Đại tá Brian Killough,
The Diplomat, 28-9-201
Trần Ngọc Cư dịch, BVN
Trần Ngọc Cư dịch, BVN
Thứ Ba tuần này, Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa đã gia nhập cùng với 9 quốc gia khác – Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp,
Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Spain, Italy, và Brazil – là những nước có tàu sân
bay trong kho vũ khí hải quân của mình. Nhưng sự kiện này có ý nghĩa gì
đối với các nước trong khu vực và ta phải đánh gía những ngụ ý về lâu
về dài ra sao?
Đối với nhiều quan sát viên trong khu
vực, sự công bố này gần như không làm cho ai nao núng. Thật ra, một số
học giả coi đó là một của nợ (liability). Chẳng hạn, You Li, một nhà
nghiên cứu thỉnh giảng thâm niên tại Đại học Quốc giaSingapoređã nói
trong một cuộc phỏng vấn: “Sự thật là, chiếc tàu sân bay này là vô dụng
đối với Hải quân Trung Quốc”. Ông còn nói tiếp: “Nếu nó được dùng để
chống lại Mỹ, thì nó không có cơ may sống sót. Nếu nó được dùng để chống
lại các nước láng giềng của Trung Quốc, thì đó là dấu hiệu của một sự
hiếp đáp”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc là những người đầu tiên nhìn nhận
rằng tàu sân bay Liêu Ninh chỉ được dùng cho mục đích huấn luyện và
thật ra, Không quân Trung Quốc không có máy bay nào có thể hạ cánh trên
chiếc tàu sân bay này. Hơn nữa, các tàu sân bay sẽ trở nên sơ hở nếu
không có các nhóm tàu trận (battle groups) của chúng đi theo bảo vệ và
yểm trợ. Các nhóm tàu trận này đòi hỏi công nghệ, đầu tư, và huấn luyện
qua một thời gian cả thập kỷ hay lâu hơn mới có thể kết hợp lại thành
một lực lượng chiến đấu hữu hiệu. Trong khi đó, như đã nói rõ ở trên, là
một nơi tập trung các loại khí tài, nguồn lực, và nhân lực, một tàu sân
bay nhanh chóng trở thành vừa là một lợi thế có giá trị cao vừa là một
mục tiêu có giá trị cao đối với các phe lâm trận.
Chiếc tàu sân bay này mang lợi lộc gì cho
Trung Quốc? Thứ nhất, nó là một biểu tượng của niềm tự hào dân tộc đối
với một quốc gia ngày càng tập hợp dưới ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa trên
các vấn để lãnh hải tại Hoa Đông và biển Đông. Thứ hai, nó sẽ được sử
dụng làm băng thử (testbed) và tàu thí nghiệm cho thế hệ của 5 hàng
không mẫu hạm tiếp theo, mà tin tức cho biết đang ở trong giai đoạn
thiết kế và phát triển. Thứ ba, ngay cả nếu Hải quân Trung Quốc không
muốn lâm trận với các siêu cường thế giới khác, chiếc tàu sân bay chắc
chắn sẽ cho quốc gia này một phương án lưạ chọn để biểu dương sức mạnh
quân sự trong những khu vực mà Trung Quốc có lợi ích chiến lược khắp thế
giới. Điều này nhắc ta nhớ đến chính sách ngoại giao hạm thuyền
(gunboat diplomacy) của Thế kỷ 19. Chẳng hạn, nếu bạn là một quốc gia
duyên hải châu Phi đem một số tài nguyên đáng kể ra bán cho Trung Quốc
và đang có tranh chấp về quyền lợi tương lai hay về cách đối xử với công
dân Trung Quốc, thì khi một chiếc tàu sân bay Trung Quốc xuất hiện
ngoài khơi, sự hiện diện này có thể ảnh hưởng lên bài toán quyết sách
của bạn. Nó làm cho Hải quân Trung Quốc có một thế vững chãi gần như ở
ngay trong nước tại các vùng tranh chấp ở biển Đông Hoa và biển Đông
ViệtNam. Nếu chiếc tàu này được trang bị bằng một phi đội J-15 (hiện ở
trong giai đoạn phát triển tại Trung Quốc) rồi được bố trí gần các quần
đảo Senkaku/Điếu Ngư, Hoàng Sa hay Trường Sa, ta có thể nói rằng, Trung
Quốc đã thiết lập được một sự khống chế bền vững trên vùng trời này.
Như vậy, câu hỏi cần đặt ra ở đây là, tàu
sân bay Liêu Ninh là một khí tài quân sự mới có ý nghĩa hay đây chỉ là
một sự phung phí tiền bạc cho một khả năng mà Trung Quốc sẽ không bao
giờ thể hiện? Thực tế nằm giữa hai khả năng. Giới lãnh đạo Trung Quốc
biết rằng với nhu cầu nguyên liệu thô gia tăng theo cấp số nhân do một
nền kinh tế đang tăng trưởng, họ phải sẵn sàng gửi ra những vùng biển
sâu một lực lượng hải quân để bảo vệ những lợi ích chiến lược của mình.
Chiếc Liêu Ninh chỉ là một bước có tính toán, trên con đường dài tiến
đến một lực lượng hải quân có khả năng hiện diện toàn cầu, mà bất cứ
siêu cường đang trỗi dậy nào cũng phải cần đến. Đối với một quốc gia có
một quan niệm lịch sử lâu dài và có tính toán, đây là một đầu tư hợp lý,
nhưng chưa… có thể đe dọa được ai.
B.K.
Đại tá Brian Killough là một nhà
nghiên cứu quân sự về Không quân Mỹ tại trung tâm nghiên cứu chính sách
Council on Foreign Realations. Bài viết này xuất hiện lần đầu ở Asia Unbound blog của Council on Foreign Relations.