Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

"Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Kẻ tiểu nhân thì chỉ nghĩ đến điều lợi..."

Hồ Trung Tú giới thiệu
 
Ở Nghĩa Trủng (trủng dấu hỏi, là cái đài lớn) Phước Ninh, ngay trung tâm Đà Nẵng có tấm bia ghi công những người đã hy sinh trong 1,5 năm đánh Pháp 1858-1860, mở đầu bằng câu có thể giúp các bạn Mẹ Nấm, Doan Trang, Paulo Thành Nguyễn... dùng trả lời các chú công an được: "Phàm người ta làm mọi việc ở đời cũng chỉ vì nghĩa hay vì lợi... Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Dù việc thiện nhỏ thế nào cũng không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân thì chỉ nghĩ đến điều lợi, hễ thấy lợi thì dù ác thế nào cũng thực hiện". Một tấm bia cực hay nhưng ít người biết.

Sáng 30 tháng 8 năm 1858, đô đốc Rigault de Genouilly, tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha đem 3000 quân đến vịnh Đà Nẵng gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ Việt Nam đòi phải nộp các pháo đài trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Phía Việt Nam làm thinh không trả lời. Quá hạn hai giờ chiều ngày 1.9.1858 ghi trong tối hậu thư Rigault de Genouilly cho tàu chiến chia làm hai cánh, một đánh vào các đồn lũy ở Sơn Trà, một tấn công vào pháo đài Điện Hải và An Hải. Cuộc tiến công được chuẩn bị hùng hậu, tổng cộng gồm có 3000 quân, 16 chiến hạm trang bị vũ khí hiện đại, cùng với âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh chiếm lấy Đà Nẵng, chia cắt đất nước, lấy đây làm bàn đạp tiến ra kinh thành Huế. Sau nửa giờ pháo kích liên tục hầu hết các vị trí của ta đều trúng đạn, các kho thuốc súng phát nổ. Lực lượng đồn trú các đồn buộc phải vừa đánh trả vừa rút lui.

Trước thế giặc hùng hậu triều đình đã điều Nguyễn Tri Phương đang trấn giữ thành Gia Định về mặt trận Đà Nẵng. Nguyễn Tri Phương không chủ trương tiến công địch chính diện mà thực hiện chiến lược vườn không nhà trống, không cho địch tiếp xúc với dân, địch tới đâu đánh tới đó, tích cực phục kích, giữ cho kỳ được để đợi, làm kế giằng dai... Ông nhận xét tình hình rồi tâu lên triều đình: “Bọn kia lợi ở chiến, ta lợi ở thủ. Xin lấy thủ làm chiến, đắp thêm đồn lũy để tiến bức họ dần dần” Sách Đại Nam Liệt Truyện chép: “Ông bèn cho đắp lũy đào hố chữ phẩm trồng chông, trên phủ cỏ và cát. Chia quân đặt phục sát thành Điện Hải. Đắp lũy dài từ bờ biển đến Thạc Gián, Phước Ninh. Thuyền Tây Dương chia 3 toán lại đánh. Quân mai phục vùng dậy. Quân Tây Dương sa xuống hố. Quân ta giữ lũy bắn ra, chúng phải lui“. Sách lược ấy của Nguyễn Tri Phương cho phép quân ta phát huy được ưu thế địa hình, phát triển được mặt trận toàn dân cùng tham gia đánh địch; ngược lại đẩy quân địch vào thế ngày càng khó khăn, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị phá sản.
Suốt trong một thời gian dài quân đội Pháp gần như không được một sự tiếp tế nào về lương thực, thuốc men. Nhân dân Đà Nẵng, Sơn Trà trong vùng chúng chiếm đóng đều di tản vườn không, nhà trống. Một sĩ quan Pháp viết thư về gia đình có đoạn: “Đất mà chúng tôi chiếm được thì dân đều bỏ đi cả, trừ một vài nhà tranh của người đánh cá. Đến hôn nay tôi chưa hề thấy một con gà...”
Mười tháng sau khi chiếm giữ Sơn Trà cùng với những trận đánh thọc sâu vào nội địa nhưng sau đó phải rút, và các chiến lũy thì ngày càng áp sát các đồn quân Pháp. Ngày 15.6.1859 Rigau de Genouilly phải viết thư báo cáo về chính phủ Pháp với lời lẽ bi đát. ”Những người An Nam đã trở thành những chiến sĩ dũng cảm. Họ lùi từng bước trước chúng ta nhưng bắt được họ không phải là chuyện dễ. Chúng tôi có chiếm lĩnh được trận địa nhưng họ chỉ lui vài trăm thước để ẩn nấp trong những chiến lũy được xây dựng kiên cố phi thường... Không thể không công nhận rằng cuộc chiến tranh chống nước này còn khó hơn là cuộc chiến tranh chống vương quốc Trung Hoa."
Nhân dân Đà Nẵng kiên quyết cùng Nguyễn Tri Phương đách giặc. Mảnh đất ven vịnh Đà Nẵng là nơi giành giật rất kịch liệt giữa quân đội hai bên. Địch tiến ta lùi, địch lùi ta tiến. Nên sau 19 tháng xâm lược Đà Nẵng ngày 23-3-1860 liên quân Pháp - Tây ban Nha đành phải rút khỏi Đà Nẵng. Không chiếm được Đà Nẵng quân Pháp chuyển vào tấn công thành Gia Định và chỉ sau vài tháng đã chiếm được trọn vùng Nam Bộ. Hà Nội sau đó cũng thất thủ sau vài giờ nổ súng. Một năm rưỡi chiến đấu và chiến thắng của nhân dân ta ở Đà Nẵng là cuộc chiến lâu dài, tiêu biểu và đáng tự hào của nhân dân ta trong suốt lịch sử chống Pháp.
* * *
Suốt một năm rưỡi chiến đấu với nhiều trận đánh diễn ra trên một khu vực rộng, nhiều chiến sĩ và nhân dân ta đã hy sinh và phải chôn cất tạm thời ở các nơi. Mãi gần 20 năm sau mới được quy tập về Nghĩa Trủng Phước Ninh để người đời sau tưởng nhớ hương khói. Theo văn bia ghi lại thì có đến 1500 hài cốt đã được đưa về tán tại đây với những lời văn thật hay và nhiều ý nghĩa “... Phàm người ta làm mọi viêc ở đời cũng chỉ vì nghĩa hay vì lợi... Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Dù việc thiện nhỏ thế nào cũng không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân thì chỉ nghĩ đến điều lợi, hễ thấy lợi thì không việc gì không thực hiện... Nơi ngày xưa là thành xiêu lũy đổ chất chồng. Người ta đã vùi dập đó đây những năm xương của người vì nghĩa cả mà hy sinh..." Tiếc rằng 100 năm sau Nghĩa Trủng Phước Ninh lại bị san lấp để nhường chỗ cho một công trình xây dựng là nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương!
601530_499461510066654_875333240_n.jpg
75103_499461380066667_479247100_n.jpg
408868_499461320066673_1420943216_n.jpg
222151_499461336733338_961084085_n.jpg

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"