Chris Brummitt
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ
Bốn năm trước, Bà Lê Văn Thọ mượn 200,000 Mỹ kim để xây một nhà
máy làm đồ gốm trên những ruộng lúa giáp ranh với Hà Nội. Với nền kinh
tế phát triển chậm, số đơn đặt hàng xụt xuống trong năm nay và mới đây
bà đã phải cho một nửa số thợ nghỉ việc.
Hình ảnh tương lai xem ra ác nghiệt: bụi bậm phủ trên các
bát, tượng và bình hoa tại những phong trưng bầy hàng xuất cảng vì kinh
tế trì trệ, những người mua hàng tại Âu châu và Hoa Kỳ ngưng tiêu tiền.
Việt Nam từng được coi như một quốc gia đầy sinh lực và cần cù ở Á
châu, chạy đua để bắt kịp những nước láng giềng, nay kinh tế của Việt
Nam lâm vào tình trạng khó khăn, bị trì trệ bởi những ngân hàng ngắc
ngoải với những món nợ và những xí nghiệp quốc doanh thiếu hiệu năng,
tham nhũng, và những đợt chống lạm phát.
Chính quyền Việt Nam của một chế độ cộng sản độc đảng hứa cải tổ,
nhưng rõ ràng họ không muốn từ bỏ quyền kiểm soát nền kinh tế vì nó đã
làm giầu những viên chức cao cấp nhất và những đối tác viên (partners)
thương mại của họ.
Giá nhà đã tụt xuống 50% ở vài nơi so với những năm tăng vọt và những
sinh viên ra trường không có việc làm. Theo những con số của nhà nước,
đầu tư nước ngoài giảm 34% trong năm nay so với cùng một thời gian vào
năm vừa qua vì kinh tế bất ổn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, và giá nhân công
tăng.
Những công ty nhỏ và trung bình như những công ty ở Bát Tràng phải
phấn đấu để sống còn, hàng tồn kho ngày càng nhiều và không thể vay được
tín dụng.
“Tình trạng không tốt đẹp như chúng tôi hi vọng,” Bà Thơ nói trong
khi trông coi một nhóm thợ khắc tượng, nhũng những miếng gạch khảm vào
lửa và đốt lò nung chạy bằng hơi đốt.
Tình trạng suy thoái kinh tế gia tăng sức ép vào Đảng Cộng Sản. Tư
cánh chính danh của họ phần lớn dựa vào khả năng tạo sự phồn thịnh tốt
hơn cho một nước với 87 triệu dân.
Trong khi một vài người tiên đoán tình trạng suy thoái không thể
tránh được hoặc tình trạng suy giảm sẽ làm cho sự kiểm soát của đảng yếu
đi, theo những người tranh đấu cho nhân quyền quốc tế, chính quyền đã
gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người chủ trương
những trang blogs và những người đấu tranh cho nghiệp đoàn trong năm vừa
qua.
Chính quyền xem ra cũng muốn đối phó với nạn tham những và sự miễn bị
trừng phạt một cách khó nhọc. Hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm
soát làm rõ những trường hợp tham những của các viên chức trong đảng và
gia đình. Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang đã làm một loạt phỏng vấn và
diễn văn hứa hẹn hành động.
Ông Sang gần đây nói với báo hàng ngày Tuổi Trẻ rằng “Đây là mệnh
lệnh của nhân dân. Chúng ta còn phải chấp nhận ngay cả những biện pháp
đau đớn bởi vì đây là sự sống còn của đảng, của chế độ, và tương lai
sáng lạng của đất nước này.”
Kinh tế đã phát triển trung bình trên 7% từ năm 2001 cho đến năm
2010, làm cho hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, và khiến cho
một số người tiên đoán rằng Việt Nam sẽ theo chân những nước như Nam Hàn
và Singapore nhẩy vọt thành những nước phát triển trong chỉ một thế hệ.
Sự phát triển nhanh chóng đã biến một nước phần lớn là nông thôn bị
tàn phá bởi chiến tranh và cô lập kinh tế trở thành một quốc gia với
những thành phố và đô thị nhộn nhịp, đường xá bị tắt nghén bởixe gắn máy
và những dấu hiệu khác của sự phồn thịnhgia tăng.
Nhưng mức phát triển trong sáu tháng đầu của năm 2012 chỉ hơn 4% và
được tiên đoán vào khoảng 5% cho hai năm tới. Mức phát triển này có thể
làm cho nhiều nước phát triển ganh tị, nhưng tại Việt Nam, chỉ có nghĩa
là bơi đứng tại chỗ với mức lợi tức trung bình còn thấp, lạm phát thường
cao hơn mức phát triển và quốc gia thiếu các trường học tươm tất, bệnh
viện, và một cơ sở hạ tầng căn bản.
Ông Christiam de Guzman, một nhà phân tách về Việt Nam của công ty
dịch vụ đầu tư Moody’s Investors Servives nhận xét rằng “Chúng ta đang
chứng kiến bước thụt lùi từ tình trạng sinh động. Sự phát triển khu vực
ngân hàng và một số định chế kết hợp với những nền kinh tế thị trường và
phát triển đã không đem lại kết quả.”Ông còn tiên liệu rằng mức phát
triển sẽ chậm chạp ngoại trừ nhà nước thực hiện nhanh chóng những cải
tổ.
Rạn nứt của nền kinh tế đã lộ ra khi chính quyền bắt giam
hai cựu quản trị viên cao cấp của một trong những ngân hàng lớn của Việt
Nam về tội liên quan đến tiền bạc, khiến cho nhiều người rút tiền ra.
Ngân hàng trung ương bơm tiền vào hệ thống để bảo đảm ngân hàng có đủ
tiền trả cho khách hàng. Mối lo sợ căn bệnh lan rộng ra đã được đẩy
lui. Trước đó, thị trường chứng khoán bị “ngất xỉu” vì những nhà đầu tư
lo ngại rằng họ đang được chứng kiến sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng
ngân hàng hoặc một cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo chính
trị bí mật.
Những vấn đề hiện nay một phần bắt đầu từ những năm 2009 và 2010, khi
nhà nước khuyến khích các công ty quốc doanh – những công ty này chiếm
40% hoạt động kinh tế trong nước – vay tiền trong lúc có cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới để cố gắng tạo việc làm.
Nhưng những đại công ty, trong đó một số lớn do những viên chức có
những móc nối chính trị điều hành, đã bành trướng vào những lãnh vực mà
họ không có kinh nghiệm và đầu cơ vào thị trường tài sản. Thị trường này
đã phá sản từ đó. Một ủy ban của chinh quyền nói rằng mức nợ xấu tại
các ngân hàng là 10%, mặc dầu nhiều nhà phân tách ở ngoài tin rằng con
số có thể cao hơn.
Vào 2010, công ty quốc doanh đóng tầu Vinashin gần rơi vào tình trạng
phá sản với một món nợ là 4.6 tỉ Mỹ kim. Sự kiện này đã nhấn mạnh đến
những điểm áp lực trong nền kinh tế. Trong tuần vừa qua, chính quyền lại
bắt giam thêm một cựu tổng giám đốc một công ty quốc doanh khác [Dương
Chí Dũng]với một món nợ lớn sau một cuộc truy lùng quốc tế.
Hình (Nhật Minh – Tuổi Trẻ): Sau hơn ba tháng bỏ trốn, bị can Dương Chí Dũng - nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN - đã bị bắt ngày 4-9-2012.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tách vẫn còn nghi ngờ ý chí của chính quyền muốn tiêu diệt hoàn toàn tệ nạn tham nhũng.
Gs Carlyle Thayer, một chuyên viên về Việt Nam tại University of New
South Wales, đặt câu hỏi “Liệu ông có thể tách ảnh hưởng chính trị ra
khỏi kinh tế hay không? Cho tới khi ông có thể làm được điều này, ông
không có thể thực hiện những cuộc cải tổ. Đây là một cái nhìn bi quan,
nhưng nếu những viên chức ngân hàng là bạn của những viên chức cao cấp
của chính quyền, việc thực hiện sẽ khó khăn.”
Những nhà lãnh đạo Việt Nam thường đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới về sự suy thoái ở trong nước. Hiện nay, họ đã thành công
trong việc chế ngự lạm phát, đã hai lần lên cao quá 20% trong ba năm vừa
qua. Hối suất hiện ổn định và dự trữ ngoại tệ đã tăng. Nhưng thị trường
tài sản chưa có dấu hiệu phục hồi.
Ông Nguyễn Quang Nam, giống như nhiều người Việt Nam khác, nghĩ rằng
ông có thể làm tiền nhanh chóng trong việc mua bán tài sản. Hai năm
trước, ông vay tiền của ngân hàng để mua hai mảnh đất gần Hà Nội với giá
là 700,000 Mỹ kim. Nhưng bây giờ ông không thể bán nổi với giá thấp hơn
một nửa và gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Ông Nam nói “Tôi muốn bán để giảm bớt lỗ, nhưng khó kiếm được người
có số tiền như vậy để mua.Thị trường tài sản không tốt lắm trong những
tháng tới hoặc ngay cả những năm sắp tới.”
Đối với những cơ sở kinh doanh ở Bát Tràng, sự thay đổi không thể đến sớm đủ.
Quản trị viên Phan Đức Anh nói rằng bốn năm về trước, mỗi ngày 40
thùng đựng hàng được chở ra thị trưòng nước ngoài. Nay vỏn vẹn chỉ được
một thùng.
Bà Hiền, một phụ nữ tại một phòng trưng bầy hàng xuất cảng, không cho
biết đầy đủ tên, nói “Không có ai ở trong nước hay nước ngoài mua. Đã
khá lâu, tôi không nhớ vào lúc nào nhận được đơn đặt hàngcuối cùng.”
© Đàn Chim Việt
Nguồn: “Vietnam’s Economy Loses Its Roar”, Bloomberg Businessweek
___________________
Cú sốc "Cường đô la"
13/15 dự án tạo nguồn tiền cho Quốc Cường Gia Lai trong
năm 2011-2013 là dự án bất động sản trung và cao cấp. Đây lại là khu vực
bị ảnh hưởng nặng nhất bởi khủng hoảng.
Không thể phủ nhận sự nổi danh của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai
(QCG) có phần đóng góp rất lớn của ông Nguyễn Quốc Cường (biệt danh
"Cường đô la"), Phó Tổng Giám đốc kiêm người công bố thông tin, mặc cho
những thông tin về ông chỉ xoay quanh các vấn đề như siêu xe, người đẹp
chân dài chứ hiếm khi là các thông tin về kinh doanh.
Cần nói thêm, dù đảm nhiệm vị trí người công bố thông tin, nhưng ông
Cường lại hiếm khi phát ngôn trước báo giới về hoạt động kinh doanh của
Công ty. Người thực sự đứng ra giải quyết các vụ khiếu nại, trả lời báo
chí là bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám
đốc QCG, cũng là mẹ của ông Cường.
Tuy nhiên, giống như ông Cường, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai
(QCG) lại thường được biết đến với các vụ lùm xùm nhiều hơn là hoạt động
kinh doanh.
Ngay sau khi lên sàn vài tháng, cuối năm 2010 QCG đã làm nhà đầu tư
ngạc nhiên với việc tăng vốn điều lệ lên hơn 1.200 tỉ đồng, gấp 2 lần so
với trước đó. Việc tăng vốn được tiến hành thông qua phát hành cổ phiếu
cho cổ đông và nhân viên với giá ưu đãi. Tuy vậy, chỉ có cổ phiếu cho
nhân viên bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Sau đó, lợi nhuận 6 tháng đầu năm sau soát xét của kiểm toán đã tăng
đột biến lên gần 4 lần. Thế nhưng, nhân viên Công ty lại “chê” không mua
gần 40% cổ phiếu phát hành mới cho nhân viên.
Qua thời gian, nhà đầu tư trở nên vô cảm với các thông tin về Công
ty, từ những vụ tranh chấp với khách hàng ở Chung cư Quốc Cường Gia Lai 1
(TP.HCM), Khu Dân cư Trung Nghĩa (Đà Nẵng) cho đến việc tặng hàng tỉ
đồng cổ phiếu của Chủ tịch Công ty.
Thậm chí, trước những thông tin rất nhạy cảm về việc thanh toán tiền
mua nhà của khách hàng (khách hàng thanh toán tiền mua nhà vào 2 tài
khoản, một của Công ty và một của Giám đốc) cũng không thu hút bằng việc
ông Cường khoe siêu xe triệu đô.
Sau khi huy động được hơn 1.000 tỉ đồng từ cổ đông vào năm 2010, QCG
còn huy động được thêm cả trăm tỉ đồng trái phiếu. Có vốn, QCG đã đầu tư
chủ yếu vào bất động sản. Mặc dù năm 2010, thị trường bất động sản đã
bắt đầu xuất hiện khó khăn, nhưng Công ty vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào thị
trường này.
Cần nói thêm, QCG là một công ty đa ngành với các mảng như kinh doanh
gỗ, thủy điện, cao su, bất động sản. Tuy nhiên, bất động sản vẫn là
mảng chính, chiếm tới 90% tổng doanh thu của Công ty (năm 2010).
Theo kế hoạch, 13/15 dự án tạo nguồn tiền cho QCG trong giai đoạn
2011-2013 là dự án bất động sản trung và cao cấp. Đây lại là khu vực
chịu ảnh hưởng nặng nhất trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua. Nghĩa là
QCG đã bỏ toàn bộ trứng vào giỏ bất động sản.
Dự án bất động sản lớn nhất và tiêu biểu nhất của QCG là dự án
Phước Kiểng, hiện chiếm hơn 50% lượng hàng tồn kho của Công ty. Có tổng
diện tích 93,44 ha nằm gần Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng, theo kế hoạch
Công ty sẽ xây dựng tại đây một khu phức hợp cao cấp gồm biệt thự, nhà
phố và chung cư. Công ty dự kiến dự án này sẽ bắt đầu thu được tiền từ
năm 2011, tạo ra hơn 7.000 tỉ đồng lợi nhuận.Thế nhưng, cho đến cuối năm
ngoái, Dự án vẫn mới chỉ dừng ở khâu san lấp mặt bằng.
Hơn 3.000 tỉ đồng đã được đầu tư cho các dự án bất động sản nhưng QCG
vẫn cần thêm rất nhiều tiền. Vừa qua, Công ty đã lên kế hoạch huy động
thêm 1.000 tỉ đồng chỉ để đầu tư vào dự án Phước Kiểng. Ngoài ra, còn
cần cả trăm tỉ đồng để thanh toán nợ vay đáo hạn trong năm nay.
Vậy tiền sẽ từ đâu ra trong khi QCG đang thiếu tiền mặt trầm
trọng? Có thể thấy, doanh thu của Công ty đã giảm trong 3 tháng liên
tiếp. Dòng tiền hoạt động chỉ được cải thiện nhờ việc tăng cường thu hồi
nợ phải thu và giãn các khoản phải trả. Nhìn lại quá khứ, QCG cũng
không có thói quen tạo tiền từ hoạt động kinh doanh mà chỉ quen với việc
huy động vốn.
Trong 3 năm qua, Công ty chưa bao giờ
có dòng tiền dương từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, dòng tiền
từ đầu tư của doanh nghiệp này cũng hiếm khi được cải thiện. Phần lớn
nguồn tiền đều đến từ việc phát hành cổ phiếu (năm 2010) và đi vay.
Theo kế hoạch, ngoài bất động sản, QCG còn có nguồn tiền từ thủy
điện và cao su. Tuy nhiên, dự án thủy điện đầu tiên, Lagari 1, dự kiến
sẽ đi vào hoạt động từ năm 2011 thì phải đến nửa cuối năm nay mới bắt
đầu vận hành. Còn cao su phải tới năm 2013 mới bắt đầu cạo lấy mủ.
Vay vốn nhiều, hàng hóa khó tiêu thụ do thị trường bất động sản đóng
băng. Điều này đã đẩy QCG vào thế khó. Trước mắt, bà Loan, QCG, cho biết
sẽ chuyển nhượng một số dự án bất động sản và chỉ vay vốn để hoàn thiện
những dự án còn dở dang.
Bà cho biết thêm: "Từ năm 2013, QCG sẽ có nguồn thu từ cao su với
bình quân khoảng 300 tỉ đồng/năm, đủ trả lãi và nợ gốc cho các khoản vay
ngắn hạn, trang trải chi phí cũng như dành vốn cho đầu tư".