Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Việt nam là Cộng Sản hay Tư Bản?

Dương Linh
Tôi thường xuyên lên trang mạng Dân Luận để đọc. Qua đó tôi thấy các bài viết nói chung chỉ phản ánh và phê phán hiện trạng bề nổi của xã hội việt nam.còn gốc gác sâu sa dẫn đến các hiện trạng ấy thì các bài viết lại không đả động đến.

Theo quan điểm của tôi vấn đề cốt lõi cần đi vào phân tích phải là những lý luận đã sinh ra chế độ ấy. Khi chỉ ra được những sai lầm trong lý luận thì mới làm lung lay tận gốc rễ cơ cấu xã hội.
 
Cương lĩnh năm 1991 của Đảng cộng sản Việt Nam có tên là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, như vậy tiêu đề của cương lĩnh cũng đã thể hiện tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản chứ không phải tư tưởng của những người cộng sản.

Người cộng sản là người đại diện cho toàn bộ giai cấp công nhân trên toàn thế giới chứ không riêng của giai cấp công nhân Việt Nam. Bởi vậy cương lĩnh của Đảng cộng sản phải thể hiện tư tưởng của cuộc đấu tranh cách mạng XHCN, phải xác định được đối tượng mục tiêu của cuộc cách mạng, phải nêu rõ được cơ cấu tổ chức của chế độ XHCN, phải thể hiện được lý tưởng của phong trào đấu tranh cách mạng,chứ không phải miêu tả xã hội XHCN theo ý thích của mỗi người như cương lĩnh đã viết “diễn đạt XHCN: là một chế độ xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Những gì mà chính phủ Việt Nam đang làm để xây dựng đất nước chỉ là học lại những bài học của các nước tư bản tiên tiến đã làm trước kia. Làm thế nào để xây dựng đất nước việt nam giàu mạnh là nhiệm vụ của chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam có thể sẽ đúc kết được những kinh nghiệm của các nước tiên tiến đã trải qua để điều hành đất nước, còn Đảng cộng sản không cần phải làm thay những công việc ấy. Đảng cộng sản phải xác định được những đối tượng làm cản trở sự phát triển xã hội và kinh tế thế giới từ đó để gỡ bỏ nó đi.
Mục tiêu của cuộc cách mạng XHCN thì người ta đã xác định từ lâu rồi, đó là: “xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa”. Để xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, trước đây người cộng sản giả danh đã xác định đối tượng đấu tranh của cuộc cách mạng là: “Xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất”. Nhưng ngày nay người cộng sản giả danh không lấy đối tượng đấu tranh là “xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất” nữa. Vậy đối tượng đấu tranh của cuộc cách mạng XHCN là gì?
Muốn trả lời được câu hỏi ấy những người cộng sản phải quay về nghiên cứu bộ môn triết học và kinh tế chính trị học, để xem trong những quan điểm lý luận mà những người cộng sản giả danh đã dùng để xác định đối tượng của cuộc cách mạng XHCN trước đây đã nhầm lẫn ở đâu. Từ đó mới xác định được đối tượng đấu tranh cho cuộc cách mạng XHCN. Chứ không phải ngồi ở trên mây để miêu tả chế độ XHCN theo ý thích của mỗi người như trong bản cương lĩnh đã nêu. Một sự thật đã diễn ra trước mắt là những người cộng sản giả danh đã không còn đối tượng đấu tranh cách mạng nhưng lại không giám nhận lấy những sai lầm trong lý luận, vẫn coi những quan điểm lý luận của Các Mác như nhũng tín điều bất khả xâm phạm. Như vậy thì không thể tiếp tục tìm đường đi cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Trước đây khi phong trào cộng sản mới chỉ là một bóng ma, khi nó chưa công khai hoạt động nhưng đã làm cho chính phủ các nước phải run sợ, phải tìm mọi thủ đoạn nhằm xóa bỏ, nhưng phong trào cộng sản lại ngày càng phát triển. Vậy tại sao đảng cộng sản ngày nay lại phải ra sức chống đỡ các cuộc tấn công từ mọi phía? Vì đảng cộng sản không phải là người cộng sản.
Xin các ông cộng sản giả danh hãy ngồi lại đặt tất cả những lý luận triết học cũng như kinh tế học mà các vị đã dùng để dựng nên chế độ XHCN bao cấp,đưa những lý luận ấy nên bàn nghiên cứu và hãy bắt đầu lại từ đầu bằng câu hỏi đầu tiên:
+ Triết học là gì?
+ Viết triết học bắt đầu từ đâu?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"