Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Chính phủ Việt Nam dùng côn đồ, ma cô đàn áp nhân quyền

HoChiMinhChính phủ nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam đang áp dụng chiến thuật mới để chống lại những người hoạt động nhân quyền.
Điều gì khốn nạn hơn: Bị ném vào tù hay bị đánh cho bầm dập? Đây là điều mà những người hoạt động tại Việt Nam đã tự hỏi trong ngày Nhân quyền Quốc tế tháng này.
Chính phủ Việt Nam đã và đang bỏ tù những người bất đồng chứng kiến từ hơn nửa thế kỷ nay. Gần đây, chính phủ này đã cố gắng thuyết phục những chính phủ và những nhà ngoại giao khác bớt chỉ chích, bớt có nhìn nghiêm khắc về những hoạt động bắt bớ của họ.
Tại một quốc gia độc đảng, chính phủ kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông, việc thống kê xem có bao nhiêu người bị sách nhiễu, bắt bớ, đàn áp, vì lý do chính trị là vô cùng khó khăn, nhất là ở những vùng nông thôn, hẻo lánh.
Không một nghi ngờ gì rằng số người bị đàn áp đang gia tăng đáng kể.

Dường như chúng ta không thấy, nhưng chúng ta đang chứng kiến cuộc “Nổi dậy tại Hà Nội”(lời người dịch: tác giả chơi chữ ngụ ý chính phủ Hà Nội đang nổi dậy bắt bớ). Chỉ trong năm 2014, đã có đến 29 nhà hoạt động và bloggers bị tuyên án với nhiều năm tù vì tội liên quan đến an ninh quốc gia mà thực ra đó là sự lạm dụng quyền tự do và dân chủ, dựa vào những điều luật rất mơ hồ, vu vơ như điều 258, điều 87, điều 88.
Năm nay rất nhiều nhà phê bình, bao gồm những blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Quang Lập đã bị bắt và đang trong quá trình thẩm vấn.
Có vẻ ngẫu nhiên, nhưng lại xảy ra cùng một lúc. Chính phủ tuyên bố giảm việt bắt người vì lý do chính trị, nhưng có một khuynh hướng khác đang phát triển. Những tên du côn, du đãng, ma cô, băng đảng có mặt trong hàng ngũ của những nhân viên chính phủ, nhưng mặc dồ dân sự đã hành hung một cách dã man những người hoạt động nhân quyền, ngay trước mặt công an, công luận, giữa ban ngày, ở nơi công cộng, mà không hề bị kiển trách.
Gần đây nhất, vào ngày 9 tháng 12, Nguyện Hoàng Vi, một blogger đang trên đường về nhà ở thành phố Hồ Chí Minh, có một nhóm cả đàn ông đàn bà chặn cô lại, rồi xông vào túm tóc, và những quả đấm cú đá như mưa vào cơ thể cô.
Hàng chục người, gồm những nhân viên an ninh, công an, đứng ngoài nhìn, không bộc lộ một hành vi gì can thiệp hay giúp đỡ. Khi người lái taxi đưa cô đến nhà thương thì công an ngăn cản, bắt phải đưa cô về nhà, mà không được đến nhà thương.
Sự kiện trên xảy ra đúng một ngày trước ngày Quốc tế Nhân quyền. Một hình ảnh thật đau buồn cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Vi và những người bạn bloggers của cô chỉ dùng Internet để chuyển tải thông tin và ý kiến mà hệ thống truyền thông của nhà nước đã bị kiểm duyệt lờ đi. Chỉ có thế thôi mà họ đã phải sống trong cảnh đe dọa khủng bố về chính trị, pháp lý và xâm phạm thân thể nữa.
Đây không phải là lần đầu tiên Vi bị đánh bởi bọn ma cô chỉ vì cô thực hành quyền được lên tiếng. Lực lượng an ninh của chính phủ đã tấn công, và quản thúc cô cùng bloggers khác như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại nhà, ngăn cản họ không được kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền năm ngoái. Những người hoạt động nhân quyền khác tới để giúp đỡ họ cũng bị đánh.
Tháng Năm 2013, khi Vi và những người bạn cùng hoạt động đang phân phát những tờ rơi có in Hiến chương Nhân quyền Quốc tế tại một công viên ở thành phố Hồ Chí Minh, thì họ bị bắt và tài sản cá nhân bị tịch thu. Khi mẹ, chị em cô tới đòi lại những tài sản cá nhân của cô, họ cũng bị đánh ngay trước đồn công an.
Chính phủ Việt Nam sử dụng bọn lư manh, cô đồ, ma cô, băng đảng để đánh những người hoạt động nhân quyền đang tăng lên ở một tỷ lệ rất đáng lo ngại.
Tháng Hai, một đám mặt rô đã hành hung ông Huỳnh Ngọc Tuấn cùng con trai Huỳnh Trọng Hiếu ở Quảng Nam.
Hai tháng trước đó, ông Huỳnh Ngọc Tuấn bị đánh gãy xương trong khi ông đỏi hỏi quyền cho tù nhân chính trị.
Tháng năm, nhiều hung thủ đã đánh Trần Thị Thúy Nga gãy cả chân lẫn tay.
Tháng mười một, bọn mặt rô đánh Trương Minh Đức, một cựu tù nhân lương, bị trọng thương nặng.
Thậm chí ngay cả nhân viên Lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh đã bị xô đẩy, gây gổ khi ông đến chứng kiến quang cảnh bố ráp của tụi ma cô, băng đảng hành hung người hoạt động nhân quyền.
Những câu chuyện như thế này ở Việt Nam dường như vô tận…
Không một ai bị trách cứ, hay chịu hình phạt trong bất cứ trường hợp bạo hành nào. Phần lớn những cuộc hành hung xảy ra giữa ban ngày, tại nơi công công, nhiều người chứng kiến.
Công an mặt đồng phục không can thiệp. Dường như công an biết chắc chắn rằng đó là nhân viên an ninh quốc gia. Có đôi ba cá nhân công an ngăn cản cuộc bạo hành, nhưng đó chỉ là quyết định do lòng trắc ẩn hay chuyên môn. Họ hiểu rằng rất nguy hiểm nếu họ can ngăn. Họ có thể mất việc làm, thậm chí còn tệ hơn thế nữa.
Mặt khác, chính phủ Việt Nam cho phép hệ thống truyền thông bôi nhọ, xuyên tạc, phỉ báng những nhà hoạt động nhân quyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, sách nhiễu, đe dọa, bạo hành dường như không thể ngăn cản được những bước tiến đầy quả cảm của những bloggers trong cộng đồng Việt Nam. Họ chấp nhận những đau đớn, cực khổ mà mỗi cá nhân đang phải chịu đựng.
Ngày 10 tháng 12, Nguyễn Hoàng Vi đã đưa lên trang Facebook của mình một tấm hình cô đang mang tấm biển với hàng chữ “Chúng tôi ủng hộ Nhân Quyền bởi vì chúng tôi không cho phép bọn nó đánh cắp lòng tự trọng của chúng tôi.”
Trong khi Liên hiệp Châu Âu, Nhật đang muốn tăng cường trao đổi kinh doanh, Mỹ thì muốn có mối quan hệ gần gũi để đối trọng lại vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.
Những đất nước này phải nhớ rằng một đồng minh đáng tin cậy nhất, tốt nhất, an toàn và ổn định nhất phải là một chính phủ thực hành quyền tự do ngôn luận, không phải thứ chính phủ đánh đập, bạo hành, bỏ tù những người chỉ đơn thuần bộc lộ chính kiến cá nhân.
Brad Adams
The Asia director at Human Rights Watch
Lược dịch từ bài: How International Human Rights Day Is Celebrated in Vietnam; The Diplomat; December 27, 2014
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"