Hoàng Linh Vương
Vừa qua, trong loạt bài “Lại nói về sự thoả hiệp chính trị“ và “…tiếp theo“ của Huỳnh Thục Vy đề cập đến việc có nên thoả hiệp với Chính quyền Cộng Sản hiện nay hay không. Trước đó, sự ra đời của „Phong trào Con đường Việt Nam“ mà nghi vấn là sự thoả hiệp bằng “con đường thứ ba“ đã được nhà văn Phạm Thị Hoài công khai đề cập đến gây nhiều tranh cãi mà chưa tìm thấy lối ra. Tưởng cũng nên nhắc lại là trong thời gian khởi soạn “Con đường Việt Nam“, lúc ấy nhà văn Phạm Thị Hoài là chủ bút của trang web xã luận nổi tiếng talawas đang hoạt động mạnh. Trang này đã đăng rất nhiều tham luận khách quan của nhiều tác giả về tình tiết của những vấn đề đã được nêu trên cùng với tên tuổi của những người chủ xướng.
Vừa qua, trong loạt bài “Lại nói về sự thoả hiệp chính trị“ và “…tiếp theo“ của Huỳnh Thục Vy đề cập đến việc có nên thoả hiệp với Chính quyền Cộng Sản hiện nay hay không. Trước đó, sự ra đời của „Phong trào Con đường Việt Nam“ mà nghi vấn là sự thoả hiệp bằng “con đường thứ ba“ đã được nhà văn Phạm Thị Hoài công khai đề cập đến gây nhiều tranh cãi mà chưa tìm thấy lối ra. Tưởng cũng nên nhắc lại là trong thời gian khởi soạn “Con đường Việt Nam“, lúc ấy nhà văn Phạm Thị Hoài là chủ bút của trang web xã luận nổi tiếng talawas đang hoạt động mạnh. Trang này đã đăng rất nhiều tham luận khách quan của nhiều tác giả về tình tiết của những vấn đề đã được nêu trên cùng với tên tuổi của những người chủ xướng.
Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta (xã hội dân sự) cần chuẩn bị tư duy và
tinh thần cho những tình huống trong buổi giao thời, khi cục diện chính
trị của đất nước giao động mà khả năng xảy ra càng ngày càng gần và rõ
nét. Vì vậy, một số khái niệm như: thỏa hiệp, đồng thuận, hòa hợp, hòa
giải, độc lập, đối lập, hợp tác… cần phải được làm sáng tỏ ý nghĩa chính
trị c ủa nó một cách cụ thể và hiểu nó một cách rõ ràng, ngay từ bây
giờ.
Trong bài “Trao đổi với Huỳnh Thục Vy“, anh Nguyễn Ngọc Già đã nêu rõ:
- Thỏa hiệp (compromise): Là một sự dàn xếp mà ở đó, mỗi bên từ bỏ
một số yêu cầu của mình trong một cuộc tranh chấp để có thể đạt được một
sự thỏa thuận, làm cả hai phía hài lòng trong một chừng mực nhất định
nào đó.
- Đồng thuận: Là sản phẩm tự thân của quá trình chọn lọc, sửa đổi,
đào thải và đi đến thống nhất hành động với nhau trong một lĩnh vực nào
đó.
Ngoài ra:
- Hòa hợp: Là kết hợp lại với nhau và tự điều chỉnh những bất đồng.
- Hòa giải: được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong
đó các bên cố gắng điều hoà những ý kiến bất đồng (Wikipedia).
- Đồng thuận: Cùng đồng ý.
- Độc lập: Sự không lệ thuộc vào những đối tượng khác.
- Đối lập: Đối nghịch lập trường. Tồ chức đối lập là tổ chức đối nghịch về lập trường.
- Hợp tác: cùng nhau thực hiện mục tiêu chung.
Xét từ thời điểm từ năm 1975, khi đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) nắm
trọn đất nước, trong nội điạ chưa ai từng có cơ hội nói đến thoả hiệp,
hòa hợp hay hòa giải…, bởi trong lĩnh vực chính trị, khi đề cập đến
những trường hợp ấy thì phải hiện hữu ít nhất hai thế lực đối lập hoàn
toàn khác nhau, trong khi xã hội ngoài ĐCSVN (nhà cầm quyền đương thời)
cùng với những tổ chức ngoại vi của nó chẳng hề có một tổ chức hay đảng
phái nào khác mang tính đối lập công khai. Mọi tổ chức độc lập đều bị
ĐCSVN truy bức từ trong trứng nước, điển hình là Cao trào Nhân Bản của
BS Nguyễn Đan Quế; Khối 8406 của cha Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, LS Lê
Thị Công Nhân; Đảng Xã hội Việt Nam của Trần Hùynh Duy Thức, Lê Công
Định, Lê Thăng Long…)
Ở hải ngoại thì khác, trên „mảnh đất lưu vong“ nơi Cộng đồng tỵ nạn
cộng sản sinh sống có nhóm Thông Luận ở Pháp của ông Nguyễn Gia Kiểng,
ra đời khoảng từ năm 1987, chủ trương hòa hợp hòa giải với nhà nước Việt
Nam. Nhóm này đã bị đa số trong Cộng đồng Hải ngoại đa lên án gay gắt,
nhất là vào thời điểm ban đầu. Họ hoạt động không mấy hiệu quả và chìm
dần bởi không có đất, và nhất là không có dân, tức là không có hậu thuẫn
và thực lực, đã không gây được áp lực nào để thương lượng, để tác động
lên sự điều chỉnh từ phía nhà cầm quyền.
Hiện nay, tình huống đã khác đi rất nhiều, tiếng nói của những người
đối lập ở trong nước (được gọi là những nhà dân chủ) theo xu hướng của
thời đại càng ngày càng đông, họ còn có trong tay vũ khí rất lợi hại mà ở
thập kỷ trước không có được, đó là các trang mạng thông tin độc lập
(được gọi là lề trái) làm công tác truyền bá và kết hợp. Sự trưởng thành
này của xã hội đồng nghĩa với sự đang hình thành từ phía người dân một
thế lực có khả năng đối lập với nhà cầm quyền. Triển vọng sắp đến là sự
kết hợp của họ thành những khối có sức mạnh (tổ chức) ép phía nhà cầm
quyền trước hết phải đối thoại, sau đó phải nhượng bộ.
Chính vì thế, để dọn đường cho xã hội trong giai đoạn sắp t ới, việc
đề cập đến vấn đề có nên „thỏa hiệp chính trị“ hay kh ông của Hùynh Thục
Vy là chính đáng và đúng thời điểm, nếu không muốn nói là đã bắt đầu
trễ. Về cách lựa chọn xung quanh việc này đang gây nên tranh cãi là điều
tất nhiên.
Chung qui có hai quan điểm chính:
Quan điểm thứ nhất: Luồng này cho rằng theo kinh nghiệm ở trong quá
khứ, không thể thoả hiệp được với nhà cầm quyền hiện tại là ĐCSVN vì lý
do họ không bao giờ nhượng bộ, không những thế họ luôn luôn đàn áp những
tổ chức đối lập. Tất cả những mầm mống hình thành tổ chức đều bị ĐCSVN
tìm cách bóp chết từ trong trứng nước. Mọi thỏa hiệp (nếu có) đều là bẫy
sập, hoặc là sự giả tạo cho những mục đích khác. Điều 4 của hiến pháp
là một minh chứng rõ ràng cho tình trạng độc tôn này, nó khẳng định vai
trò của ĐCSVN là lãnh đạo tuyệt đối Nhà nước và Xã hội Việt Nam.
Bài viết Lại nói về thoả hiệp chính trị của Huỳnh Thục Vy hướng về
quan điểm này. Nhà văn Phạm Thị Hoài trong bài Chọn đường còn cho rằng
giải pháp này là „ảo tưởng“ ngay cả khi tìm được sự đồng thuận với những
người Cộng Sản cấp tiến.
Quan điểm thứ hai: Luồng này cho rằng nên “bắt tay“ với ĐCSVN, nói
chung là nên thoả hiệp, hòa hợp, hay hòa giải với ĐCSVN, mục đích là để
tránh cảnh “nhồi da xáo thịt“, tránh đổ vỡ và mất mát trong quá trình
dân chủ hóa xã hội, có một số người còn tin vào sự hóa giải ĐCSVN đi vào
chiều hướng dân chủ.
Ở trong nước, phần lớn các đảng viên cấp tiến và một số trí thức đang
sinh hoạt xã hội theo xu hướng này, họ bị nhà cầm quyền thường hay tố
cáo là “thành phần tự diễn biến“. Ở hải ngoại cng có một số người, tiêu
biểu là những người như ông Nguyễn Hữu Liêm (ông Liêm lâu nay không thấy
lên tiếng gì).
Thực tế hai quan điểm trên đều có lý lẽ của nó. Nhưng thoả hiệp, hòa
hợp hoà giải bằng cách nào khi ĐCSVN vẫn “trung thành“ với điều 4 của
hiến pháp. Mặt khác, liệu đất nước còn sức để chịu đựng thêm một cuộc
nội chiến (dù nhỏ) nữa hay không, trong khi càng ngày đất nước Việt Nam
càng tách xa cộng đồng thế giới tự do, và đời sống của người dân càng
thấp so với mức sống trung bình của thế giới?
Nói gì thì nói, rõ ràng chúng ta đang đứng trước hoàn cảnh mà tình
huống của nó cần phải được đào bới cho thấu đáo. Một bên là ĐCSVN cố hữu
đang cầm quyền cùng với một hệ thống „lá chắn“ là công an, một bên là
làn sóng nhân quyền dân chủ chưa được thành hình rõ ràng, chưa thành
những tổ chức đối lập có thực lực và nề nếp, trong khi luồng sinh lực là
người dân mà đa số đang còn mải miết vì kế sinh nhai.
Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận những nỗ lực và thành quả đang
đạt được của xã hội: Thông tin từ internet đang dần dần vén lên bức màn
sắt bưng bịt thông, đánh tráo nhân quyền của nhà cầm quyền hiện nay, kéo
theo sự hợp tác ngày càng đông của quần chúng với làn sóng dân chủ.
Càng ngày những tiếng nói phản biện của giới trí thức càng dứt khoát và
mạnh mẽ hơn, dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra lệnh cấm và xử lý
nghiêm cả nước không ai được xem và loan truyền những nguồn tin được gọi
là của “những thế lực thù địch“.
Trong hoàn cảnh này, khi những biến động được tác tạo và xảy ra ở
ngay trên lãnh thổ Việt Nam, phải nói ngay rằng sự thành công hay không
chủ yếu là tùy thuộc vào hơn 80 triệu người dân ở trong nước. Nhóm hơn 3
triệu người Việt lưu vong chỉ là những tác nhân mang tính hỗ trợ.
Đầu tuần, một tin thật đau buồn là 3 người tranh đấu cho tự do và
nhân quyền vừa bị nhà cầm quyền tuyên án tù rất nặng bất chấp sự cảnh
báo của cộng đồng quốc tế:
1. Anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày): 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế.
2. Chị Tạ Phong Tần: 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế.
3. Anh Nguyễn Thanh Hải (Anh BaSG): 4 năm tù giam và 3 năm tù quản chế.
2. Chị Tạ Phong Tần: 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế.
3. Anh Nguyễn Thanh Hải (Anh BaSG): 4 năm tù giam và 3 năm tù quản chế.
Chúng ta cùng san sẻ sự đau khổ này với các anh chị ấy.
Sẽ không có chuyện ĐCSVN tự nhượng bộ! Vậy từ phía đối lập, những nhà
dân chủ và nhân quyền phải làm gì trong thời gian này – và sắp tới – để
có thể “lấn sân“, đảo ngược được thế cờ? Trong khi về chiến lược thì cả
hai phương án “hợp tác“ và “bất hợp tác“ đều cùng khẩn thiết, ở từng
thời điểm.
© Hoàng Linh Vương
© Đàn Chim Việt