Nguyễn Văn Dũng
Dưới đây là một bài viết về giáo viên Việt Nam trong cuốn sách “cải cách giáo dục Việt Nam” của một học giả người Nhật đã từng sống ở Bắc Giang 3 năm từ 2004 đến 2007. Mình đang viết luận văn tốt nghiệp, đọc thấy hay quá, dịch ra để mọi người cùng suy ngẫm. Nội dung bài này nói về:
1. Lý do vì sao nghề giáo ở Việt nam lại được tôn kính.
Có 2 lý do để ông khẳng định nghề giáo ở Việt Nam được mọi người kính
trọng. Lý do thứ nhất ông cho rằng, từ xa xưa người Việt Nam bị ảnh
hưởng của nho giáo từ trung quốc cụ thể là tư tưởng của Khổng Tử và Lão
Tử. Lý do thứ 2 đó là do tỷ lệ học lên đại học ở Việt Nam những năm 90
là cực thấp ( 1995: 2%) vì thế, dưới con mắt một người dân thường, Người
giáo viên là một nhà tri thức, một con người ưu tú xuất sắc. Những gì
giáo viên nói là chuẩn mực, là chính xác.Tuy nhiên nó dẫn đến hệ luỵ đó
là khiến giáo viên nhầm tưởng rằng mình thực sự giỏi giang, tự đề cao
mình, và quên mất đi việc nỗ lực để trở thành người thầy tốt hơn.
2. Người thầy Việt Nam sử dụng QUYỀN LỰC, tiêu diệt hứng thú học tập của học sinh.
Ông chỉ ra sự sai khác giữa QUYỀN UY NGHIỆP VỤ và QUYỀN LỰC CÁ NHÂN.
Người giáo viên Việt Nam nhầm tưởng QUYỀN UY mà họ sẵn có chính là QUYỀN
LỰC CỦA CÁ NHÂN mình. QUYỀN UY của người thầy được tiếp nhận mà ông
nhắc đến chính là “sự cuốn hút bởi tính cách của người thầy khiến tự
trong thâm tâm mình các em học sinh ngoan ngoãn lắng nghe.” Tuy nhiên,
người giáo viên Việt Nam sử dụng QUYỀN LỰC CÁ NHÂN để bắt ép học sinh
phải ngoan ngoãn nghe theo. Trong bài có một đoạn văn ông viết như sau:
“Những tiếng động uy hiếp “rầm” phát ra từ chiếc thước kẻ được đập xuống
bàn hay bảng đen, hay những lời de dọa như “không nghe lời thì tao sẽ
cho mày điểm xấu, hạnh kiểm yếu…” Vô tình khiến học sinh bị dồn vào hoàn
cảnh phải nghe theo người thầy mà không nói được gì. Bằng chứng là việc
chúng ta bắt gặp bóng dáng của rất nhiều học sinh khi đến giờ ra chơi,
đồng loạt đổ xô ra sân trường, hưng phấn đùa vui, hét ầm ĩ cư như là
giải tán được sự áp lực vậy. Đó chính là khoảnh khắc khiến chúng ta cảm
nhận được rằng, những đứa trẻ đã phải nín nhịn những cảm xúc,chúng phải
tham gia giờ học trong hoàn cảnh bị áp bức dồn nén như thế nào.”
Đọc đến đây làm mình nhớ lại thời còn là học sinh. Mình sợ trường
học, sợ học bài, sợ kiểm tra (miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ..),và không
biết mình học để làm gì. Hứng thú học tập của mình hoàn toàn bị tiêu
diệt bởi những ngày tháng sợ hãi. Liệu những người thầy của chúng ta
đang thực sự mong muốn điều tốt cho học sinh? Hay vô hình chung, họ đang
sử dụng quyền lực của mình để gây ra căn bệnh di căn “chán học”, căn
bệnh này âm ỉ cho đến khi trưởng thành và phát tác mạnh mẽ. Người lớn sẽ
chẳng có năng lực học tập nữa, con người sẽ chết đi và mang theo căn
bệnh đó.
PS: Mình học tiếng nhật là do có sự hứng thú với nó, sự hứng thú luôn
khiến tự bản thân mình phải tìm kiếm cái mới, khám phá điều mới.Do đó
để học tốt tiếng nhật thì việc yêu thích nó là yếu tố quan trọng hàng
đầu. Các clip của mình tuy ngắn và còn nhiều thiếu sót tuy nhiên hy vọng
rằng nó sẽ gây được cảm hứng cho các bạn.
* * *
Yoshitaka Tanaka - Quyền lực và vị trí mang tính xã hội cao của Nhà Giáo Việt Nam
Nhà giáo là một nghề đáng tôn kính ở Việt Nam. So với các nước phát
triển trong đó có Nhật Bản, khi chỗ đứng của nhà giáo đang bị rớt đài
thì “Việt Nam” khiến chúng ta phải ghen tị khi đem ra so sánh. Lý do
trước tiên có lẽ đó là đạo đức quan(cách nhìn về đạo đức) của người dân
Việt Nam. Việt Nam từ xưa đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc,ngay
cả dưới thể chế quốc gia hiện tại là Xã Hội Chủ Nghĩa, tư tưởng nho
giáo, cụ thể là tư tưởng của Khổng Tử và Lão Tử đã thấm nhuần trong ý
thức của mọi người. Kính “nhân nghĩa hiếu trung”, yêu gia đình, trọng
“quan hệ thầy trò”, tôn trọng quan hệ trên dưới theo tuổi. Việc ý thức
rằng giáo viên là thầy của tất cả mọi người chứ không chỉ là thầy của
học sinh được lan rộng toàn xã hội.
Ngoài ra có thể nêu lên đặc tính ưu tú của người thầy.Những năm trở
lại đây, tỉ lệ học tiếp lên trung học hay đại học có tăng lên, tuy nhiên
từ trước tới nay, tỉ lệ học tiếp lên đó luôn ở tình trạng rất thấp
trong một thời gian dài. Ví dụ, Tỷ lệ học sinh học sinh hoàn thành xong
giáo dục trung học năm 1999 là khoảng 32%, ở giáo dục đại học chỉ có 2
%. Trong hoàn cảnh như thế, những người thầy tốt nghiệp trung học, tốt
nghiệp cao đẳng, hay tốt nghiệp đại học, sẽ trở thành những người ưu tú
xuất sắc có học vấn quá cao so với một người bình thường. Như thế, việc
coi người Thầy là nhà trí thức đã ngấm sâu vào trong tiềm thức của mọi
người.Đặc biệt, ở những vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa, khuynh
hướng này rõ nét hơn, người Thầy tồn tại với tư cách là người hướng dẫn
của cả vùng, và nhận được sự kỳ vọng lớn. Tôi thường bị bất ngờ bởi cách
viết, cách nói chuyện của các giáo viên Việt Nam. Cách nói chuyện trong
giờ học không có từ thừa, và được lựa chọn một cách cẩn thận. Giọng nói
rõ ràng, không lưỡng lự, do đó rất dễ nghe. Ngoài ra, những chữ viết
trên bảng đẹp như là đánh máy từng chữ một, toàn bộ bảng đen cứ như là
một nghệ thuật bởi một loại chữ viết. Việc này được luyện tập khắt khe
trong quá trình tập huấn và giảng dạy, vì thế đây sẽ là lý do lớn để
minh chứng tính ưu tú của giáo viên dưới con mắt của một người bình
thường, lý do để được kính trọng.
Có thể nói rằng, trong xã hội mà giáo viên được sự kính trọng từ mọi
người ở Việt Nam thì nghề “nhà giáo” được bảo vệ bởi sự tín nhiệm. Từ
trước tới này, người thầy luôn được coi là người có nhân cách, người
tuyệt vời, người giỏi giang. Việc sinh ra tín ngưỡng, tuyệt đối cho rằng
“những gì người đó nói là đúng” chắc chắn không phải là hiếm. Ví dụ như
việc, các thầy cô giáo ở nông thôn và khu vực miền núi, họ trở thành
trung tâm luôn cố gắng nỗ lực để đưa học sinh đến trường, khai sang tri
thức “vệ sinh công cộng” hay việc đóng góp lớn cho sự phát triển mang
tính kinh tế, mang tính xã hội của khu vực v.v…
Và những người Thầy như thế là những người luôn cống hiến,họ không làm bẩn sự uy quyền trong nghề nhà giáo, họ mang trách nhiệm lớn để đáp ứng một điều gì đó tới niềm tin cháy bỏng từ mọi người. Tuy nhiên, trong thực tế nó không phải toàn những mặt tốt như vậy. Việc tác dụng phản ngược lại với điều tốt đó có trong sự tín nhiệm của người thầy là sự thực. Và nó trở thành vấn đề giáo dục lớn hiện nay của giáo dục Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu tới việc uy quyền mang tính nghề nghiệp của người thầy gây tác dụng phụ như thế nào.
Và những người Thầy như thế là những người luôn cống hiến,họ không làm bẩn sự uy quyền trong nghề nhà giáo, họ mang trách nhiệm lớn để đáp ứng một điều gì đó tới niềm tin cháy bỏng từ mọi người. Tuy nhiên, trong thực tế nó không phải toàn những mặt tốt như vậy. Việc tác dụng phản ngược lại với điều tốt đó có trong sự tín nhiệm của người thầy là sự thực. Và nó trở thành vấn đề giáo dục lớn hiện nay của giáo dục Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu tới việc uy quyền mang tính nghề nghiệp của người thầy gây tác dụng phụ như thế nào.
Như tôi đã nói ở phần trước, giờ học ở Việt Nam được diễn ra đơn giản
theo như chương trình giảng dạy, đúng tiến độ đã được quy định trong
giáo án, theo những gì viết trong sách,bằng phương pháp đã được đưa ra
trong sổ giáo án dành cho giáo viên.Ở đây, người thầy không có cơ hội
phát huy tính sang tạo, tính độc lập, và hầu như không có quyền xử lý,
phán đoán một cách tự chủ theo ý mình. Mối quan tâm của giáo viên chỉ
hướng đến việc dạy học nội dung đã được quy định theo trình tự đã được
quyết, mà không thể hướng đến việc học sinh quan tâm gì, thích gì,và đã
hiểu gì.Đối với học sinh những giờ học như vậy sẽ làm giảm hứng thú tới
việc học tập và khó nói rằng nó có sức hút. Nếu như giờ học như vậy diễn
ra ở đất nước chúng ta, chắc chắn nó sẽ không còn là giờ học nữa, học
sinh chắc chắn sẽ nói chuyện với nhau, sẽ ngủ gật hay đứng dậy đi quanh
phá rối. Ngược lại, học sinh Việt Nam luôn hướng lên bảng và nghe giáo
viên giảng bài.Chắc chắn trong thâm tâm có nhiều học sinh nghĩ rằng là “
thật là nhàm chán, sao ko mau hết giờ nhỉ…”. Thế nhưng, bề ngoài thì
giờ học đã được hình thành. Điều này không liên quan đến việc vô thức
hay không vô thức, đây là do người thầy luôn chèn ép học sinh. Những
tiếng động uy hiếp “rầm” phát ra từ chiếc thước kẻ được đập xuống bàn
hay bảng đen, hay những lời de dọa như “không nghe lời thì tao sẽ cho
mày điểm xấu” Vô tình khiến học sinh bị dồn vào hoàn cảnh phải nghe theo
người thầy mà không nói được gì. Bằng chứng là việc chúng ta bắt gặp
bóng dáng của rất nhiều học sinh khi đến giờ ra chơi, đồng loạt đổ xô ra
sân trường, hưng phấn đùa vui, hét ầm ĩ cư như là giải tán được sự áp
lực vậy. Đó chính là khoảnh khắc khiến chúng ta cảm nhận được rằng,những
đứa trẻ đã phải nín nhịn những cảm xúc,chúng phải tham gia giờ học
trong hoàn cảnh bị áp bức dồn nén như thế nào.
Tôi buộc phải nói rằng, các giáo viên như thế này đã lạm dụng uy
quyền mang tính nghiệp vụ sẵn có trong nghề nhà giáo. Phần lớn các giáo
viên đã nhầm tưởng rằng uy quyền mang tính nghiệp vụ của nghề giáo là
quyền lực có sẵn trong cá nhân họ. Tóm lại, họ nhầm tưởng rằng việc tin
yêu của mọi người đối với thầy giáo là “Người thầy là nhân vật đáng kính
trọng”, “việc thầy giáo nói là đúng” sang thành là “Tôi là nhân vật
đáng kính trọng”, “Điều tôi nói là đúng”. Có thể nhận thấy ở đây, đó là
sự chuyển dịch từ “uy quyền”mang tính nghiệp vụ sang “quyền lực”mang
tính cá nhân. Cần thiết phải giải thích về quyền lực và uy quyền một lần
nữa để chúng ta rõ ràng hơn. Bình thường, chúng ta có khuynh hướng phủ
định từ “uy quyền” và khi nói đến “người thầy mang uy quyền” thì chúng
ta lại nghĩ rằng người thầy có gì đó xấu xa. Tuy nhiên, do từ uy quyền
và quyền lực pha trộn vào nhau vì thế chúng ta có cảm giác như vậy. Nếu
như phân biệt được rõ ràng ý nghĩa thực sự của 2 từ này thì chúng ta sẽ
hiểu được rằng “người thầy mang uy quyền” sẽ không phải là thứ bị phủ
định. Theo như OKADA(một nhà giáo dục học Nhật Bản), việc liên quan mang
tính quyền uy đối với học trò của thầy giáo tức là, không phải là lời
nói hay hành động mang tính ý đồ hay không của người thầy, ma là do bị
sự cuốn hút bởi tính cách của người thầy khiến tự trong thâm tâm mình
các em học sinh ngoan ngoãn lắng nghe.
Tôi phủ định việc nói rằng “nếu là giáo viên thi bất cứ ai cũng duy
trì mối quan hệ mang tính uy quyền với học sinh”. Vì Chủ thể cảm nhận
quyền uy mãi nằm ở phía học sinh, chắc chắn nó không phải là thứ do một
phía giáo viên tạo ra. Học sinh sẽ đánh giá nhiều khía cạnh như lời nói,
hành động, tri thức, nhân cách của người giáo viên, nếu đánh giá người
giáo viên đó là tuyệt vời thì tự bản thân học sinh sẽ tiếp nhận uy quyền
đó.
(lược)….
Chúng ta cùng nhau quay lại câu chuyện nhà giáo Việt Nam. Ở Việt Nam
nghề nhà giáo nhận được uy quyền mang tính xã hội cùng với tính ưu tú
trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Bởi thế, chỉ cần trở thành giáo
viên thì họ được nhìn nhận bằng ánh mắt tôn kính và tin tưởng của mọi
người, cho dù năng lực cá nhân không hề có. Trong nhiều tình huống, họ
luôn cho rằng những lời của thầy cô giáo là đúng, dần dần họ tiếp nhận
điều đó cho dù giáo viên có đưa ra ý kiến sao đi chăng nữa thì họ chẳng
có một chút hoài nghi.Tình trạng này nếu cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ xảy
ra việc người Thầy nhầm tưởng rằng “mình giỏi giang”, kênh kiệu, và
không thèm nỗ lực.Kết cục, năng lực của người thầy không những dậm chân
tại chỗ mà con rơi vào tình trạng nguy hiểm, ngày tháng cứ dần trôi đi
mà họ không tự ngộ nhận ra điều đó. Cảm giác như việc này bị thúc đẩy
nhiều hơn bởi tính tuyệt đối tuân thủ giáo trình giảng dạy mà tôi đã nêu
ở phần trước. Phía sau những lời phát ngôn của thầy cô như “Tôi dạy
đúng theo như giáo trình giảng dạy” thì nó còn bao gồm ý nghĩa là “Tôi
tổ chức hoạt động giáo dục đúng như chính phủ ban hành, chẳng có gì là
sai. Đối với học sinh, những gì tôi nói trong giờ giảng là những điều
chắc chắn chúng phải nhớ. Vì thế tôi phải chỉ đạo khắt khe hơn để cho
chúng nhớ”. Nói cách khác, “vì tôi giảng dạy theo giáo trình mà chính
phủ uỷ thác, do đó học sinh phải tuân thủ tuyệt đối theo tôi.” Những giờ
học của người thầy không hề quan tâm tới sở thích tính tò mò của học
sinh mà dạy theo một hướng như thế này chắc chắn không thể lôi kéo được
học sinh. Cộng với việc thúc ép bằng quyền lực của mình sẽ khiến các em
sẽ dần mất đi hứng thú cho việc học tập và không thể tập chung được nữa.
QUYỀN UY mang tính nghiệp vụ của nhà giáo vốn có bị chuyển sang quyền
lực bởi sự hiểu nhầm lớn của người giáo viên, nó rơi vào sự vô tuần
hoàn, trở thành vấn để nan giải, phức tạp trong chế độ giáo dục Việt
Nam.
Yoshitaka Tanaka – trích trong cuốn “cải cách giáo dục Việt Nam” -2008