Doanh nhân vừa điều hành doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ vừa có chân
trong ngân hàng đang trở nên phổ biến. Tuy vậy, chỉ sau một vài vụ việc
đình đám, thị trường mới biết đến tiềm lực của các đại gia ngân hàng.
>> Đại gia "choáng" vì tin đồn
>> Sacombank "thay máu" ngay sau đại hội cổ đông
>> Sáp nhập với SHB, Habubank mất tên để được gì?
Doanh nhân- bầu bóng đá- chủ ngân hàng
Nói đến ông bầu đóng đã thì rõ ngay một số nhân vật đang nổi như cồn như bầu Hiển, bầu Đức, bầu Thắng…Nhưng trước khi nổi danh nhờ “bầu” bóng đá, nhiều đại gia cũng là những doanh nhân thành đạt sở hữu chuỗi các doanh nghiệp lớn, nhưng đổ vốn vào ngân hàng thì lại chỉ có số ít.
Người sớm nổi danh nhờ hai tiếng ông bầu phải kể đến bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển). Theo hồ sơ nhà đầu tư, hiện ông Hiển đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn T&T; đồng thời ông Hiển còn là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và là Chủ tịch HĐQT một loạt công ty khác như Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (SHS), Công ty CP Quản lý quỹ Sài Gòn – Hà Nội (SHF), Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land);…
Ông Hiển lập nghiệp bằng Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại T&T từ những năm 90. Kinh qua hết lĩnh vực điện tử, điện lạnh, sản xuất xe máy đến cả kinh doanh điện thoại di động nhưng thương hiệu T&T chưa thực sự được thị trường biết đến nhiều.
Bước vào những năm 2000, T&T tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chính của Ngân hàng SHB, tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ. Ông Hiển chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng này, đồng thời giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Ông Hiển cũng từng kể rằng, khi ông đến giao dịch mua lại cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái, đối tác khi đó còn chưa tin, vì thấy ông không hào nhoáng như các đại gia khác, cũng như họ vẫn chưa biết đến danh tiếng của ông.
Sau khi trở thành ông chủ của SHB, hàng loạt các công ty khác được thành lập như Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC).
Năm 2006, “đại gia” Hiển thành lập CLB bóng đá T&T Hà Nội (2006). Cũng từ đây, nhờ bóng đá mà thương hiệu SHB lẫn T&T mới được thị trường biết đến nhiều hơn. Điều này, chính bầu Hiển cũng đã có lần công nhận rằng, bóng đá mang lại hiệu quả vô hình rất lớn cho doanh nghiệp và qua bóng đá, thương hiệu của doanh nghiệp đến với xã hội rất nhanh, vừa sâu, vừa rộng.
Cũng từ sự kiện SHB chấp nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), một ngân hàng đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì nợ xấu, khiến thị trường càng biết đến độ giàu có của bầu Hiển. Theo điều lệ của SHB sau khi nhận sáp nhập Habubank, vốn điều lệ của SHB tăng lên hơn 8.865 tỷ đồng.
Cái “sân sau” giờ trở thành “sân” chính thức trong hoạt động kinh doanh của ông Hiển. Và hiện nhắc đến ông Hiển, người ta lại nhắc nhiều tới ông bầu bóng đá, hoặc chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB hơn là ông chủ của T&T.
Ông chủ mì tôm, nước tương - “đại gia” ngân hàng
Nhân vật mới đây bị tin đồn thất thiệt gây xôn xao trên thị trường tài chính chính là ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group-MSN), đồng thời cũng là Phó Chủ tịch thứ nhất ngân hàng Techcombank .
Masan Group hiện đang niêm yết với mã chứng khoán MSN, và đang có số vốn điều lệ khoảng gần 7.000 tỷ đồng.
Với ông Quang, thị trường lại biết đến ông từ những thương hiệu như nước tương Chinsu, mì tôm Omachi hơn là cổ đông lớn của Techcombank.
“Đại gia” này nổi tiếng từ những năm 90 nhờ bán mì tôm, nước tương cho người Nga. Năm 2002, khi ông Quang đưa thương hiệu Masan từ Nga về Việt Nam, những sản phẩm nổi tiếng như nước tương, nước mắm Chinsu, mì tôm Omachi, đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường Việt.
>> Đại gia "choáng" vì tin đồn
>> Sacombank "thay máu" ngay sau đại hội cổ đông
>> Sáp nhập với SHB, Habubank mất tên để được gì?
Doanh nhân- bầu bóng đá- chủ ngân hàng
Nói đến ông bầu đóng đã thì rõ ngay một số nhân vật đang nổi như cồn như bầu Hiển, bầu Đức, bầu Thắng…Nhưng trước khi nổi danh nhờ “bầu” bóng đá, nhiều đại gia cũng là những doanh nhân thành đạt sở hữu chuỗi các doanh nghiệp lớn, nhưng đổ vốn vào ngân hàng thì lại chỉ có số ít.
Người sớm nổi danh nhờ hai tiếng ông bầu phải kể đến bầu Hiển (Đỗ Quang Hiển). Theo hồ sơ nhà đầu tư, hiện ông Hiển đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn T&T; đồng thời ông Hiển còn là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và là Chủ tịch HĐQT một loạt công ty khác như Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội (SHS), Công ty CP Quản lý quỹ Sài Gòn – Hà Nội (SHF), Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp SHB (SHB Land);…
Ông Hiển lập nghiệp bằng Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại T&T từ những năm 90. Kinh qua hết lĩnh vực điện tử, điện lạnh, sản xuất xe máy đến cả kinh doanh điện thoại di động nhưng thương hiệu T&T chưa thực sự được thị trường biết đến nhiều.
Bước vào những năm 2000, T&T tham gia góp vốn và trở thành cổ đông chính của Ngân hàng SHB, tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái hoạt động tại Cần Thơ. Ông Hiển chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của ngân hàng này, đồng thời giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Ông Hiển cũng từng kể rằng, khi ông đến giao dịch mua lại cổ phần của Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái, đối tác khi đó còn chưa tin, vì thấy ông không hào nhoáng như các đại gia khác, cũng như họ vẫn chưa biết đến danh tiếng của ông.
Sau khi trở thành ông chủ của SHB, hàng loạt các công ty khác được thành lập như Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), Quản lý quỹ Sài Gòn-Hà Nội (SHF) và Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC).
Năm 2006, “đại gia” Hiển thành lập CLB bóng đá T&T Hà Nội (2006). Cũng từ đây, nhờ bóng đá mà thương hiệu SHB lẫn T&T mới được thị trường biết đến nhiều hơn. Điều này, chính bầu Hiển cũng đã có lần công nhận rằng, bóng đá mang lại hiệu quả vô hình rất lớn cho doanh nghiệp và qua bóng đá, thương hiệu của doanh nghiệp đến với xã hội rất nhanh, vừa sâu, vừa rộng.
Cũng từ sự kiện SHB chấp nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), một ngân hàng đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì nợ xấu, khiến thị trường càng biết đến độ giàu có của bầu Hiển. Theo điều lệ của SHB sau khi nhận sáp nhập Habubank, vốn điều lệ của SHB tăng lên hơn 8.865 tỷ đồng.
Cái “sân sau” giờ trở thành “sân” chính thức trong hoạt động kinh doanh của ông Hiển. Và hiện nhắc đến ông Hiển, người ta lại nhắc nhiều tới ông bầu bóng đá, hoặc chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB hơn là ông chủ của T&T.
Ông chủ mì tôm, nước tương - “đại gia” ngân hàng
Nhân vật mới đây bị tin đồn thất thiệt gây xôn xao trên thị trường tài chính chính là ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group-MSN), đồng thời cũng là Phó Chủ tịch thứ nhất ngân hàng Techcombank .
Masan Group hiện đang niêm yết với mã chứng khoán MSN, và đang có số vốn điều lệ khoảng gần 7.000 tỷ đồng.
Với ông Quang, thị trường lại biết đến ông từ những thương hiệu như nước tương Chinsu, mì tôm Omachi hơn là cổ đông lớn của Techcombank.
“Đại gia” này nổi tiếng từ những năm 90 nhờ bán mì tôm, nước tương cho người Nga. Năm 2002, khi ông Quang đưa thương hiệu Masan từ Nga về Việt Nam, những sản phẩm nổi tiếng như nước tương, nước mắm Chinsu, mì tôm Omachi, đã nhanh chóng thống lĩnh thị trường Việt.
Từ Trái qua phải, từ trên xuống dưới: ông Hồ Hùng Anh, ông Nguyễn Đăng Quang, ông Đỗ Quang Hiển và ông Trầm Bê |
Với lĩnh vực ngân hàng, cũng từ những năm 90, ông Quang đã bước chân vào
ngân hàng Techcombank với chức danh Phó TGĐ (1995), sau đó trở thành
Phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Ngân hàng Techcombank cho tới thời điểm này.
Tuy ông không phải là cổ đông lớn nhất của Techcombank, (hiện ông Quang và gia đình đang nắm giữ khoảng 1,5% cổ phần tại ngân hàng này), nhưng ông vẫn được coi là người quyền lực của Techcombank. Bởi, ông sớm đến với Techcombank hơn nhiều người khác và xét ở góc độ doanh nghiệp, ông Quang còn đứng trên cả người có vị trị cao nhất hiện nay của Techcombank.
"Phó" cho doanh nghiệp nhưng là chủ ngân hàng
Người được nhắc đến tiếp theo đó là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank, Chủ tịch Techcom Capital và Techcom Securites, đồng thời là Phó chủ tịch Tập đoàn Masan, Thành viên HĐQT Masan Consumer.
Ông Hùng Anh mới đây cũng dính tin đồn tương tự như ông Quang, khiến ai trong giới cũng tò mò muốn biết nhân vật "máu mặt" này như thế nào.
Nếu như ông Quang là người đứng đầu của Masan Group thì nhân vật này chỉ là Phó Chủ tịch HĐQT của Masan Group. Tuy vậy, ở Techcombank, ông Hùng Anh lại là người đứng trên ông Quang, khi nắm giữ hơn 5% cổ phần.
Cũng từ những năm 90, ông Hồ Hùng Anh đã là Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư Masan (nay là Công ty CP Tập đoàn Masan), TGĐ Công ty Masan-RUS Trading tại Cộng Hòa Liên bang Nga. Từ năm 2004 ông là Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan, đồng thời cũng bước chân vào HĐQT của Techcombank.
Từ năm 2008 đến nay, ông Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT Techcombank. Từ tháng 7/2012, ông Hùng Anh kiêm thêm Chủ tịch Techcom Capital và Chủ tịch Techcom Securities.
Đại gia gây bất ngờ nhất trên thị trường tài chính
Ông Trầm Bê được thị trường biết đến nhiều nhất từ sau sự kiện các ngân hàng thâu tóm Sacombank.
Hiện ông Trầm Bê và gia đình đang cùng tham gia Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Sacombank, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và nhiều công ty khác.
Trước khi tham gia đầu tư vào Ngân hàng Phương Nam (2004), ông Trầm Bê đã tạo dựng một chuối các doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả như Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh, Công ty CP đàu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI), Bệnh viện Triều An, Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.
Sau khi Ngân hàng Phương Nam ổn định đi vào phát triển, ông Trầm Bê lại tiếp tục cho “ra lò” Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).
Gần đây, sau Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sacombank khoảng giữa năm 2012, ông Trầm Bê chính thức rời ghế Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam để giữ vị trí mới là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank.
Đây là đại gia có nhiều bí ẩn nhất trên thị trường tài chính. Tuy từ lâu trong giới doanh nhân vẫn biết đến ông Trầm Bê là một trong những đại gia có tiềm lực trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, nhưng những thông tin liên quan tới doanh nhân này rất ít xuất hiện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đến khi vụ thâu tóm Sacombank, cái tên Trầm Bê mới nổi như cồn.
Đinh Bách
Tuy ông không phải là cổ đông lớn nhất của Techcombank, (hiện ông Quang và gia đình đang nắm giữ khoảng 1,5% cổ phần tại ngân hàng này), nhưng ông vẫn được coi là người quyền lực của Techcombank. Bởi, ông sớm đến với Techcombank hơn nhiều người khác và xét ở góc độ doanh nghiệp, ông Quang còn đứng trên cả người có vị trị cao nhất hiện nay của Techcombank.
"Phó" cho doanh nghiệp nhưng là chủ ngân hàng
Người được nhắc đến tiếp theo đó là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank, Chủ tịch Techcom Capital và Techcom Securites, đồng thời là Phó chủ tịch Tập đoàn Masan, Thành viên HĐQT Masan Consumer.
Ông Hùng Anh mới đây cũng dính tin đồn tương tự như ông Quang, khiến ai trong giới cũng tò mò muốn biết nhân vật "máu mặt" này như thế nào.
Nếu như ông Quang là người đứng đầu của Masan Group thì nhân vật này chỉ là Phó Chủ tịch HĐQT của Masan Group. Tuy vậy, ở Techcombank, ông Hùng Anh lại là người đứng trên ông Quang, khi nắm giữ hơn 5% cổ phần.
Cũng từ những năm 90, ông Hồ Hùng Anh đã là Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư Masan (nay là Công ty CP Tập đoàn Masan), TGĐ Công ty Masan-RUS Trading tại Cộng Hòa Liên bang Nga. Từ năm 2004 ông là Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan, đồng thời cũng bước chân vào HĐQT của Techcombank.
Từ năm 2008 đến nay, ông Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT Techcombank. Từ tháng 7/2012, ông Hùng Anh kiêm thêm Chủ tịch Techcom Capital và Chủ tịch Techcom Securities.
Đại gia gây bất ngờ nhất trên thị trường tài chính
Ông Trầm Bê được thị trường biết đến nhiều nhất từ sau sự kiện các ngân hàng thâu tóm Sacombank.
Hiện ông Trầm Bê và gia đình đang cùng tham gia Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Sacombank, Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và nhiều công ty khác.
Trước khi tham gia đầu tư vào Ngân hàng Phương Nam (2004), ông Trầm Bê đã tạo dựng một chuối các doanh nghiệp làm ăn rất có hiệu quả như Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh, Công ty CP đàu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI), Bệnh viện Triều An, Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.
Sau khi Ngân hàng Phương Nam ổn định đi vào phát triển, ông Trầm Bê lại tiếp tục cho “ra lò” Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).
Gần đây, sau Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sacombank khoảng giữa năm 2012, ông Trầm Bê chính thức rời ghế Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam để giữ vị trí mới là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank.
Đây là đại gia có nhiều bí ẩn nhất trên thị trường tài chính. Tuy từ lâu trong giới doanh nhân vẫn biết đến ông Trầm Bê là một trong những đại gia có tiềm lực trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, nhưng những thông tin liên quan tới doanh nhân này rất ít xuất hiện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đến khi vụ thâu tóm Sacombank, cái tên Trầm Bê mới nổi như cồn.
Đinh Bách
(VnMedia)