Dương Hoài Linh
Năm trăm năm trước nhà tiên tri đầy tài năng của dân tộc Việt Nam là
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được cho là đã đưa ra nhiều tiên đoán
chính xác về các sự kiện chính trong lịch sử Việt nam dựa trên những quẻ
bói toán của Kinh Dịch và Lý học. Nhiều nguời cho rằng ông đã tiên đoán
rằng tình hình chính trị xã hội Việt Nam sẽ có nhiều biến động dữ dội
trong vòng 5 năm tới. Tôi thì không tin lắm về vấn đề này vì nó vượt ra
ngoài sự hiểu biết của mình. Nhưng lại vô cùng tin vào những dấu hiệu
báo trước sự cáo chung của một triều đại, một chế độ trong lịch sử dân
tộc.
Bất cứ triều đại phong kiến Việt nam nào cũng đều trải qua hai giai
đoạn: hưng thịnh và suy vong. Thời gian trị vì của mỗi triều đại đều dựa
trên đạo lý căn bản: "lấy dân làm gốc" của họ. Khi không còn coi dân là
gốc, mặc nhiên họ đã bước vào giai đoạn suy vong mà thời gian giữ được
ngai vàng chỉ còn tính bằng ngày. Xét trong lịch sử Việt nam, khi mà Lê
Long Đỉnh ăn chơi sa đọa, róc mía trên đầu nhà sư, khi mà Mạc Đỉnh Chi
dâng sớ can vua chém đầu nịnh thần lui về ở ẩn, khi mà quốc giáo Việt
nam là đạo Phật không còn được coi trọng, xã hội đầy rẫy sư hổ mang, khi
mà đạo lý Thánh hiền, cha ông bị đem bỏ vào sọt rác thì cũng là lúc các
giềng mối đạo đức gia đình xã hội bị lung lay nhiều nhất. Con người
Việt nam vốn giác ngộ tôn giáo nhanh hơn giác ngộ chính trị. Lúc mà ngay
cả niềm tin vào tôn giáo cũng không còn thì con người rất dễ nổi loạn.
Đó là mầm mống của những bất ổn tiềm tàng.
Hiện tại giai cấp thống trị Việt nam đã mất hẳn vẻ tự tin vốn có của
họ. Đã qua rồi cái thời mà chỉ bằng một câu nói, một nghị quyết là họ đã
khiến cả nước răm rắp nghe theo. Thời hoàng kim của họ đã qua. Hiện tại
họ đã phải buộc lòng thừa nhận đang ở thế của kẻ yếu, thế của kẻ chỉ
luôn chăm chăm"giữ cho được chế độ". Nhưng có điều sự đời không phải
muốn là được, chiếc xe đã lao nhanh xuống dốc thì khó mà cản lại, vấn đề
là nó rơi xuống vực nhanh hay chậm mà thôi.
Thế nhưng không ai muốn giao ngay chiếc "ngai vàng" của mình vào tay kẻ khác. Chế độ toàn trị, công an trị quay lại như một sự mặc nhiên để cứu vãn. Không thể dùng tuyên truyền thì dùng luật lưu manh, không thể dùng giả dối ngụy biện để che đậy thì dùng bạo lực, nhà tù và án tử hình đế lấn át"thuận ta thì sống, trái ta thì chết".
Thế nhưng không ai muốn giao ngay chiếc "ngai vàng" của mình vào tay kẻ khác. Chế độ toàn trị, công an trị quay lại như một sự mặc nhiên để cứu vãn. Không thể dùng tuyên truyền thì dùng luật lưu manh, không thể dùng giả dối ngụy biện để che đậy thì dùng bạo lực, nhà tù và án tử hình đế lấn át"thuận ta thì sống, trái ta thì chết".
Nhiều người vẫn thắc mắc, chế độ CS vẫn đang còn mạnh, vẫn làm cho
dân sợ, biết đến khi nào nó mới sụp đổ?Họ quên rằng CS Liên Xô và Đông
Âu chỉ sụp đổ qua một đêm. Nền kinh tế của Việt Nam đã gia nhập kinh tế
thị trường với những định chế khắc nghiệt chứ không còn như thời bao
cấp. Trong cuộc chơi này chỉ cần hệ thống tài chính, chứng khoán, ngân
hàng sụp đổ là kéo theo sự sụp đổ dây chuyền và dẫn đến điều bắt buộc là
thể chế chính trị cũng sụp đổ kéo theo. Nếu lòng dân vẫn còn tin tưởng
thể chế thì may ra còn gượng dậy được. Khi dân đã quay lưng thì không
còn phương cách để tháo gỡ.
Nhưng nếu nói rằng thể chế toàn trị sụp đổ thì người dân sẽ có ngay
tự do dân chủ là một lầm lẫn tai hại. Nhiều người trên mạng xã hội vẫn
hay thể hiện sự ngây thơ về chính trị khi nói rằng kẻ nọ người kia nếu
mà nắm quyền sẽ còn độc quyền, tàn ác hơn thể chế hiện hành gấp nhiều
lần. Họ không biết rằng quyền lực luôn làm tha hoá con người. Bất cứ một
ai (dù người đó là một nhà đấu tranh dân chủ hôm qua còn bị thể chế độc
tài đày đoạ trong tù, luôn mồm kêu gào lý tưởng dân chủ) hôm nay nếu
trao cho họ quyền lực mà không kiểm soát, họ vẫn có thể tha hoá biến
thành nhà độc tài tức khắc. Vì vậy xoá bỏ thể chế toàn trị chỉ là bước
khởi đầu trong một chặng hành trình đầy gian truân của dân tộc. Hành
trình đó là việc thiết lập một cơ chế xã hội đặt dưới sự giám sát của
người dân, chỉ có cơ chế xã hội đó mới tồn tại vĩnh viễn, mới không bị
đào thải bởi thời gian. Hành trình đó buộc hầu hết người dân phải quan
tâm đến chính trị, không thể để một chủ thuyết, một đảng phái, một cá
nhân nào đó nắm quyền. Muốn vậy người dân buộc phải tự giác nâng cao dân
trí, dùng lá phiếu của mình để điều hành xã hội.
Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay là biết được tương lai của đất nước ngày
mai ra sao. Chỉ cần nhìn vào thế hệ trẻ của Hồng Kông qua cuộc "Cách
mạng dù" là thế giới sẽ biết tương lai Hồng Kông sẽ đi về đâu. Bởi vì họ
có một vốn rất quý: tuổi trẻ khao khát tự do dân chủ, biết lo lắng cho
vận mệnh chính trị của cả cộng đồng. Nhưng cũng chỉ cần nhìn vào tuổi
trẻ Việt Nam cũng đủ biết tương lai dân tộc ta sẽ bất hạnh ra sao. Thật
đau đớn thay, dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra những con người không đủ
tâm, đủ tầm vẫn được tôn làm thần tượng trong quá khứ. Họ đã giết chết
một đất nước, một dân tộc bằng những học thuyết không tưởng. Dân tộc ấy
hôm nay phải bắt tay làm lại từ đầu. Nhưng vẫn còn lắm kẻ vì quyền lợi
ích kỷ của bản thân vẫn không cho họ bước vào vạch xuất phát.
Xem ra gian truân, nước mắt và cả máu vẫn còn ở phía trước.