Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Hoài Âm Hầu và Thập Đạo Tướng Quân

Người Buôn Gió
Hoài Âm Hầu Hàn Tín lúc bị Lã Hậu bắt. Than rằng đã không nghe lời  Khoái Thông.

Nguyên lúc Tín cầm quân, quyền lực nghiêng thiên hạ, Khoái xui Tín lập riêng một cõi làm vua. Tín nghĩ mình công to, quyền lớn nhà Hán không dám coi thường. Nên không nghe lời Khoái, sau bị Hán Cao Tổ truất quyền binh, cho làm Hoài Âm Hầu. Như thế còn chưa xong, lúc Hán Cao Tổ đi vắng, vợ là Lữ Hậu dùng mưu bắt Tín đem xử trảm.

Sau này bên nước Nam, bấy giờ thống lĩnh trong nước quyền về tay Lê Hoàn cả. Lúc rối ren, Phạm Cự Lượng khuyên Hoàn nên cướp ngôi nhà Đinh mà lấy thiên hạ, đổi triều đại mới. Nếu không trước sau cũng vào cảnh bị hãm hại vì quyền hành lũng đoạn bấy lâu quá lớn, lại còn tội tư thông với Dương Thái Hậu nữa. Hoàn thấy tấm gương Hàn Tín khi xưa, không dám bỏ lỡ cơ hội. Quyết định tiếm ngôi, nhờ Lượng rúp rập mà lên ngôi Vương. Sau đó đánh bại quân xâm lược Tống từ phương Bắc. Chuyện tiếm ngôi vì thế mà được đời sau xoá bỏ, suy tôn là vị vua anh hùng.

Hoàn hơn Tín ở chỗ, cùng có mưu thần khuyên. Hoàn biết lắng nghe, còn Tín thì không. Chuyện đại sự chỉ hơn nhau một lần quyết. Bởi thế Hoàn làm vua, mà Tín thì thành giặc.

Hay ở chỗ là người Nam vốn ghét phương Bắc, vì thế Hoàn phá Tống xong, công ấy lịch sử ngàn đời ghi nhận. Mọi tội khác được bỏ qua.

Giả Hoàn không nghe Phạm Cự Lượng, hoặc giả Phạm Cự Lượng lại xúi Hoàn lúc rối ren ấy sang cầu cạnh nhà Tống che chở để đảm bảo quyền lực. Rồi thờ phụng nhà Tống, bóc lột dân lành, bách hại kẻ sĩ. Thì dẫu Hoàn có trụ được lúc ấy, nhưng liệu lịch sử đời sau có khoan thứ cho không.?

May sao Hoàn đã vì mình đã đành, nhưng còn vì đất nước nữa.

Thế nên đời sau Lê Đại Hành được sử sách ghi nhận, đến giờ vẫn thế.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"