Gia Minh, biên tập viên RFA
Blogger Nguyễn Quang Lập và blogger Hồng Lê Thọ
Nhiều nguời quan tâm tình hình tại Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi
cơ quan chức năng trả tự do cho hai bloggers Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê
Thọ bị bắt gần đây.
Gia Minh hỏi chuyện ông Nguyễn Ngọc Già, một người thường xuyên
có những bài viết về tình hình tù nhân lương tâm tại Việt Nam trên các
trang mạng trong nước.
Ông Nguyễn Ngọc Già: Ở đây chúng ta nói rõ là hai nguời bị
bắt: ông Hồng Lê Thọ và ông Nguyễn Quang Lập có điểm chung và điểm
riêng. Điểm chung là hai ông đều bị bắt dưới góc độ ‘vụ án chính trị’
với tư cách tù nhân lương tâm, mặc dù nứơc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam luôn từ chối tại quốc nội và trứơc quốc tế khái niệm ‘tù nhân
lương tâm’; nhưng trong thực tế không thể phủ nhận hai ông Thọ và Lập là
tù nhân lương tâm. Ít nhất đối với ông Lập đã có quyết định truy tố vụ
án theo điều 88.
Riêng đối với ông Thọ, tôi có thắc mắc là ông Thọ bị bắt trứơc ông
Lập nhưng cho đến nay không nghe tin tức gì cả; trong khi chúng ta biết
ông Thọ là nguời có quốc tịch Nhật Bản. Đó là câu hỏi cần phải đặt ra
trong lúc mà tình hình Việt Nam hiện nay rất khốc liệt về mọi mặt, đặc
biệt về kinh tế. Điểm thứ hai mà không ai không thấy là sự tranh chấp
quyền lực trước kỳ đại hội đảng mà đang đếm lùi thời gian.
Đối với nhà văn Nguyễn Quang Lập thì dư luận hiện nay đều lên tiếng
yêu cầu chính quyền phải để cho ông đụơc tại ngọai. Điều gây xúc động
lớn nhất đối với tôi, nguời theo dõi sát tình hình Việt Nam từ trứơc đến
nay, là chưa có một tù nhân lương tâm nào bị bắt vào lúc mà chính bản
thân nguời đó đang bị ‘bán thân bất tọai’ như thế.
Gia Minh: Đến lúc này đã có thư kiến nghị của các vị nhân sĩ,
trí thức và nhiều nguời khác tại Việt Nam ký tên yêu cầu trả tự do cho
nhà văn Nguyễn Quang Lập (số ký đã hơn 1000 nguời); và cũng có ba vị
giáo sư Việt Nam đang công tác tại nước ngòai có thư cho chính quyền.
Theo ông những phản ứng đó ra sao?
Ông Nguyễn Ngọc Già: Có hai thư: thư thứ nhất có hơn 1 ngàn
nguời ký ỵêu cầu trả tự do cho ông Lập, để ông này tại ngọai hầu tra;
thư thứ hai của ba vị giáo sư- tiến sỹ gồm có ông Ngô Bảo Châu, ông Đàm
Thanh Sơn và ông Vũ Hà Văn. Thư của hơn 1000 người ký thì tôi không có
gì bàn thêm và tôi đồng ý với việc để cho ông (Lập) tại ngọai. Còn đối
với thư của ba vị giáo sư có thể nói một câu đó là ‘đơn xin tại ngọai’.
Về mặt pháp lý thì chị Hồng, vợ anh Lập có quyền làm điều đó và chị đã
làm ngay rồi. Còn ba vị giáo sư kia họ lấy tư cách gì để làm đơn xin tại
ngọai cho nhà văn Nguyễn Quang Lập vì không ai đi xin tại ngọai cho một
nguời mà mình chỉ là ‘nguời bạn ‘ thôi; trong khi như trong lá thư nói
rõ ông Lập là nguời có tâm, ông Lập bị bại liệt, ông Lập không làm gì
khác … Nhưng ba vị giáo sư trong thư lại nói cơ quan điều tra có đầy đủ
những biện pháp ngăn chặn khác đối với ông Nguyễn Quang Lập mà không cần
phải giam ông. Như vậy, họ vừa xin cho ông Lập tại ngọai vừa ‘vô hình
chung’ công nhận ông Lập có tội à? Điều đó là tôi ngạc nhiên vì đó là ba
vị giáo sư nổi tiếng chứ không phải ba nguời dân bình thường. Theo tôi
điều đó phản ánh tư duy của thời bao cấp, mà ở đây tôi gọi là tư duy
‘bao cấp chính trị’. Tôi nghĩ cần phải đọan tuyệt với tư duy về bao cấp
chính trị như Việt Nam đã ‘đọan tuyệt’ bao cấp về kinh tế.
Gia Minh: Là một người lâu nay quan tâm đến tình hình đất
nứơc, và có những bài viết trên các trang mạng xã hội, theo ông trong
tình hình hiện nay cần có cách thức như thế nào để đạt đuợc yêu cầu, đặc
biệt trong trường hợp của những nguời bị bắt mới nhất?
Ông Nguyễn Ngọc Già: Cho đến thời điểm này, những ngày cuối
năm 2014, phải nói rằng còn rất nhiều tù nhân lương tâm đang phải chịu
hành hạ, đày đọa, tra tấn đủ mọi kiểu. Giống như trường hợp tù nhân Đinh
Nguyên Kha mà bà Nguyễn thị Kim Liên mẹ của Kha phản ánh hành xử ‘vô
nhân đạo’ (của trại giam) trong khi anh Kha bị nhiều bệnh như viêm mũi,
đau khớp, ho… mà họ vẫn không buông tha. Và còn hằng lọat tù nhân khác
mặc dù cho đến thời điểm này, nhà nứơc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đã ký kết Công ứơc Chống Tra tấn với quốc tế rồi mà tình hình không
có gì cải thiện hết. Đó là điều mà ai cũng thấy.
Hiện nay có khỏang 20 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, nhưng tôi
chưa nghĩ đến ‘đòan kết’ vì đòan kết là một chương trình khoa học, chứ
không phải gọi lên ‘khơi khơi’, ai cũng gọi được vì sẽ trở nên ‘coi
thường’ và hạ thấp chữ ‘đòan kết’. Mà trứơc tiên tôi cho rằng phải ‘liên
kết’ 20 hội đòan đó. Có liên kết được một cách chặt chẽ thì tạo dần
niềm tin lẫn nhau. Đó là điều mà 20 tổ chức xã hội dân sự đó nên nghĩ
tới. Đứng kêu gọi đòan kết trong lúc này mà hãy liên kết chặt chẽ trong
khoa học bằng những chương trình, mục tiêu công khai, ôn hòa, bất bạo
động.
Gia Minh: Cám ơn ông về những ý kiến vừa rồi.