Thùy Linh
Trong tâm lý, đạo đức, tôn giáo đều dạy con người nên điềm tĩnh
trước những khen, chê. Chớ vội mừng rỡ khi được khen. Chớ vội khùng lên
khi bị chê. Quá đúng. Ở đời ai cũng ưa thích giao tiếp, quan hệ với
người có tính cách điềm tĩnh. Nhiều người lấy đó làm thước đo cho sự
chín chắn, sâu sắc của người đã thực sự trưởng thành. Cũng đúng…
Bây giờ người ta đang kêu gọi sự “điềm tĩnh” trước nhiễu loạn thông
tin thật giả lẫn lộn, giữa thông tin “phản ánh trung thực” tình hình đất
nước và quan chức chính phủ với tin tức của bè lũ “phản động”, của “thế
lực thù địch”. Nên cần “điềm tĩnh” phân biệt tốt-xấu; giả-chân… Sự
“điềm tĩnh” không có cơ thể sống để tồn tại.
Sự “điềm tĩnh” này là gì?
Vụ án Tiên Lãng xảy ra đã vài tháng. Người ta hứa sẽ giải quyết xong
trong tháng 6, giờ là tháng 9. Người dân, đặc biệt người thân của anh
Đoàn Văn Vươn vẫn đang phải “điềm tĩnh” chờ đợi nhát búa công quyền
giáng xuống phân xử. Sự “điềm tĩnh” nuốt lấy nỗi đau oan trái…
Vụ Văn Giang, Vụ Bản và nhiều vụ cưỡng chế đất đai tàn khốc khác xảy
ra, tiếng kêu oan thương tràn ngập ngày ngày… Người dân vẫn đang “điềm
tĩnh” khiếu kiện. Việc khiếu kiện của họ khó y như việc “bắc thang lên
hỏi ông trời”. Thế nhưng luật đất đai vẫn chưa được Quốc hội đưa vào
nghị trình làm việc vì Quốc hội còn đang “điềm tĩnh” nghiên cứu vì đây
là vấn đề nhạy cảm, chưa hội đủ điều kiện để thông qua. Chuyện đất đai ở
nước nông nghiệp có gì là quá khó để nhìn ra những bất ổn, cấp thiết mà
khiến Quốc hội, chính phủ “điềm tĩnh” hết năm này qua năm khác như vậy?
Việt Nam là quốc gia có chỉ số tham nhũng nghiêm trọng qua khảo sát
của Tổ chức Minh bạch thế giới, gần như đội sổ. Nhiều vụ tham nhũng đang
dần được phanh phui, dù nhiều vụ theo kiểu úp mở, nữa kín, nửa hở, nửa
mờ, nữa tỏ, phỏng đoán là chính… Nhưng chính quyền vẫn tuyên bố kiên
quyết đấu tranh, tất nhiên phải là “điềm tĩnh” chứ không thể nóng vội.
Sự “điềm tĩnh” đã “giúp” nạn tham nhũng ngày càng lớn hơn, nhiều hơn,
nghiêm trọng hơn, diện rộng hơn. Nhân dân cứ “điềm tĩnh” chờ đợi kết quả
phòng chống này tới…vô cực của mất hy vọng. Và khi xã hội đã đến ngưỡng
của thất tin, thất tín thì Quốc hội vẫn loay hoay bàn cãi về Ban phòng
chống tham nhũng thuộc về ai, về nơi nào? Viện dẫn đủ thứ luật để tiếp
tục lui lại các kỳ họp sau với thái độ rất “điềm tĩnh”. Bỗng nhiên thấy
nước ta thượng tôn pháp luật ghê. Chả bù cho những vụ án xét xử bầy hầy
không chứng cứ hoặc chứng cứ rất yếu vẫn kết án được như thường. Chả bù
cho những vụ dân đen chết bất thường ở các cơ quan công quyền cũng chả
ai làm sao. Chả bù cho những chỉ thị, nghị quyết đứng trên luật vẫn được
ban hành nhiều như lá thu rơi…Chả bù cho những chả bù đắp nổi những oan
khiên người dân phải gánh chịu…
Nếu Ban phòng chống tham nhũng cũ (cụ thể do chính phủ điều hành – mà
dân gian nói là tự đá bóng, tự thổi còi) không phát huy tác dụng, không
làm tròn trách nhiệm thì tại sao pháp luật vẫn bảo trợ để các ông nghị
luẩn quẩn chất vấn, do dự, bàn cãi mãi không biết nên đi về đâu? Và ban
chống tham nhũng này vẫn cứ tồn tại lù lù và ra những tuyên bố nọ kia,
chỉ mỗi việc chính là chống tham nhũng là không làm…Trộm nghĩ nếu ai đó
không hoàn thành nhiệm vụ thì cứ cách chức họ, sau đó bổ nhiệm ai đó tạm
giữ chức vụ này trong thời gian sửa luật? Có một Ban điều hành lâm thời
lúc nước sôi lửa bỏng? Luật gì thì cũng vì con người, do con người mà
ra cả. Nếu vì dân, vì nước không lẽ cả bộ máy Nhà nước, Đảng, Quốc hội
cùng 90 triệu dân phải cúi đầu trước một điều luật do chính họ nghĩ ra
đè đầu cưỡi cổ sao? Chả khác gì “đau đẻ chờ sáng trăng”… Chính phủ “điềm
tĩnh” câu giờ. Quốc hội “đềm tĩnh” nghiên cứu. Nhân dân ‘đềm tĩnh”
trông chờ. Tội phạm “điềm tĩnh” che giấu tội lỗi, tiếp tục vi phạm và
nhở nhơ.
Khi Trung Quốc vi phạm biển Đông, xua tàu thuyền đánh cướp tài sản,
tính mạng ngư dân, thì người dân vẫn được khuyến cáo là nên “điềm tĩnh”,
không được để kẻ xấu lợi dụng, việc này “đã có Đảng, Nhà nước lo”. Từ
khi ra luật biển đến nay, người dân vẫn đang “điềm tĩnh” chờ đợi những
hành động cụ thể để luật biển đi vào cuộc sống? Khi người dân biểu tình
ôn hòa phản đối Trung Quốc xâm lược thì chính quyền “điềm tĩnh” xử lý
theo nhiều cách, từ bắt nhốt không cho đi biểu tình, đến nhà gặp gỡ
thuyết phục, canh gác, theo dõi vào các ngày chủ nhật…Gần đây nhất thì
trang “biendong” bị chỉ thị của Chính phủ đưa vào diện trang web đen,
nghiêm cấm nhân dân xem vì coi đó là những thông tin phản động, nguy
hiểm. Chỉ thị này liệu có là hành vi “điềm tĩnh” trước những hành vi mất
bình tĩnh sắp diễn ra?
Lạm phát cao, giá cả leo thang, sức mua kiệt quệ, kinh tế suy giảm
cùng cực… nhưng chính phủ vẫn “điềm tĩnh” lạc quan về những sự tốt đẹp
đang khởi sắc. Chính phủ vẫn “điềm tĩnh” tự tin không cần sự trợ giúp
của thế giới, của các nước trong khu vực để có thể vực nền kinh tế đứng
dậy. Người dân vẫn phải “điềm tĩnh” thắt chặt cái bụng, không rên xiết,
không thất vọng, bi quan để chờ đợi tai qua nạn khỏi cùng với sự tự tin
cuả chính phủ? Và biết rằng, trên đầu mỗi người dân nước Việt là món nợ
khổng lồ bởi những làm ăn thất bại, của nạn tham nhũng, của thói vô
trách nhiệm làm thất thoát tiền bạc, của cải xã hội… nhưng vẫn cần “điềm
tĩnh” không để “thế lực thù địch xúi bẩy”.
Nhớ lời Khải thị của Pháp sư Tịnh Không:
Hãy biết ơn những người khiển trách ta
vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ.
Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã
vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.
Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta
vì họ đã dạy cho ta biết tự lập.
vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ.
Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã
vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.
Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta
vì họ đã dạy cho ta biết tự lập.
Hãy biết ơn những người đánh đập ta
vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.
Hãy biết ơn những người lường gạt ta
vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.
Hãy biết ơn những người làm hại ta
vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.
Hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định, Thành Tựu.
vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.
Hãy biết ơn những người lường gạt ta
vì họ tăng tiến kiến thức cho ta.
Hãy biết ơn những người làm hại ta
vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.
Hãy biết ơn tất cả những người khiến ta được Kiên Định, Thành Tựu.
Vẫn biết lời Khải thị của Pháp sư là chất liệu để học cách chuyển hóa
và rất nên đi theo. Nhưng khó tránh được băn khoăn: liệu người dân Việt
Nam có thể đủ sức “điềm tĩnh” biết ơn tất cả những kẻ đang đẩy họ vào
cuộc sống bất ổn, khốn khó, nghèo đói, tù đọng… như thế này được không
ạ?
Bởi cái “đức điềm tĩnh” ở xã hội chúng ta dường như được sinh ra từ cơ thể không có lục căn. Chả khác gì sinh sản vô tính…