Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Không có gì quý hơn tự do

Nguyễn Duy Vinh
Ông Trung tá VVH đã khẳng định qua câu phát ngôn rất bình dân của mình với thế đứng của ông, cũng có thể là thế đứng của nhà nước: cái tự do mà các anh đòi hỏi đó nó xấu xa, tồi tệ và tôi, Trung tá công an VVH, xin dõng dạc bảo với các anh (và tất cả những người đòi quyền tự do căn bản hay quyền được làm người yêu nước, được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay) là khát vọng về quyền làm người căn bản nhất (của các anh) không có chỗ đứng trong xã hội này.
Khi ông Trung tá Công an Vũ Văn Hiển vừa đẩy anh Nguyễn Trí Dũng – con trai của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, vừa quát tháo xối xả vào mặt anh Dũng và văng tục thật lớn “Tự Do Cái Con C.ặ.c” sau khi nhìn thấy những chữ in đậm trên chiếc áo t-shirt ngắn tay anh Dũng đang mặc phô bày rõ ràng hàng chữ Tự do cho Người Yêu Nước Điếu Cày-Tạ Phong Tần-Anh BaSG, câu nóicủa viên chức công an cao cấp Việt Nam này đã được nhiều blog trên mạng lập tức ghi lại và truyền đi nhanh chóng khắp hoàn cầu.

Tôi vô cùng xúc động khi nhìn thấy tấm hình dưới đây đăng trên nhiều blog trên mạng. Qua tấm hình này, tôi thấycái nhìn của anh Dũng biểu lộ một sự điềm tĩnh và cương nghị nhưng tôi vẫn thấy xót xa làm sao; nửa người anh trần trùng trục vì áo T-Shirt của anh đã bị công an thành phố lột mất. Bên cạnh là bà Dương Thị Tân, vợ cũ blogger Điếu Cày (chiếc áo bà không bị công an lột mặc dù họ được lệnh lột); tay bà nắm nhẹ cánh tay đứa con yêu quý, gương mặt bà có đôi chút ngỡ ngàng, đôi chút ngạc nhiên thoáng đượm nét lo âu và sợ hãi.
Một tấm ảnh thật sống động khi người ta biết câu chuyện đã xảy ra trước đó. Câu chuyện công an thành phố Hồ Chí Minh đàn áp người dân vô tội và hiền lành này xảy ra ngay buổi sáng lúc ba blogger cùng là nhà báo tự do bị đưa ra trước tòa. Cả ba đã bị kết tội âm mưu sách động chống đối nhà nước Việt Nam với những bản án vô cùng nghiệt ngã (xin xem phóng sự trên BBC-Việt). Ba nhà báo blogger yêu nước đó là anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cô Tạ Phong Tần (mà mẹ là bà Đặng Thị Kim Liêng vừa qua đã chết thiêu một cách tức tưởi trong một hoàn cảnh thương tâm, cái chết của bà đến nay vẫn còn chứa đầy uẩn khúc và chắc sẽ không bao giờ được làm sáng tỏ) và anh Phan Thanh Hải tức blogger AnhBaSG.
Câu chửi thề của Trung tá Vũ Văn Hiển (VVH), được văng ra từ chính mồm một viên chức cao cấp ngành công an Việt Nam làm tôi giật mình. Từ hôm đó tôi cứ bị câu này ám ảnh như một công án thiền. Viên Trung tá công an VVH ngụ ý gì khi nói một câu trâng tráo và vô cùng lỗ mãng như thế với một nam sinh tuổi đáng con mình, trong một ngày vô cùng trọng đại đối với người thanh niên trẻ tuổi đang lo lắng muôn vàn cho thân phận của người bố thân yêu đang sắp bị xử án nặng?
Tôi chỉ nghĩ ra được hai điều từ hôm đó đến nay.
Thứ nhất, có thể ông Trung tá công an VVH coi sự Tự Do, mà những người thân của blogger Điếu Cày đang khao khát nài nỉ kêu van trước Tòa án nhà nước Việt Nam cho những người bị xử ngày hôm đó,không bằng con C_C của ông và thứ hai, có thể ông Trung tá công an VVH coi những người mặc chiếc áo đó không có quyền mặc vì những hàng chữ in trên áo có tính cách thách đố, khiêu khích và khinh miệt (theo cái nhìn của ông) nền pháp trị độc quyền của Nhà nước Việt Nam (mà ông Trung tá công an đang hết lòng phụngsự) và những hàng chữ này đã làm ông điên tiết thét lên “Tự Do Cái Con C_c”.
Chính vì đây là một vụ xử án trọng đại dưới mắt của rất nhiều người mà câu nói này chắc chắn sẽ đi vào lịch sử. Lịch sử của một sự đàn áp trắng trợnvà cũng là lịch sử của sự chà đạp quyền làm người trên lãnh thổ Việt Nam.
Để tìm hiểu câu nói của ông VVH, chúng ta phải quay về với văn chươngbình dân Việt Nam. Theo văn chương này, việc sử dụng từ con c_c biểu hiệu cho sự coi thường bộ phận sinh dục của con người, dù đó là của đàn ông hay đàn bà. Khi người Việt Nam bình thường, lớn lên trong một xóm lao động, so sánh bất cứ điều gì hay người nào với bộ phận sinh dục của mình và sử dụng từ ngữ như ông Trung tá VVH, người đó ngụ ý rõ ràng coi thường điều hoặc con người đang bị so sánh. Ở đây ta có thể tung ra một định đề : con c_c trong văn chương bình dân Việt Nam là biểu tượng của sự khinh bỉ và thường được coi như một thành phần xấu xí, một yếu tố tồi tệ của con người.
Ông Trung tá VVH đã khẳng định qua câu phát ngôn rất bình dân của mình với thế đứng của ông, cũng có thể là thế đứng của nhà nước: cái tự do mà các anh đòi hỏi đó nó xấu xa, tồi tệ và tôi, Trung tá công an VVH, xin dõng dạc bảo với các anh (và tất cả những người đòi quyền tự do căn bản hay quyền được làm người yêu nước, được bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay) là khát vọng về quyền làm người căn bản nhất (của các anh) không có chỗ đứng trong xã hội này.
Và đây là thảm cảnh của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc đang bị đày đọa bởi những người cầm quyền độc đoán. Pháp luật không có, nói chi đến pháp quyền hay pháp trị. Người ta lột áo anh như người ta đá những con chó. Người ta lên án anh một cách khắc nghiệt như người ta đạp lên những con giun đang quằn quại tuyệt vọng tìm đường sống. Một xã hội bất công và nhâng nháo với đủ thứ phi lý hiện hình bằng xương bằng thịt. Một tình trạng tham nhũng quá sức trầm trọng hoành hành công nhiên khắp mọi nơi. Một thực trạng hiện tồn chỉ mang đến nỗi lo sợ và bất an nơi người dân. Công an không để bảo vệ dân mà để bắt nạt dân, đe dọa dân, đánh đập dân, giết dân, đàn áp những người yếu thế. Công an Việt Nam dùng những phương cách hành xử không đẹp và không coi pháp luật vào đâu!
Chỉ một câu nói của một viên chức cao cấp đủ để nói lên thái độ và tư cách của những người cầm quyền Việt Nam. Một câu nói để đời. Tự Do Cái Con C_c. Người cha đẻ của câu nói “không có gì quý hơn độc lập tự do” không biết sẽ phản ứng như thế nào khi nghe câu nói này. Nhưng điều chắc chắn là những đảng viên như vị Trung tá công an, chắc chắn hiểu rõ ông cha mình muốn nói gì, vì họ đang tìm mọi cách làm cho cái tự do ấy ngày càng quý hơn. Quý vì không dễ có, quý vì không dễ đạt được. Chỉ cần nhìn chiếc lưng trần của anh Nguyễn Trí Dũng sau khi bị lột áo để thấy tự do ấy quý biết nhường nào. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt ngơ ngác của bà Dương Thị Tân để thấy xót thương cho thân phận người Việt Nam.
N. D.V.
(Cựu học sinh Nguyễn Trãi Sài Gòn)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"