1. Đảng CSVN qua hội nghị trung ương 6 đã đi một bước về phía dân chủ. Như ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng nói có nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên cả bộ chính trị tự giác nhận kỷ luật về những sai lầm của mình, lần đầu tiên đưa ra chất vấn và trả lời chất vấn trước tập thể ban chấp hành... Còn có hai cái lần đầu tiên nữa mà ông Trọng không nói đến đó là việc kỷ luật một ủy viên BCT đã được tập thể BCT nhất trí 100% rồi nhưng vẫn cứ đưa ra ban chấp hành lấy ý kiến biểu quyết và cũng lần đầu tiên ban chấp hành đã đi ngược lại ý kiến đã thống nhất cao của BCT là 100% không đồng ý kỷ luật ủy viên BCT đó cũng như không đồng ý kỷ luật tập thể BCT. Một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử Đảng CSVN. Trước đây Đảng CSVN muốn xử ai chỉ việc một vài người lãnh đạo cao nhất quyết là xong hoặc nhiều lắm là tập thể BCT. Nếu có đưa ra ban chấp hành cũng chỉ là thủ tục để thông qua. Và hầu như cũng chưa có tiền lệ ban chấp hành làm ngược lại ý của BCT.
Một bước tiến về phía dân chủ rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên sau hơn 80 năm thành lập với mục tiêu đấu tranh cho độc lập và dân chủ của đất nước như ban đầu đưa ra, thì bước chân đầu tiên ấy quá trễ lại quá ngắn, quá dè dặt và còn rất run rẩy. Điều đó cho thấy Đảng CSVN đã có bước đi quá sức chậm gần như là dậm chân tại chỗ, chưa nói là đi thụt lùi trong lộ trình dân chủ hóa đất nước. Ngay trong nội bộ đảng, đã qua hơn 80 năm rồi mà vẫn chưa tin tưởng vào đảng viên của mình, chỉ thực thi dân chủ lần đầu tiên đến các ủy viên ban chấp hành thì thử hỏi đến bao giờ toàn dân Việt Nam mới thực sự được sống trong định chế dân chủ. 100 năm nữa? 200 năm nữa? Hay chẳng bao giờ?
Phải đặt ra vấn đề nầy bởi lẽ đảng luôn nói đến việc học tập Hồ Chí Minh. Thế các vị có học những điều sau đây của Hồ Chí Minh hay không?
Một bước tiến về phía dân chủ rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên sau hơn 80 năm thành lập với mục tiêu đấu tranh cho độc lập và dân chủ của đất nước như ban đầu đưa ra, thì bước chân đầu tiên ấy quá trễ lại quá ngắn, quá dè dặt và còn rất run rẩy. Điều đó cho thấy Đảng CSVN đã có bước đi quá sức chậm gần như là dậm chân tại chỗ, chưa nói là đi thụt lùi trong lộ trình dân chủ hóa đất nước. Ngay trong nội bộ đảng, đã qua hơn 80 năm rồi mà vẫn chưa tin tưởng vào đảng viên của mình, chỉ thực thi dân chủ lần đầu tiên đến các ủy viên ban chấp hành thì thử hỏi đến bao giờ toàn dân Việt Nam mới thực sự được sống trong định chế dân chủ. 100 năm nữa? 200 năm nữa? Hay chẳng bao giờ?
Phải đặt ra vấn đề nầy bởi lẽ đảng luôn nói đến việc học tập Hồ Chí Minh. Thế các vị có học những điều sau đây của Hồ Chí Minh hay không?
HỒ CHÍ MINH đã nói .
“ I. Về địa vị và quyền lợi của nhân dân:
. Về dân chủ: “Các chú diễn giảng hai tiếng dân chủ sao mà rắc rối, dài dòng thế? Dân chủ thật ra có nghĩa là: để cho dân “được mở miệng”. Liệu có làm được không, có dám làm thế không?”. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 148)
. …Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 508)
. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
. Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành đi lại có quyền tự do. (Toàn tập, ST, 1983, T3, trang 152)
. “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.”. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 353)
II.Trách nhiệm của Ðảng trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ:
. Tuyệt đối không được áp bức phê bình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 510)
. Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)
. Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 463)
. Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân…
. Kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc…
2. Chuyện nội bộ của đảng diễn ra trong 15 ngày qua không thể không thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là những người dân có trách nhiệm với sự an nguy của đất nước. Vì 175 vị đã bàn những chuyện to lớn của đất nước: ổn định tình hình kinh tế xã hội, chấn chỉnh các doanh nghiệp nhà nước, quản lý đất đai, đổi mới toàn diện giáo dục, quy hoạch nhân sự nhà nước và kiểm điểm những cá nhân trong bộ chính trị là những người đang nhận lãnh những cương vị quan trọng của nhà nước.
Những chuyện quan trọng như vậy, gắn liền với vận mệnh của đất nước, sinh mệnh của toàn dân thế mà chỉ có 175 vị bàn bạc quyết định. Mà lại bàn bạc trong bí mật. 90 triệu dân đứng ngoài nhìn vào và không được phép xem là việc của mình. Mấy trăm vị đại diện dân trong cơ quan gọi là quyền lực cao nhất của nhà nước cũng bị gạt ra ngoài lề. Ngay cả chuyện kỷ luật các cá nhân trong BCT tưởng như chỉ là chuyện nội bộ của đảng nhưng thật ra vẫn gắn liền đến vận mệnh của từng người dân, bởi lẽ các cá nhân đó đang nắm các cương vị chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng...là những người gánh trọng trách của quốc gia.
Vì những sai lầm xảy ra đưa đến những thiệt hại cho đất nước nên tập thể BCT đã tự giác nhận kỷ luật. Vì những sai lầm nào đó mà một cá nhân BCT đã buộc phải nhận kỷ luật trước BCT. Ông Trọng đã công bố điều ấy ra trong diễn văn bế mạc. Nhưng toàn dân hoàn toàn mù mịt không biết BCT đã phạm vào những sai lầm cụ thể gì, gây ra những tổn thất như thế nào với đất nước? Toàn dân bị đánh đố nhân vật ủy viên BCT phạm sai lầm đó là ai, đang giữ cương vị gì của nhà nước? Và kẻ đó đã mắc lỗi lầm gì, mức độ đến đâu, gây ra thiệt hại đến cỡ nào, có đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Toàn dân không biết, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất cũng không biết. Chỉ có 175 vị trong BCH biết những thông tin đó mà thôi. Và 175 vị đó trở thành các quan tòa có toàn quyền xét xử và đã đưa ra phán quyết: Tập thể BCT vô tội, ủy viên BCT nào đó cũng vô tội. Thế là xong.
Các vị có quyền bao che những sai lầm của các lãnh đạo đảng của các vị, đó là chuyện nội bộ của đảng. Nhưng những sai lầm của các vị đó đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho đất nước và nhân dân. Các tập đoàn quốc doanh làm ăn thua lỗ và làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, hệ thống tài chính, ngân hàng mất ổn định, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, tài nguyên môi trường suy kiệt, giáo dục và đạo đức xã hội xuống cấp, tệ nạn tham nhũng hoành hành, ngư dân mất biển, nông dân mất đất...Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến sự hưng vong của đất nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của từng người dân, ảnh hưởng đến những đồng tiền thuế mà người dân phải chắt chiu đóng góp...
Vì vậy người dân cần phải biết rõ cụ thể những sai lầm và cụ thể cá nhân nào đang giữ cương vị gì của nhà nước gây ra sai lầm. Và sai lầm gây ra những tổn thất nghiêm trọng thì phải chiếu theo pháp luật mà xử lý.
Chỉ có pháp luật và các cơ quan pháp luật mới có đủ thẩm quyền xem xét cá nhân và pháp nhân có tội hay không. Mà nếu đã có tội thì phải xử lý chứ không phải chỉ nhận lỗi là xong. Mọi cá nhân và pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật.
Để khỏi vi hiến, dù là hình thức, thì đảng cũng cần nêu công khai một cách cụ thể các sai lầm mà BCT mắc phải, sai lầm mà một ủy viên BCT nào đó mắc phải ra trước quốc hội trong kỳ họp sắp tới để quốc hội xem xét. Các chức danh chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng...là do quốc hội bầu ra nên quốc hội cần thiết phải biết những sai lầm mà các vị ấy mắc phải nếu có, để từ đó xem xét đưa ra biện pháp xử lý thích ứng.
“ I. Về địa vị và quyền lợi của nhân dân:
. Về dân chủ: “Các chú diễn giảng hai tiếng dân chủ sao mà rắc rối, dài dòng thế? Dân chủ thật ra có nghĩa là: để cho dân “được mở miệng”. Liệu có làm được không, có dám làm thế không?”. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 148)
. …Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. (Toàn tập, ST, 1989, T10, trang 508)
. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do… Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 482)
. Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành đi lại có quyền tự do. (Toàn tập, ST, 1983, T3, trang 152)
. “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.”. (Toàn tập, ST, 1986, T6, trang 353)
II.Trách nhiệm của Ðảng trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ:
. Tuyệt đối không được áp bức phê bình. (Toàn tập, ST, 1987, T7, trang 510)
. Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. (Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35)
. Ðảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. (Toàn tập, ST, 1984, T4, trang 463)
. Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều làm đầy tớ của nhân dân – Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi và nước mắt của nhân dân mà ra – Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân…
. Kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc…
2. Chuyện nội bộ của đảng diễn ra trong 15 ngày qua không thể không thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là những người dân có trách nhiệm với sự an nguy của đất nước. Vì 175 vị đã bàn những chuyện to lớn của đất nước: ổn định tình hình kinh tế xã hội, chấn chỉnh các doanh nghiệp nhà nước, quản lý đất đai, đổi mới toàn diện giáo dục, quy hoạch nhân sự nhà nước và kiểm điểm những cá nhân trong bộ chính trị là những người đang nhận lãnh những cương vị quan trọng của nhà nước.
Những chuyện quan trọng như vậy, gắn liền với vận mệnh của đất nước, sinh mệnh của toàn dân thế mà chỉ có 175 vị bàn bạc quyết định. Mà lại bàn bạc trong bí mật. 90 triệu dân đứng ngoài nhìn vào và không được phép xem là việc của mình. Mấy trăm vị đại diện dân trong cơ quan gọi là quyền lực cao nhất của nhà nước cũng bị gạt ra ngoài lề. Ngay cả chuyện kỷ luật các cá nhân trong BCT tưởng như chỉ là chuyện nội bộ của đảng nhưng thật ra vẫn gắn liền đến vận mệnh của từng người dân, bởi lẽ các cá nhân đó đang nắm các cương vị chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng...là những người gánh trọng trách của quốc gia.
Vì những sai lầm xảy ra đưa đến những thiệt hại cho đất nước nên tập thể BCT đã tự giác nhận kỷ luật. Vì những sai lầm nào đó mà một cá nhân BCT đã buộc phải nhận kỷ luật trước BCT. Ông Trọng đã công bố điều ấy ra trong diễn văn bế mạc. Nhưng toàn dân hoàn toàn mù mịt không biết BCT đã phạm vào những sai lầm cụ thể gì, gây ra những tổn thất như thế nào với đất nước? Toàn dân bị đánh đố nhân vật ủy viên BCT phạm sai lầm đó là ai, đang giữ cương vị gì của nhà nước? Và kẻ đó đã mắc lỗi lầm gì, mức độ đến đâu, gây ra thiệt hại đến cỡ nào, có đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Toàn dân không biết, quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất cũng không biết. Chỉ có 175 vị trong BCH biết những thông tin đó mà thôi. Và 175 vị đó trở thành các quan tòa có toàn quyền xét xử và đã đưa ra phán quyết: Tập thể BCT vô tội, ủy viên BCT nào đó cũng vô tội. Thế là xong.
Các vị có quyền bao che những sai lầm của các lãnh đạo đảng của các vị, đó là chuyện nội bộ của đảng. Nhưng những sai lầm của các vị đó đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho đất nước và nhân dân. Các tập đoàn quốc doanh làm ăn thua lỗ và làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, hệ thống tài chính, ngân hàng mất ổn định, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, tài nguyên môi trường suy kiệt, giáo dục và đạo đức xã hội xuống cấp, tệ nạn tham nhũng hoành hành, ngư dân mất biển, nông dân mất đất...Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến sự hưng vong của đất nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của từng người dân, ảnh hưởng đến những đồng tiền thuế mà người dân phải chắt chiu đóng góp...
Vì vậy người dân cần phải biết rõ cụ thể những sai lầm và cụ thể cá nhân nào đang giữ cương vị gì của nhà nước gây ra sai lầm. Và sai lầm gây ra những tổn thất nghiêm trọng thì phải chiếu theo pháp luật mà xử lý.
Chỉ có pháp luật và các cơ quan pháp luật mới có đủ thẩm quyền xem xét cá nhân và pháp nhân có tội hay không. Mà nếu đã có tội thì phải xử lý chứ không phải chỉ nhận lỗi là xong. Mọi cá nhân và pháp nhân đều bình đẳng trước pháp luật.
Để khỏi vi hiến, dù là hình thức, thì đảng cũng cần nêu công khai một cách cụ thể các sai lầm mà BCT mắc phải, sai lầm mà một ủy viên BCT nào đó mắc phải ra trước quốc hội trong kỳ họp sắp tới để quốc hội xem xét. Các chức danh chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng...là do quốc hội bầu ra nên quốc hội cần thiết phải biết những sai lầm mà các vị ấy mắc phải nếu có, để từ đó xem xét đưa ra biện pháp xử lý thích ứng.
"Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá"