Trần Quang Đức
Chú thích ảnh (từ trên xuống dưới, trái qua phải):
1. Hình tượng Khổng Tử của Trung Quốc thời Minh.
2. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam thời Lê.
3. Hình tượng Khổng Tử của Hàn Quốc thời Joseon.
4. Hình tượng Khổng Tử của Nhật Bản thời Edo.
5. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam cộng hòa đặt tại Miếu Khổng Thánh (chụp năm 1969), nay là đền Hùng trong Thảo cầm viên, Sài gòn. Pho tượng đã bị di dời.
6. Tượng Khổng Tử tại Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ Thằng khốn nạn hàng đầu, trong thời Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976).
7. Tượng Khổng Tử đặt tại Thiên An môn năm 2011, bị di dời chỉ sau 100 ngày.
8. Biếm họa chân dung Khổng Tử sau khi bị chính quyền Trung Cộng lợi dụng để dựng lên Học viện Khổng Tử.
1. Hình tượng Khổng Tử của Trung Quốc thời Minh.
2. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam thời Lê.
3. Hình tượng Khổng Tử của Hàn Quốc thời Joseon.
4. Hình tượng Khổng Tử của Nhật Bản thời Edo.
5. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam cộng hòa đặt tại Miếu Khổng Thánh (chụp năm 1969), nay là đền Hùng trong Thảo cầm viên, Sài gòn. Pho tượng đã bị di dời.
6. Tượng Khổng Tử tại Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ Thằng khốn nạn hàng đầu, trong thời Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976).
7. Tượng Khổng Tử đặt tại Thiên An môn năm 2011, bị di dời chỉ sau 100 ngày.
8. Biếm họa chân dung Khổng Tử sau khi bị chính quyền Trung Cộng lợi dụng để dựng lên Học viện Khổng Tử.
Hai hôm nay, nhiều bạn facebook tag tôi vào những stt xoay quanh việc
Học viện Khổng Tử đầu tiên được đặt tại một trường đại học của Việt
Nam. Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc này. Bởi như nhiều người đã tìm
hiểu, Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Trung
Quốc”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp
luân công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh
viên ủng hộ Trung Quốc trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada),
không cho sinh viên talk về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học
Chicago, Mỹ) v.v. Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các
nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này.
Hiện nay, xét riêng số HVKT đặt tại các trường đại học trong khu vực,
Hàn Quốc có 17 viện, Nhật Bản có 13, Thái Lan có 12, Indonesia có 7,
Philipine có 3, Singapore có 2. Đây là lần đầu tiên, HVKT đặt tại Việt
Nam. Mặc cho những phản ứng muôn hình muôn vẻ của trí thức, trí ngủ
trong ngoài nước, đây là câu chuyện đã rồi, và là câu chuyện trên bàn
tròn của những người anh em cộng sản hai nước. Việc thiết thực có thể
làm hiện nay là theo dõi sát sao động tĩnh của học viện này, và phản ứng
kịp thời khi nó có những hoạt động can thiệp nằm ngoài bổn phận.
Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý mấy điểm dưới đây, hầu mong những người
phản đối HVKT hiểu rõ hơn mình đang phản đối thứ gì, tư tưởng gì.
1. Khổng Tử của đời thật và Khổng Tử sau khi bị các chính thể lợi dụng.
Bản thân Khổng Tử là người chính trực, nghiêm túc, kiên trì đến độ đáng thương, “biết đạo không thể thi hành mà vẫn làm”. Ông ta không được trọng dụng ngay khi còn sống. Trong bối cảnh văn hóa suy đồi, chính trị băng hoại thời Xuân Thu, tinh thần chấn hưng lễ nghĩa, quảng bá học thuật của Khổng đã khiến ông nửa đời lang bạt các nước như ‘con chó mất nhà’ theo cách ví của Tư Mã Thiên. Vào thời Hán, lần đầu tiên, đạo Khổng được trọng dụng. Nhưng tư tưởng nguyên sơ của Khổng đã bị uốn bẻ theo những cách thức khác nhau, trải qua các triều đại khác nhau. Hán Nho khác Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho... Tương tự, tư tưởng Nho giáo trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn tại Việt Nam cũng không đồng nhất. Có một Khổng Tử của đời thật, nhưng có nhiều Khổng Tử của các chính thể lợi dụng. Tư tưởng của Khổng có nhiều điều hay, cũng có nhiều hạn chế. Nhưng trước khi hiểu rõ con người, tư tưởng Khổng thì đừng vì phản đối HVKT mà vội quy chụp tư tưởng đó là thứ “bốc mùi”, gọi Khổng Tử là “thằng Confucius”!
Bản thân Khổng Tử là người chính trực, nghiêm túc, kiên trì đến độ đáng thương, “biết đạo không thể thi hành mà vẫn làm”. Ông ta không được trọng dụng ngay khi còn sống. Trong bối cảnh văn hóa suy đồi, chính trị băng hoại thời Xuân Thu, tinh thần chấn hưng lễ nghĩa, quảng bá học thuật của Khổng đã khiến ông nửa đời lang bạt các nước như ‘con chó mất nhà’ theo cách ví của Tư Mã Thiên. Vào thời Hán, lần đầu tiên, đạo Khổng được trọng dụng. Nhưng tư tưởng nguyên sơ của Khổng đã bị uốn bẻ theo những cách thức khác nhau, trải qua các triều đại khác nhau. Hán Nho khác Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho... Tương tự, tư tưởng Nho giáo trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn tại Việt Nam cũng không đồng nhất. Có một Khổng Tử của đời thật, nhưng có nhiều Khổng Tử của các chính thể lợi dụng. Tư tưởng của Khổng có nhiều điều hay, cũng có nhiều hạn chế. Nhưng trước khi hiểu rõ con người, tư tưởng Khổng thì đừng vì phản đối HVKT mà vội quy chụp tư tưởng đó là thứ “bốc mùi”, gọi Khổng Tử là “thằng Confucius”!
Chính quyền Trung Quốc tiến hành cách mạng văn hóa vào những năm
1966. Trong thời kỳ này, tư tưởng Khổng bị lên án gay gắt. Tượng Khổng
trong Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ THẰNG KHỐN NẠN HÀNG ĐẦU,
rồi bị kéo đổ, đập nát. Hồng vệ binh định đào mả Khổng, nhưng nhanh
chóng bị can ngăn. Và giờ đây, khi nền chính trị, tư tưởng của Trung
Cộng không đủ sức hút đối với thế giới, càng không phải giá trị phổ
quát. Họ bám víu và giương chiêu bài quảng bá văn hóa; họ dùng Khổng Tử
làm công cụ chính trị. Bởi vậy đừng nghĩ đơn giản rằng, HVKT là nơi
truyền bá đạo Khổng. Trung Cộng không có tư cách đó.
2. Văn hóa Trung Hoa và chính quyền Trung Quốc.
Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng lan tỏa của văn hóa Trung Hoa trong
quá khứ đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, Hàn Quốc và
Nhật Bản. Tạm không bàn đến bản quyền của các thành tố văn hóa tương
đồng giữa Trung – Hàn – Việt. Bằng vào những tư liệu hiện có, có thể
thấy các chính thể quân chủ Việt Nam đã từng chủ động sử dụng Hán văn
làm ngôn ngữ hành chính, thi cử, sáng tác văn học, từng châm chước chế
độ lễ nghi, áo mũ, phong tục của các triều đại Trung Hoa; từng tự phụ là
‘cõi văn hiến không kém Trung Quốc’; và khi Trung Quốc bị cai trị bởi
những tộc người Mãn, Mông, lại tự nhận là quốc gia gìn giữ văn minh Hoa
Hạ chính thống. Bất kỳ thứ văn hóa ngoại lai nào khi được du nhập vào dị
vực đều bị bản địa hóa, bởi vậy khi văn hóa Hán đã hòa vào văn hóa
Việt, trở thành một phần của văn hóa Việt thì đừng vì ghét Trung Cộng mà
quay lại cầm dao tự xẻo thịt mình!
Sau Cách mạng văn hóa, văn hóa Trung Quốc đã xuống dốc. Trí thức
Trung Quốc đương đại lưu truyền câu nói “sau Tống không còn Trung Quốc,
sau Minh không còn Hoa Hạ, sau Mãn không còn Hán tộc, sau Cách mạng văn
hóa không còn đạo đức”. Và trong mắt tôi, văn hóa Trung Quốc đương đại
là một sản phẩm què quặt. Bởi vậy, hãy nhìn nhận cho rõ thứ văn hóa
Trung Cộng quảng bá là văn hóa gì, tư tưởng gì, đừng tóm tất cả mọi thứ
vào một khái niệm đơn nhất là ‘văn hóa Tàu’!
3. Tiếng phổ thông Trung Quốc và ngữ văn Hán Nôm.
3. Tiếng phổ thông Trung Quốc và ngữ văn Hán Nôm.
Hiển nhiên, nội dung quảng bá của HVKT là tiếng phổ thông Trung Quốc,
tức thứ ngôn ngữ sống, lấy ngữ âm phương Bắc làm chuẩn, sử dụng bộ văn
tự đã được giản lược sau năm 1949. Còn ngữ văn Hán Nôm là một thứ ngôn
ngữ chết (tử ngữ), được người Việt Nam sử dụng để ghi chép, thi cử v.v.
trước thế kỷ 20.
Chữ Hán được sử dụng tại Việt Nam ngót 2000 năm. Trong quá trình du
nhập, truyền bá, cho đến ngày hôm nay, người Việt có một hệ thống cách
đọc chữ Hán riêng biệt (thiên địa, nhật nguyệt v.v. thay vì /tian di/,
/ri yue/). Nhiều chữ Hán được người Việt viết theo lối riêng, có những
kết cấu, hình thể riêng, tương tự như trường hợp chữ Hán của Nhật Bản.
Vào khoảng thời Lý Trần, người Việt mượn cách đọc của chữ Hán để ghi âm
tiếng Việt, tạo ra một hệ thống chữ mới gọi là chữ Nôm. Về ngữ pháp,
người Việt cũng như người Trung, Hàn, Nhật trước đây sử dụng ngữ pháp
Hán văn cổ đại (một thứ tử ngữ) để ghi chép, sáng tác văn học. Văn tự
Hán Nôm được diên dụng ở miền Bắc đến năm 1956 trước khi Việt Nam dân
chủ cộng hòa tiến hành cải cách giáo dục, và tại miền Nam đến năm 1975
trước khi Việt Nam cộng hòa diệt quốc.
Học tiếng Trung hiện đại chắc chắn không thể đọc hiểu hoành phi, câu
đối, sách vở do người Việt trước thời Nguyễn viết. Còn trong bối cảnh
hiện đại, nếu học một lượng chữ Hán Nôm cơ bản, có thể hiểu sâu hơn về
tiếng Việt. Bởi vậy, khi phản đối HVKT thì đừng bài xích văn tự Hán Nôm,
đừng coi nó là thứ chữ lạ, và đừng nâng cao quan điểm rằng, một ngàn
năm Bắc thuộc mới sắp bắt đầu, Việt Nam sẽ quay trở lại dùng chữ Hán.
Cần phải hiểu rõ, chữ Hán là chữ Hán nào. Hán của người Việt hay Hán của
Trung Cộng.
Việc thoát Trung là thoát ở sự lệ thuộc chính trị, kinh tế, ở những
thứ văn hóa thô bỉ, quê mùa tập nhiễm từ Trung Quốc đương đại, chứ không
phải tẩy chay bất kỳ nét văn hóa hay đẹp nào chỉ cần biết nó có nguồn
gốc Tàu!