghiêm túc, gương mẫu và cầu thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình đợt này cũng như sự quyết tâm, nỗ lực lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; nhất trí cao với Báo cáo của Bộ Chính trị, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến phê bình rất thẳng thắn, sâu sắc. Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."
Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt, bình luận:
Trong một động thái hiếm có và có nhiều khả năng được dư luận trong và ngoài nước ghi nhận, Hội nghị Trung ương của Đảng CS VN đã công khai nói “Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân”, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục những sai phạm trong điều hành kinh tế – xã hội vừa qua
Nguyễn Lân Thắng, Hà Nội:
“Không có gì thất vọng. Hội nghị Trung ương 6 đã làm nhân dân thức tỉnh, vì chưa bao giờ người dân lại quan tâm một hội nghị của Đảng như lần này. Đó là chuyển biến về mặt xã hội”
Thứ hai, 15 tháng mười 2012 15:55:38 GMT từ Dang Ngoc Toan thông qua email
Sau khi nghe Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đọc báo cáo bế mạc hội nghị, một cách khách quan tôi thấy đây có là Hội nghị và báo cáo “thắng thắn” nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.Lần đầu tiên tôi nghe người lãnh đạo cao nhất của Đảng nói lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào về những yếu kém của mình. Tôi cũng có cảm giác rằng ông Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng mong muốn làm trong sạch hóa Đảng và cũng có những tâm huyết với đất nước và người dân.Tuy nhiên, có vẻ như ông ấy cũng không thể làm hơn nữa, có thể vì nhiều lý do khác. Bên cạnh đó, tôi nghĩ ông TBT cũng nhạy bén với những thay đổi trong và ngoài nước đối với sự tồn vong của chế độ và do đó, cũng đã thực hiện những bước đi, dù rằng những bước đi như vậy có mang đến thành công như ông mong muốn hay không vẫn còn chưa có câu trả lời.Tuy nhiên, khi nghe và phân tích kỹ hơn ngôn ngữ của báo cáo, tôi vẫn thấy hồ nghi về tính thực tiễn của nó. Tôi đã chờ đợi nhiều hơn về một bản báo cáo kiểm điểm và tư phê của Bộ Chính trị, nhưng đáng tiếc là tôi cũng cảm thấy khá thất vọng.Báo cáo chỉ đề cập đến việc kỷ luật một thành viên của Bộ Chính trị, nhưng lại không mạnh dạn nêu tên người đó là ai và tại sao lại kỷ luật để quốc dân đồng bào biết.Tôi nghĩ rằng người dân sẽ có thể thay đổi ít nhiều quan điểm của họ về Đảng hơn nếu như bản cáo cáo chi tiết hơn, nêu đích danh người và phương pháp, kết quả kiểm điểm. Tôi chưa hình dung được sau địa hội này sẽ là gì khi mà một kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa những khuyến nghị của Hội nghị không được đề cập.Tôi không có niềm tin rằng sẽ có nhiều thay đổi tích cực trong nội bộ Đảng và những vấn nạn của đất nước như: tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, bao che lẫn nhau vv vẫn không chuyển biến được.Là công dân Việt nam, tôi cũng như hàng triệu người dân khác chỉ mong muốn một điều duy nhất: Cuộc sống của mọi người dân được cải thiện về kinh tế và XH.Qua hội nghị này mới thấy Ngài Thủ Tướng có uy ghê gớm, ngay cả Bộ chính trị cũng không nỡ nào ra một quyết định kỷ luật.
15 tháng mười 2012 15:56:24 GMT của Linh Ku thông qua Facebook
Nếu loại bỏ con sâu này thì ai dám đứng ra lãnh trách nhiệm điều hành đất nước? ĐCSVN hiện nay không ai có thể đứng ra được cả, đừng trông chờ 1 điều gì đó.
Người ta biết rất rõ nhân dân sẽ thất vọng và phản ứng thế nào sau quyết định như thế này. Điều đó có nghĩa là đi đôi với quyết định, người ta cũng đã có kế sách đàn áp như thế nào đối với các phản ứng của nhân dân trong tương lai.
Không biết nhân dân phải trông chờ vào đâu bây giờ nữa. Thà rằng ông Trọng đừng phát biểu gì trước đại hội, để nhân dân không kỳ vọng như sự xuất hiện của một vị đủ đức và đủ lực để làm nên một sự thay đổi.
Thứ hai, 15 tháng mười 2012 13:00:51 GMT của Lê Sinh Mẫn thông qua Facebook
Hơi ngược đời nhưng tôi nghĩ Thủ tướng tại vị là một tin tốt. Nó chứng tỏ Đảng Cộng sản đang bế tắc và chút lòng tin cuối cùng của người dân cũng sụp đổ.
Osin Huy Đức, viết trên Facebook: "Ông Nguyễn Tấn Dũng ở lại không phải vì ông ấy mạnh mà vì ông ấy đầy tì vết để các thế lực giữ làm con tin, thả con tin rồi đâu còn cái để mà nắm, để mà chi phối quyền lực. Trung ương mà đủ đa số phiếu kỷ luật ông Dũng thì té ra chỉ có vài con sâu chứ đâu phải là "một bầy sâu"".

Bình luận trên Blog Basam
Vân Hạnh đã nói 
Nghe dọng đọc nghẹn ngào của TBT NPT, tôi có cảm giác như ông ta đọc lời điếu trước một xác chết được chuẩn bị đưa tới nơi an nghỉ cuối cùng. Cái xác chết đó chính là ĐCS VN. Nhìn vào kết quả của Hội nghị 6 BCHTƯ, có thể khẳng định ĐCSVN đã chết. Có thể nói cách khác, Đang CSVN đang chết lâm sàng rồi.

Công Nông Dân đã nói

Vở kịch này tuy cũ, nhưng làm người xem “bực tức” bởi trong khi “kết quả” không thay đổi thì diễn biến có chút “cao trào” khiến người xem hy vọng vào một đoạn kết khá khẩm hơn…
Đừng nghe cave kể chuyện,
đừng nghe con nghiện trình bày,
đừng nghe độc tài hứa hẹn

KTS Trân Thanh Vân đã nói

Sách nói rằng : “Nếu con người biết được rằng mình xấu, thì điều đó đảm bảo chắc chắn rằng nó sẽ ngày một tốt hơn”.
Đáng tiếc. Họ chưa biết họ xấu, vậy họ không thể ngày một tốt hơn

Blogger Đông A: Mất nước: khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân

 
Khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân, đó là một nhà nước phong kiến. Năm 1876 vua Tự Đức nhà Nguyễn phê bình và tự phê bình mình qua đạo dụ Tự biếm như sau: "Trẫm tuổi thơ được nối ngôi báu, nhờ công tổ tiên bấy giờ quốc gia toàn thịnh. Việc nước việc đời, chưa từng kinh nghiệm; không để ý đến lời răn "lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy nan", mải đam mê theo thói vui chơi; cho đến nỗi trên thì trời trách phạt, dưới thì dân oán hờn, ngoài thì ngoại bang giận dữ, trong thì không có kế hoạch tốt hay. Cứ việc đến thì lo, nhưng không giải quyết được công việc. Miễn cưỡng theo mưu kế của bậc lão thần, bỏ đất đai và dân chúng 6 tỉnh Nam Kỳ, để cầu khỏi nạn chiến tranh và yên xã tắc. Trên 200 năm khai sáng gìn giữ gian nan, bỏ trong một sớm; chính là tội của tên tiểu tử này, kể sao cho xiết! Túng sử có lập được nên công đức cũng không đủ chuộc được tội lỗi. Huống hồ Trẫm lại không công không đức, chỉ trơ mặt trơ thân ngồi nhìn, lần lữa cho đến già yếu; tuy thiên hạ không nỡ trách ta, nhưng lòng ta há lại không suy nghĩ."

Tự Đức phê và tự phê như vậy, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy cần thiết phải từ ngôi. Điều này cũng dễ hiểu vì nhà Nguyễn là một triều đại phong kiến, quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân. Dẫu Tự Đức có đề ra hình thức kỷ luật cho mình, nhưng các mệnh quan triều đình, ăn bổng lộc của Tự Đức lỡ lòng nào mà phế Tự Đức chứ. Đạo dụ Tự biếm của Tự Đức chỉ là một trò mị dân. Nhưng chưa đầy 10 năm sau, đất nước trở thành nô lệ. "Vạn dân nô lệ cường quyền hạ / Bát cổ văn chương túy mộng lung".

Bình luận trên NgưoiViet.de
Nói và Lờ :Vẫn những chiêu trò cũ : nói chung, nhìn chung, ra sức tăng cường, đẩy mạnh - luôn đúng trên mọi mặt của của đời sống XH . Có cố lừa nhưng Dân ta vẫn hiểu : tham nhũng thật nhận kỷ luật ảo. Các pác đừng mong chờ kết quả gì từ hội nghị, nó đã được biết trước.
Lưu Gù"Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị". Đọc thế này có bác nào hiểu được TBT nói tới đồng chí nào không? Sao đồng chí nào cũng có tên, có mặt mũi mà lại phải dấu biệt cái bản mặt của đồng chí ấy đi thế? Thay vì đổ lỗi cho tập thể hay các thế lực thù địch bên ngoài làm cho tình hình kinh tế đất nước suy sụp, rối ren, bây giờ bác Tổng đã bạo dạn thừa nhận là có một cá nhân trong Bộ chính trị góp phần gây ra những tổn thất nghiêm trọng, nhưng đồng chí này lại bị mai danh ẩn tích. Thế thì bác Tổng đang đánh đố người dân để cho họ tha hồ đoán mò à?
Sao một báo cáo có tầm quan trọng đại sự quốc gia như thế này mà lại không dám chính danh nhỉ? Hay bác Tổng định cứ cho đồng chí này vô danh, bao giờ xử lí được cả một bộ rễ chùm của đồng chí ấy thì cho thành hữu danh, nếu không đủ sức xử lí được cả bộ rễ chùm này thì từ vô danh thành ra vô can cũng dễ đường thoái lui nhỉ ?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"