Nguyễn Ngọc Già
... không chỉ là "đống tạp nham", nó còn chứng tỏ, hoặc là họ
không nắm được luật lệ thuần thục, hoặc là họ cố tình chơi "quy trình
ngược", tuy nhiên thô vụng và trơ trẽn hơn đồng nghiệp tại Hà Nội hay
Sài Gòn.
I. NHÌN TỪ THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ:
- Ngày 03/10/2011: Ra quyết định khởi tố vụ án.
- Ngày 21/10/2011: Ra quyết định khởi tố bị can và bắt giữ thầy Đinh Đăng Định.
Điều này cho thấy, mọi hành vi phía công an đối xử với thầy Định trước ngày 21/10/2011 hoàn toàn vô hiệu, vô giá trị.
Theo đó:
1) Ngày 25/10/2010
thầy Định viết bài “Suy nghĩ cá nhân (tóm tắt) thể theo yêu cầu
CQANCTNB Đăk Nông”. Hỏi phía công an lấy tư cách gì để buộc CÔNG DÂN
viết bài "thể theo yêu cầu", để rồi dùng chính bài viết đó để kết tội
anh ta? Kết luận, phía công an cố tình GÀI BẪY TRẮNG TRỢN thầy Định với
tư cách vẫn đang là CÔNG DÂN. Công an vi phạm vào điều 4,5,6,7,8,9,10
Luật TTHS.
2) Ngày 24/11/2010,
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Đăk Nông tiến hành kiểm tra máy
tính để bàn của thầy Định. Hỏi phía công an lấy tư cách gì để kiểm tra
máy tính CÔNG DÂN, khi chưa hề có quyết định khởi tố? Công an tiếp tục
vi phạm điều 4,7,8,10 Luật TTHS.
3) Đầu tháng 12/2010,
thầy Định viết bài “Thư khẩn”, nội dung trình bày việc cơ quan an ninh
tỉnh Đăk Nông thu giữ máy vi tính cá nhân là trái pháp luật. "Thư khẩn"
này không thể xem là bằng chứng, ngược lại lá thư này khẳng định quyền
khiếu nại, tố cáo của thầy Định với tư cách CÔNG DÂN vào thời điểm đó là
hoàn toàn chính xác. Phía công an cho thấy vi phạm nghiêm trọng vào
điều 145 LTTHS: Tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét:
Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ
vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với
đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay
cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm
phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại
diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.
Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.
Khi nào đồ vật, tài liệu bị tạm giữ?
Khi khám xét.
Khi nào việc khám xét được tiến hành?
Chỉ khi nào quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đã có.
Tóm lại, phía công an đã hoàn toàn thực hiện quy trình NGƯỢC NGẠO,
chứng tỏ nghiệp vụ quá kém, áp dụng Luật hoàn toàn sai, song song đó, họ
thể hiện sự lười biếng, chểnh mảng, không hề tích cực, chủ động điều
tra, thu thập bằng chứng, chỉ chuyên tâm vào việc gài bẫy người vô tội
và lục tung nơi ở, nơi làm việc, xâm nhập bất hợp pháp thư tín cá nhân
khi chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
II. NHÌN TỪ THỜI ĐIỂM SAU KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ:
Nghĩa là từ ngày 21/10/2011 trở đi, phía công an có quyền tiến hành
với thầy Định mọi việc: áp giải, khám xét, hỏi cung, lập biên bản, tạm
giữ đồ vật, tài liệu, lấy lời khai (với những người có liên quan như:
thân nhân, người tố cáo, người bị hại v.v... và lúc này họ có quyền dùng
"giấy triệu tập" (*) với những ai có liên quan).
Một số điểm đáng lưu ý về những người, những tổ chức mà bản cáo trạng dẫn ra, gồm:
1) Người liên quan vụ án (trong nước):
+ "Anh" Trình Nguyễn Vĩnh Phong ở địa chỉ email thaovyphong@gmail.com
+ "Anh" Nguyễn Văn Hoàn ở địa chỉ email ThuhoanK47dhv@gmail.com
+ "Anh" Nguyễn Văn Cần ở địa chỉ email Nguyenvancan18@yahoo.com
+ Các cán bộ giáo viên trường Lê Quý Đôn (giao nộp 09 đầu tài liệu).
+ "Đối tượng" Nguyễn Trung Lĩnh
2) Người liên quan vụ án (ngoài nước):
+ "Đối tượng" Giang Hồng.
+ "Đối tượng" Nguyễn Bá Long.
+ "Đối tượng" Huỳnh Tâm.
+ PV. "Chim Quốc Quốc"
+ "Đối tượng" Nguyễn Bá Long.
+ "Đối tượng" Huỳnh Tâm.
+ PV. "Chim Quốc Quốc"
Điều đáng lưu ý:
- Cách phân biệt đối xử khi dùng chữ "anh" đối với các ông: Trình
Nguyễn Vĩnh Phong, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Văn Cần, trong khi đối với
những người khác, phía công tố miệt thị gọi bằng chữ "đối tượng". Câu
hỏi cần đặt ra, ông Phong, Hoàn, Cần được dẫn vào cáo trạng với tư cách
gì không thấy nói rõ và có xuất hiện tại tòa không? (**) Việc xưng hô
người thì là "anh", người lại là "đối tượng" thể hiện sự kỳ thị, thành
kiến, thiếu chuyên nghiệp, điều không nên có trong bản cáo trạng - một
văn bản pháp luật chính thống. Mặc khác, làm người dân cảm thấy phía
công tố quá khuất tất, ám muội về vai trò của những ông được gọi là
"anh" có mối liên hệ gì với công an không? và mối liên hệ giữa những
"ông anh" này với thầy Định có gì khuất tất? Cũng nên nhắc về vai trò
"người tố cáo" trong mọi vụ án hình sự, đó là vai trò chính thức được
pháp luật ghi nhận. Vậy 3 ông: Phong, Hoàn, Cần đóng vai trò gì mà bản
cáo trạng không gọi rõ ?
- Số cán bộ giáo viên (nộp 9 đầu tài liệu) nếu đã dẫn vào cáo trạng
phải dẫn rõ chi tiết họ tên, việc làm, nơi ở và với tư cách gì trong cáo
trạng?
Riêng ông Nguyễn Trung Lĩnh - một người bị cho là bị bắt giữ mờ ám,
chưa rõ tung tích [1]. Phía công tố Đăk Nông đưa tên ông Lĩnh chính thức
vào cáo trạng, hóa ra biết rõ ông Lĩnh đang ở đâu, bắt khi nào và đối
tượng nào đã bắt ông Lĩnh? Chúng ta có thể xem việc làm này là hành vi
các "đồng chí" Đăk Nông tố cáo các "đồng chí" Hà Nội?!
3) Các tổ chức có liên quan:
Ba "cái chứng cứ" khác: kết luận giám định số 3145/C54-P2+P5, ngày
20/12/2011 của Viện khoa học hình sự - Bộ Công An; biên bản Giám định
pháp y tâm thần số 866/PYTT-PVPN, ngày 29/12/2011 của Phân viện phía nam
– Viện giám định pháp y tâm thần trung ương; bản kết luận giám định số
09/KL-STTTT, ngày 12/01/2012 của Hội đồng giám định Văn học – Nghệ thuật
tỉnh Đăk Nông, ngoài việc làm bản cáo trạng dài hơn một chút và như một
thứ son phấn rẻ tiền trát lên bộ mặt xám ngoét của chế độ này, thì mấy
"cái thứ trên" không có giá trị tham khảo nào khác.
III. TẠM KẾT:
Sai phạm của phía công an, công tố, tòa án trong vụ án thầy Định rất
nhiều với cách thức ấu trĩ và quê mùa, tuy nhiên chi tiết làm nhiều
người phẫn nộ là không có luật sư ngay từ đầu tham gia vụ án. Đó là
thiệt thòi rất lớn cho thầy Định đứng về mặt công luận.
Ngoài chi tiết thầy viết báo đơn lẻ bằng tấm lòng từ một vùng xa xôi,
hẻo lánh như Đăk Nông, bản thân thầy cũng không có một vài người bạn
nổi tiếng hay trong giới Luật sư, Luật gia như một số tù nhân chính trị
khác. Có lẽ vì vậy mà vụ án của thầy Định chưa được lưu tâm nhiều như
những vụ án khác?
Qua vụ án thầy Đinh Đăng Định, có lẽ điều tiếc nuối nhiều với tôi là
thầy thật chơn chất để công an gài bẫy, để từ đó chúng dùng như một phần
ghép tội cho thầy, tôi cho đó là tâm trạng phẫn uất nhất, bởi bọn công
an hiện nguyên hình là những tên lừa đảo lưu manh.
Ngoài chi tiết này, tôi cho rằng, không riêng thầy Định, một số người
đang đối mặt công khai còn chưa dành ít thời gian để tham khảo Luật,
đặc biệt Luật tố tụng hình sự, Luật hành chính, Luật dân sự... và các
loại nghị định có liên quan.
Vẫn biết nói chuyện luật với bạo quyền là kém hiệu quả, tuy nhiên
trong khi chưa nghĩ ra những biện pháp, hình thức tốt hơn, có lẽ chúng
ta nên dành ít thời gian nghiên cứu quy trình, nội dung của Luật TTHS,
các bộ luật có liên quan, đặc biệt Luật CAND ?
Nguyễn Ngọc Già
_______________
_______________
Ghi chú:
(*) Hiện nay, ngoài hành vi bắt cóc, hành xử theo kiểu xã hội đen
(đánh đập vô cớ, đụng xe, ném chất bẩn vào nhà, hăm dọa, khám nhà, lục
tung mọi thứ rất vô pháp v.v...) phía công an quấy nhiễu bằng cách ra thư mời và giấy triệu tập. Thư mời, chúng ta có quyền đến, không đến, chủ động hoãn lại như nhiều người biết rõ. Người viết xin lưu ý bạn đọc về "giấy triệu tập".
Khi nào "giấy triệu tập" được phát hành? Thưa, chỉ khi vụ án đã có
quyết định khởi tố. Cụm từ "triệu tập" chỉ dùng với: bị can, người làm
chứng, người bị hại, người tố cáo, do đó, nếu ai bị quấy nhiễu bằng
"giấy triệu tập" nên lưu ý điểm này để đấu tranh dứt khoát ngắn gọn:
Không có vụ án nào bị khởi tố thì không có khái niệm "giấy triệu tập" gì
trong cuộc nói chuyện giữa CA khu vực, công an phường, công an thành
phố với người đang bị quấy nhiễu.
(**) Tư cách: người tố cáo, người làm chứng, người bị hại? Dù là tư
cách nào đi nữa, xưng hô như thế, dễ làm người dân đặt câu hỏi về sự
"kính trọng" đáng ngờ từ giới công an (một trong các giới mà khái niệm
lễ phép là điều quá xa lạ) "ban cho" 3 ông: Phong, Hoàn, Cần. 3 "ông
anh" này có 3 hộp thư điện tử cá nhân, sao lại đưa cho công an, nếu
không phải là người tố cáo, người làm chứng? Nhắn riêng với 3 ông "thần"
có tên: Phong, Hoàn, Cần, nếu có chút ray rứt, lấn cấn gì đó thì hãy
nghĩ đến Luật Nhân Quả. Sẵn đây, nhắc luôn ông Đạt gì đó (hàng xóm của
anh Paulo Thành Nguyễn) cũng nên nghĩ về việc "làm chứng" khi công an
phường lập biên bản, anh ạ! Kẻo mang họa vào thân lúc nào chả hay! Chỉ
tiếc, họa nếu có từ chỗ không phải là hàng xóm, bạn bè mà từ lực lượng
bạn dân đấy!