Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Giảng viên Phạm Minh Hoàng: Thiếu tự do, thiếu dân chủ nên có nhiều bất cập

Thomas Việt thực hiện
VRNs (01.10.2012) – Sài Gòn - Đây là cuộc phỏng vấn giữa Thomas Việt, VRNs, với ông Phạm Minh Hoàng, một tù nhân chính trị và lương tâm. Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại khuôn viên đền thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, Q3, Sài Gòn, Việt Nam, ngay sau thánh lễ Công Lý Hòa Bình ngày 30.09.2012. Được biết ông Phạm Minh Hoàng đang còn tù treo nên đi đâu cũng phải viết đơn xin nhà cầm quyền địa phương, kể cả đi dâng lễ tại Dòng Chúa Cứu Thế.
Thomas Việt: Chào ông Phạm Minh Hoàng, được biết hôm nay Ông có đến dòng Chúa Cứu Thế tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình. Ông nghĩ gì về thánh lễ Công Lý Hòa Bình này thưa Ông?

Giảng Viên Phạm Minh Hoàng: Điều tôi ghi nhận đó là lời nói sau cùng của cha chủ lễ, linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, “cha kêu gọi mọi người hãy cùng nhau cầu nguyện cho những người đang bị áp bức, đang bị quản chế hay đang bị đe dọa, được sức khỏe và dũng khí để tiếp tục trên con đường mà sứ mạng của Chúa đã trao cho. Tất cả mọi người cố gắng hậu thuẫn và đứng sau lưng họ.” Tôi đã từng bị tù đày nên tôi rất hiểu và tôi nhận thấy lời kêu gọi của cha Hiện rất là thấm thía và có ý nghĩa. Tôi ước mong rằng cộng đồng Công Giáo chúng ta nói riêng và cộng đoàn Dân Tộc nói chúng, tiếp tục hậu thuẫn cho những người đang đấu tranh mà không được may mắn như tôi. Đặc biệt là 3 bloggers đã bị kết án rất nặng nề vừa qua, được sức mạnh về thể chất và tinh thần để vượt qua những ngày tháng khó khăn trong tù và tiếp tục những quãng đường chông gai mà họ đã chọn lựa.
Thomas Việt: Ông đã từng viết Blog, Ông nghĩ gì về việc 3 bloggers bị kết án rất là nặng, như Ông Hải là đến 12 năm tù giam, thưa Ông?
Giảng viên Phạm Minh Hoàng: Thật sự tôi không còn chữ gì để diễn tả. Tôi không ngờ bản án nặng như thế. Tội bị choáng váng khi nghe tin về điều đó. Đối với người đã từng viết Blog như tôi thì tôi thấy ngòi bút là cách nói lên tư tưởng của mỗi con người. Những điều họ viết là bày tỏ nguyện vọng khao khát dân chủ, khao khát nhân quyền cho đất nước mà phải nhận lãnh những bản án quá nặng nề như vậy. Thật sự tôi rất bị choáng về bản án.
Thomas Việt: Dù sao bản án của Ông cũng rất là nhẹ so với 3 blogger vừa rồi. Trước đó dự luận nói Ông được sự can thiệp từ Chính phủ Pháp nên Ông được tha sớm và bản án rất là nhẹ. Ông nghĩ tại sao cùng là người Việt, nhưng nếu có áp lực từ Quốc tế rất là nặng như từ Chính phủ Pháp thì được giảm án nhanh và tha nhanh, còn những người khác thì bản án rất là nặng thưa Ông?
Giảng viên Phạm Minh Hoàng: Theo tôi, tôi nghĩ tôi được may mắn là song tịch, Pháp và Việt, nên được sự can thiệp từ Chính phủ Pháp, Chính phủ Âu Châu, và theo tôi là Chính phủ trên toàn thế giới. 3 bloggers vừa rồi cũng đã được sự can thiệp của cộng đồng yêu chuộng hòa bình và các Chính phủ trên thế giới. Tuy nhiên tôi với tư cách là người có Quốc tịch Pháp nên Việt Nam có ràng buộc khó khăn hơn nên tôi được tha sớm.
Thomas Việt: Có nghĩa là hiện tại đối với Chính phủ Việt Nam nếu người có Quốc tịch nước ngoài thì được nhượng bộ nhiều hơn còn đối với chính dân Việt đơn thuần thì bị đàn áp rất là nặng có phải không thưa Ông?
Giảng Viên Phạm Minh Hoàng: Chính xác là như vậy.
Thomas Việt: Trong thánh lễ này cha giảng có nói đến việc chúng ta nên bỏ cái tôi của mình đi để cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Ông nghĩ gì về điều đó thưa Ông?
Giảng Viên Phạm Minh Hoàng: Tôi nghĩ những người chấp nhận khó khăn để bước vào con đường đấu tranh dù chỉ bằng ngòi bút thôi là cũng đã quên cái tôi của mình rồi. Mọi người trong chúng ta thấy đó là thông điệp rất là đúng, mọi người chúng ta quên cái tôi đi để nghĩ đến cộng đồng dân tộc, cộng đồng nhân loại, là điều chúng ta phải làm.
Thomas Việt: Hôm nay chúng ta có cầu nguyện cho Chùa Liên Trì, vì đã có quyết định giải tỏa Chùa này. Ông nghĩ gì về việc một cơ sơ tôn giáo bị giải tỏa trong một khu phố thưa Ông?
Giảng Viên Phạm Minh Hoàng: Lần đầu tiên tôi nghe về tin này. Tôi nghĩ vấn đề đất đai ở Việt Nam không chỉ có liên quan đến tôn giáo mà đây là vấn đề rất phức tạp. Tôi nghe nói hiện tại nhà nước đang thảo luận rất kỹ về vấn đề đất đai. Vì đất đai là nguyên nhân tạo ra biết bao xáo trộn trong đất nước chúng ta. Không chỉ có đất mà còn về y tế, giáo dục… mọi thứ điều bất cập trong đất nước chúng ta. Chúng ta biết những bất cập này là do thiếu tự do, thiếu dân chủ. Không ai trong chúng ta phủ nhận việc thiếu dân chủ nên nó đẻ ra bao nhiêu những tệ nạn và bất cập trong xã hội. Tôi hy vọng những bất cập đó sớm qua đi để đất nước thăng tiến hơn.
Thomas Việt: Như Ông biết nhà cầm quyền đã biết lý do dẫn đến việc xuống cấp về y tế, giáo dục và gần như mọi mặt tại Việt Nam đến lúc này. Họ biết mà theo Ông tại sao họ không hành động triệt để, để có một xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn thưa Ông?
Giảng Viên Phạm Minh Hoàng: Tôi nghĩ là phải nói đầu óc họ “ngu xuẩn”. Tôi không nghĩ thật sự là họ không ngu xuẩn. Những người đó có học, có kinh nghiệm. Theo tôi những cái đó chưa đủ mà còn phải có cái tâm nghĩ đến đất nước, nghĩ đến cộng đồng dân tộc mới được. Thật sự nếu họ nghĩ đến những chuyện như thế, những cái tốt của đất nước, thì va chạm đến quyền lợi, đến những điều mà tổ chức của họ bị thiệt hại. Theo tôi họ ý thức được việc đó, nhưng có những cản trở họ không làm được. Ngày nào mà họ còn chưa đặt lợi ích Quốc Gia lên trên hết thì đất nước chúng ta vẫn còn trải qua những khó khăn.
Thomas Việt: Cảm ơn ông Phạm Minh Hoàng.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"