Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Đồng tiền "đi đêm" không biết lối về?

Tôn Thất Thu
Bvbqd - Chính phủ, ngành chức năng, cơ quan chủ quản, cả một bộ máy cồng kềnh có nắm được rõ 415.000 tỷ đồng nợ xấu là do đầu tư vào lĩnh vực gì? Hiện nay có đến 80% số nợ xấu thể hiện trên sổ sách này đã hoàn toàn mất trắng do tham nhũng, do lãng phí, làm ăn kém hiệu quả. Nợ xấu là do đồng tiền "đi đêm" với nhiều thủ đoạn, liệu rằng nay có biết nẻo về?
Chí Phèo dù chửi cả làng Vũ Đại, nhưng vẫn còn cụ thể hơn kiểm điểm TPB-PB kiểu này: ... Ban cán sự đảng chính phủ cũng vừa tự kiểm điểm xong sau một phiên kéo dài 5 ngày được loan báo là “nghiêm túc, cầu thị, thẳng thắn, trách nhiệm”. Những hạn chế, yếu kém được đánh giá thống nhất là: “Chưa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Năng lực tư duy, tổ chức triển khai còn hạn chế. Thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của đảng có mặt còn chậm, chưa sát thực tiễn. Hiệu lực, hiệu quả điều hành chưa cao, kinh tế, xã hội còn nhiều mặt yếu kém…”
Gần hai năm trước, ngày 1-11-2010 Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội về thực trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động và nợ nần của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Trong báo cáo đã nêu: Nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ đồng thì nợ của khu vực DNNN đến 2009 không kể 9 tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.
Thực tế cho thấy, trong nhiều thành phần kinh tế thì các DNNN được ưu ái, thậm chí các Tập đoàn Nhà nước có thể đi vay một cách thoải mái gấp 3 - 10 lần vốn điều lệ, có khi hơn thế nữa!
Đàng sau những động thái 'bật đèn xanh', tạo điều kiện là có chủ đích, sự cố tình buông lỏng, thả phóng cho các DNNN là gì? Có sự trích lại “hoa hồng vàng” cho các chữ ký loằng ngoằng, chi cho cửa này, ngách kia hay không? Phải có lợi lộc gì trong thủ thuật “chia chác kế” với các đại gia, các nhóm lợi ích mới hút được khoản tiền lớn như vậy từ “hầu bao quốc khố”? Điều này chỉ có Thanh tra Nhà nước, thanh tra ngành, kiểm toán, cảnh sát kinh tế và các cơ quan chuyên trách của Đảng và Nhà nước thật sự trung thực, có trách nhiệm, thực sự khách quan, minh bạch mới có thể lý giải được đầy đủ. Những báo cáo thiếu trung thực, có chủ đích ém nhẹm của doanh nghiệp và các đoàn thanh tra, kiểm tra hàng năm đã trở thành những mồi lửa "hợp pháp" đốt tiền Nhà nước nhanh hơn. Đó cũng là hậu họa do thiếu minh bạch và bao che tham nhũng, theo chiêu thức "hợp pháp kế".
Hiện nay, cả nước có trên 1.200 DNNN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tình trạng các DNNN nợ gấp nhiều lần vốn điều lệ là biểu hiện rõ nhất của mưu kế, ý đồ lợi dụng chức năng nhiệm vụ, lợi dụng chức vụ quyền hạn tham nhũng trực tiếp vào tài chính, ngân hàng.
Cuối năm 2011, cả nước có tới 30/85 tập đoàn và tổng công ty (TĐ,TCT) có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Những "ngón tay" trong "quả đấm thép" đều bị bong gân, thậm chí bị "cùi" thê thảm. Đặc biệt có 7 TĐ,TCT có tỷ lệ này trên 10 lần. Những “ngón tay” trong “quả đấm thép” lại bị găm nợ nhiều nhất, đẩy gia tăng tỉ lệ nợ xấu như: Tập đoàn Dầu khí VN, Tập đoàn Điện lực VN, Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN, Vinashin, Vinaline, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xi măng... Như vậy vai trò Quản lý của Chính phủ đã bị bỏ mặc cho các Tập đoàn tự do đầu tư ngoài ngành do Chính phủ cho phép đã trở thành nguyên nhân chính đẩy đẩy các DNNN từ chỗ phải đóng vai trò chủ đạo, những “quả đấm thép” thì lại tự đẩy mình rơi vào tình trạng rủi ro lớn do các “chiêu” thâu tóm bất động sản, thao túng, lũng đoạn ngân hàng NN.

Hệ thống Ngân hàng Nhà nước bị "động đất"
Sai lầm rõ nhất là chủ trương mở các nẻo lòng vòng, tạo những cơn lốc giả để vụ lợi cho cá nhân, cục bộ, phe nhóm. Đó chính là chủ trương cho phép các TĐ,TCT nhà nước kinh doanh đa ngành. Sai lầm ấy đã dẫn tới hiệu ứng “thả gà ra rừng” rồi lại đi vất vả tìm bắt lại từng con (!?). Hậu quả tai hại là tất cả những đầu tư trái ngành của các TĐ, TCT đều thua lỗ, thất thoát và tham nhũng nặng nề.
Báo cáo của UBKT Quốc Hội đã chỉ rõ: Trong giai đoạn 2000 - 2005chỉ số ICOR là 4.89 và từ 2006 - 2010 là 7.43 và đến 2011-2012 là 7 đến 9.68. Rõ ràng chỉ số này gia tăng đột biến gấp 2 lần sau khi Chủ trương cho các Tập đoàn con cưng được phát triển đa ngành. Trong khi đó, chủ trương của Chính phủ báo cáo tại Quốc hội vẫn nói là quản lý chặt chẽ tài chính, ngân hàng, không đầu tư dàn trải, tập trung có trọng điểm, hướng cho các TĐ,TCT Nhà nước đi vào sản xuất kinh doanh chuyên ngành, có chiều sâu, coi trọng hiệu quả, chất lượng cao để trở thành “anh cả đỏ” giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác. Nói vậy là đúng đường lối, nhưng điều cần soi rọi cho rã là khi làm lại tìm cách tung hoành ngược lại. Suy cho cùng, chẳng thất thoát đường nào mà “nợ xấu” là do tiền vốn, tiền lãi đã bằng mọi khúc cua, nẻo khuất chui vào túi riêng cả rồi… Chính phủ, ngành chức năng, cơ quan chủ quản, cả một bộ máy cồng kềnh có nắm được rõ 415.000 tỷ đồng nợ xấu là do đầu tư vào lĩnh vực gì? Hiện nay có đến 80% số nợ xấu thể hiện trên sổ sách này đã hoàn toàn mất trắng do tham nhũng, do lãng phí, làm ăn kém hiệu quả.
Hệ lụy của sự tùy tiện cho phép bung mở, bỏ qua những quy định của Nhà nước về quản lý, điều hành tài chính, ngân hàng, đã làm thiệt hại ít nhất 200.000 tỷ đồng vì giao độc quyền cho DNNN đầu tư và làm nghèo đất nước... Thực trạng này vẫn chưa được lý giải làm rõ trước Quốc hội và cử tri cả nước. Vậy là còn thiếu công khai, minh bạch. Dư luận cho rằng, vì “đi đêm” cho nên một khoản lớn tiền Nhà nước bị thất thoát, nay “không thấy đường về”, nhất là khi đã "cao chạy xa bay" sang các nhà Bank ở nước ngoài.
Vì có chủ trương cho đầu tư đa ngành, lập các dự án ảo, công ty ma để rút tiền Nhà nước, khai man, kê khống các khoản mua sắm trạng bị, phương tiện, lôi về các thứ đồ “vứt bãi rác” ở nước ngoài, lại khai khống đẩy giá lên chót vót, nâng thêm khoản thanh toán. Cho nên các TĐ, TCT mới được tăng vốn đầu tư, được thêm dự án, được ngân sách rót vốn, được đi vay và được 'lại quả' nhiều hơn nếu chỉ kinh doanh đúng ngành và đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ và kiệt quệ của các TĐ, TCT Nhà nước.
Tổng đầu tư của khu vực nhà nước trong 05 năm từ 2007 đến 2011 là: 1.352.276 tỷ đồng và với chỉ số ICOR bình quân là 8 thì khu vực nhà nước chỉ làm ra khoảng 169.037 tỷ đồng, trong khi khu vực tư nhân không được ưu đãi mà hiệu quả ICOR là 3, như vậy nếu với số vốn đầu tư này được giao cho các DN ngoài Quốc doanh sẽ làm ra 450.759 tỷ đồng lợi nhuận.
Theo báo cáo đến tháng 10/2011 của Bộ Tài chính, cả nước còn 1.309 DNNN. Tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của các DNNN là 1,76 triệu tỷ đồng - tăng hơn gấp đôi so với con số tương ứng năm 2005 là 740.000 tỷ đồng. Phần lớn trong số này tập trung tại các TĐ-TCT. Cũng tính đến thời điểm cuối năm 2011, vốn chủ sở hữu của DNNN gần 700.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2005 (298.174 tỷ đồng). Vốn lớn, tài sản nhiều lại được hưởng khá nhiều ưu đãi từ Nhà nước về đất đai, tiếp cận tín dụng; thậm chí nhiều DNNN kinh doanh gần như độc quyền, thế nhưng hiệu quả kinh doanh của khối DNNN là khá thấp. Điều đó phản ánh rõ trong chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của khối DNNN. Theo thống kê, tổng lợi nhuận của khối DNNN năm 2011 chỉ đạt 117.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với con số 63.100 tỷ đồng của năm 2005; kéo tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm mạnh từ mức 20,5% tại năm 2005 xuống chỉ còn 16,7% vào năm 2011.
Những con số thua lỗ kinh hoàng: "Các DNNN chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư Nhà nước ,(Riêng Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2001-2010 chiếm 52,2% tổng vốn đầu tư khu vực Nhà nước), 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chỉ đóng góp khoảng 37%-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng". Như thế không thể gọi là đảm bảo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình của nhiều thành phần kinh tế hiện nay. Cho nên, cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm quản lý, điều hành quá kém, hoặc cố tình lừa Đảng, Nhà nước, lừa nhân dân, vì mục đích cá nhân, vì nhóm lợi ích đã sinh ra hậu quả nợ xấu nguy hại trong khu vực tài chính, ngân hàng.
Tôn Thất Thu
________________
Đọc thêm:
10 ngân hàng lớn đang đầu tư hơn 185 nghìn tỷ trái phiếu
Theo tin mới nhất của TTXVN: Trong số 185.000 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu,các ngân hàng đầu tư vào các tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng) 107.000 tỷ đồng, đầu tư vào doanh nghiệp 78 nghìn tỷ.
Thống kê từ 10 ngân hàng thuộc top 15 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất cho thấy, quy mô đầu tư trái phiếu năm 2011 của các ngân hàng này là hơn 185 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 8% tổng tài sản.
Trong số này, hơn 107 nghìn tỷ là các khoản đầu tư vào trái phiếu của các TCTD (chủ yếu là các ngân hàng đầu tư lẫn nhau), còn lại hơn 78 nghìn tỷ là các khoản đầu tưvào doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác.
Techcombank là ngân hàng có giá trị đầu tư trái phiếu lớn nhất năm 2011 với 34,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 19% tổng tài sản của ngân hàng. VPBank là ngân hàng có tỷ trọng đầu tưtrái phiếu lớn nhất, 23% tổng tài sản, giá trị 18.800 tỷ đồng.
Theo thuyết minh BCTC 2011 của VPBank, các khoản đầu tư trái phiếu lớn của ngân hàng này gồm 1.000 tỷ tại EVN, 900 tỷ vào CTCP Đầu tư T&M Việt Nam, 2.900 tỷ Chứng chỉ tiền gửi tại VIB, 1.000 tỷ tại các NH Phương Đông và NH An Bình…

Giá trị và tỷ trọng đầu tư trái phiếu của 10 ngân hàng lớn
Mặc dù không công bố chi tiết khoản mục đầu tư trái phiếu nhưng các ngân hàng lớn khác Agribank, Maritimebank (MSB) và VIB cũng nắm giữ hàng chục nghìn tỷ chứng khoán đầu tư trong đó có chứng khoán nợ, bao gồm: trái phiếu, tín phiếu chính phủ, trái phiếu do Doanh nghiệp và TCTD khác phát hành.
Cụ thể, đến quý III/2011, khoản mục chứng khoán đầu tư của Agribank là 39.000 tỷ đồng tăng thêm 6.400 tỷ so với đầu năm. Maritimebank cũng tăng khoản mục này từ28.501 tỷ lên 34.123 tỷ đồng còn VIB tăng lên mức 20.435 tỷ đồng.
Cập nhật báo cáo quý II/2012 của các ngân hàng đã công bố cho thấy, Techcombank tiếp tục tăng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thêm hơn 6.000 tỷ. Tổng giá trị đầu tư trái phiếu của ngân hàng này đạt 41.200 tỷ vào cuối quý II, chiếm 23% tổng tài sản.
BIDV, theo báo cáo đến hết tháng 4/2012 cũng tăng mạnh đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp từ mức 5.000 tỷ lệ 9.700 tỷ. Tuy nhiên tổng giá trị đầu tư trái phiếu của BIDV chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2,5% tổng tài sản.
Trong khi đó, phần lớn các ngân hàng còn lại đều giảm giá trị đầu tư trái phiếu trên BCTC quý II/2012.
An Huy
Theo TTVN

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"