Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

AFP - Việt Nam bỏ tù 3 bloggers với cáo buộc "tuyên truyền chống phá Nhà Nước"

AFP/Danlambao lược dịch - Một phiên tòa ở miền Nam Việt Nam vào hôm thứ hai đã tống giam 3 blogger, trong đó có trường hợp một người đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cập đến.
Nặng nhất là blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, đã bị kết án 12 năm tù và một nữ cảnh sát nay trở thành nhà bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần bị kết án 10 năm tù giam, bản án được đưa ra sau một phiên tòa kéo dài chỉ trong vài giờ.
"Tội của họ đặc biệt nghiêm trọng với ý định rõ ràng chống lại nhà nước", Thẩm phán Nguyễn Phi Long cho biết, "họ phải bị trừng phạt nghiêm khắc".
Ông Phan Thanh Hải, là người duy nhất trong bộ ba nhận tội, bị tuyên án bốn năm. Tất cả các bị cáo cũng sẽ phải chịu từ ba đến năm năm quản thúc tại gia sau khi mãn hạn tù giam.

Hai Blogger nổi tiếng là ông Nguyễn Văn Hải bị kết án 12 năm tù giam, bà Tạ Phong Tần bị kết án 10 năm tù giam (AFP/File, Aude Genet)
Ông Long nói rằng "Họ đã lạm dụng sự phổ biến của Internet để đăng bài viết đó làm suy yếu và bôi đen (Việt Nam) lãnh đạo, chỉ trích (Đảng cộng sản) và phá hủy sự tin tưởng của người dân vào nhà nước".
Ông Nguyễn Văn Hải, người đã được Tổng Thống Obama nhấn mạnh, và bà Tạ Phong Tần còn bị cáo buộc “gây mất trật tự” tại tòa án và vì vậy không được phép nói lời kết thúc, ông Long nói thêm.
Trong một bài phát biểu với âm thanh hạn chế vì âm thanh từ phòng xử án phát ra qua loa đã bị tắt đi, Nguyễn Văn Hải cho biết ông chưa bao giờ chống lại nhà nước cộng sản.
"Tôi chỉ cảm thấy thất vọng bởi tham nhũng, bất công, độc tài không phải đại diện cho nhà nước nhưng chỉ bởi một số cá nhân”.
"Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có quyền tự do ngôn luận và nó phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên", ông Hải nói trước đó.
Các blogger bị kết tội tuyên truyền chống lại một nhà nước độc đảng cộng sản theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật hình sự, điều luật mà các nhóm nhân quyền cho rằng đây là một trong những “điều luật mơ hồ” thường xuyên được sử dụng để truy tố những người bất đồng chính kiến.
Trước đó, trong một nỗ lực tuyệt vọng phản đối việc giam giữ con gái mình, mẹ của bà Tạ Phong Tần đã tự tử bằng cách tự thiêu ở ngay phía trước một tòa nhà chính quyền địa phương vào tháng Bảy, gây ra một trong những sự trì hoãn một phiên tòa gây tranh cãi.
Vụ án liên quan đến các bài viết chính trị mà các blogger đã đăng tải trên một trang web bị cấm – trang web "Câu lạc bộ nhà báo tự do" cũng như đã viết trên blog riêng của họ, tố cáo tệ nạn tham nhũng và nhũng, bất công và chỉ trích chính sách đối ngoại của Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã cấm truyền thông tư nhân - tất cả các tờ báo và kênh truyền hình đều thuộc nhà nước.
Trong tháng 5, Tổng Thống Barack Obama đã nói rằng "chúng ta không được quên những nhà báo như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt trùng hợp với một cuộc đàn áp hàng loạt trên báo chí công dân ở Việt Nam vào năm 2008".
Các nhóm nhân quyền bao gồm cả Human Rights Watch và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhiều lần kêu gọi chính phủ để giảm mức án phạt và trả tự do cho ba blogger này ngay lập tức.
Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam hạng thứ 172 trong số 179 quốc gia vào năm 2011-2012 dựa trên chỉ số tự do báo chí của nó và xác định rằng Việt Nam là một nhà nước độc tài, là "kẻ thù của Internet" vì sử dụng hệ thống kiểm duyệt mạng.
Nguồn: AFP
Danlambao lược dịch
__________________________
Bản tin trước đó:

Phiên tòa xử các bloggers "tuyên truyền chống phá Nhà Nước"

Hàng trăm cảnh sát bao vây một tòa án ở Việt Nam vào hôm thứ hai khi mở phiên tòa xét xử ba blogger, trong đó có trường hợp đã được Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cập đến.
Một phóng viên AFP đã thấy sự kiểm soát an ninh chặt chẽ bên cạnh các tòa nhà ở phía nam TP.Hồ Chí Minh khi bắt đầu vụ xử Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, ông Phan Thanh Hải và nữ cảnh sát nay trở thành nhà bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần.
Bộ ba blogger này đối mặt với tội danh tuyên truyền chống lại nhà nước độc đảng cộng sản, tội danh thường xuyên được sử dụng để truy tố những người bất đồng chính kiến ở một đất nước mà các nhóm nhân quyền nói rằng đang tiến hành một cuộc đàn áp ngày càng gia tăng đối với tự do ngôn luận.
Không có dấu hiệu của những người ủng hộ bên ngoài toà án, sau khi Dan Lam Bao hay Báo chí Công dân (một blog nổi tiếng bị cấm) xác nhận rằng họ đã bị lực lượng an ninh ngăn cản tiếp cận khu vực đó.
Trang blog cho chạy hình ảnh của con người mang những băng-rôn lớn kêu gọi phóng thích ba blogger, và đã báo cáo rằng ít nhất bảy người ủng hộ đã bị bắt đi vào sáng sớm thứ hai. Cảnh sát không có bình luận về bất kỳ vụ bắt giữ nào.
Một luật sư của Điếu Cày nói với phóng viên AFP trước đó rằng các blogger sẽ bị xét xử theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật hình sự, có thể sẽ bị một mức án tối đa là 20 năm tù.
Trong một cuộc biểu tình tuyệt vọng phản đối việc giam giữ con gái mình, mẹ của chị Tạ Phong Tần đã tự tử bằng cách tự thiêu ở ngay phía trước một tòa nhà chính quyền địa phương vào tháng Bảy, gây ra một trong những sự trì hoãn một phiên tòa gây tranh cãi.
Chị Tạ Phong Tần bị bắt năm ngoái, trong khi ông Phan Thanh Hải, viết blog dưới bút danh AnhBaSG, đã bị bắt trong năm 2010.
Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) đã bị giam giữ từ năm 2008, khi ông bị đi tù hai năm rưỡi vì tội gian lận thuế.
Bộ ba các bị can bị cáo buộc đã đăng các bài viết chính trị trên một trang web bị cấm - "Câu lạc bộ nhà báo tự do" cũng như đã viết trên blog riêng của họ, tố cáo tệ nạn tham nhũng và những bất công và dám chỉ trích chính sách đối ngoại của Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã cấm truyền thông tư nhân - tất cả các tờ báo và kênh truyền hình đều thuộc nhà nước.
Trong tháng 5, Tổng Thống Barack Obama đã nói rằng "chúng ta không được quên những nhà báo như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt trùng hợp với một cuộc đàn áp hàng loạt trên báo chí công dân ở Việt Nam vào năm 2008".
Các nhóm nhân quyền bao gồm cả Human Rights Watch và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhiều lần kêu gọi chính phủ để giảm mức án phạt và trả tự do cho ba blogger này ngay lập tức.
Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam hạng thứ 172 trong số 179 quốc gia vào năm 2011-2012 dựa trên chỉ số tự do báo chí của nó và xác định rằng Việt Nam là một nhà nước độc tài, là "kẻ thù của Internet" vì sử dụng hệ thống kiểm duyệt mạng.

(AFP/File, Ian Timberlake)

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"