Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Ông Đặng Thành Tâm cầu cứu

Đông A
Trang BBC tiếng Việt đưa tin ông Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp về chuyện nhân viên của ông bị bắt. Thông tin từ đơn cầu cứu của ông Đặng Thành Tâm, khớp với tin đồn trên mạng, ông Nguyễn Duy Hưng, trưởng văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gò ở Hà Nội bị cơ quan an ninh lưu giữ 2 ngày trước khi có lệnh bắt và khám xét. Cũng theo tin đồn trên mạng, ông Đặng Thành Tâm bị nằm trong tầm ngắm của cơ quan an ninh với tình nghi là chủ trang Quan làm báo. Tuy nhiên, hiện nay không rõ ông Đặng Thành Tâm đang ở Việt Nam hay nước ngoài. Theo trang BBC tiếng Việt, thư cầu cứu của ông Đặng Thành Tâm được gửi cho cả các cơ quan báo chí Việt Nam, nhưng đến nay chưa thấy một cơ quan báo chí Việt Nam nào đăng. Điểm này cũng cho thấy, trang mạng phát tin đồn có khả năng có các cộng tác viên là nhân viên làm việc trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam, như tôi đã nhận xét trước đây.


Một lần nữa, truyền thông Việt Nam lại tụt hậu so với truyền thông ở nước ngoài và các trang mạng. Điểm này sẽ càng khiến nhiều người Việt Nam tìm đọc thông tin ở các trang mạng và tin vào đó.


PS:

Trang Giáo Dục Việt Nam cũng đăng tin này tuy không được chi tiết như BBC tiếng Việt. Trên bình diện khác, trang Petro Times có bài viết về vụ ông Nguyễn Đức Kiên. Nếu chiếu theo sơ đồ Báo nào phò ai thì có thể suy đoán ông Nguyễn Đức Kiên đã bị bỏ rơi rồi. Không hiểu công ty cổ phần bóng đá đã tốn bao nhiêu tiền thuê Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng làm cố vấn an ninh và cũng không rõ ông Thượng tướng này giờ đây còn cố vấn tiếp không?

Ở bình diện khác, hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng ACB từ nhiệm, trong đó có ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT. Trước khi bị bắt, ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc ACB cũng từ chức.


Đồng thời, ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch EximBank cũng từ nhiệm. Nhưng nhìn ảnh chụp một đoạn thư từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang dễ cảm thấy tin đồn trên mạng có cơ sở.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"