Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Ba Lan: CLB Lê Quý Đôn lên tiếng về trường hợp ‘bọ’ Lập

Buổi gặp mặt cuối năm 2014 của CLB Lê Quý Đôn. Ảnh Facebook Đào Duy Tiến
Buổi gặp mặt cuối năm 2014 của CLB Lê Quý Đôn. Ảnh Facebook Đào Duy Tiến
Trong buổi gặp mặt cuối năm của câu lạc bộ (CLB) Lê Quý Đôn diễn ra hôm 28/12/2014, một bức thư ngỏ nhằm kêu gọi cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại đã được công bố. Bức thư được ký bởi một số thành viên CLB như các ông: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thành, TS Đào Duy Tiến, GS TS Nguyễn Hữu Viêm, TS Nguyễn Đình Chân, Ts Đặng Ngọc Hân, ông Lê Xuân Lâm, TBT báo Quê Việt, GSTS Trần Vĩnh Hưng.
Những người ký tên đều mang quốc tịch Việt Nam (hoặc song tịch) và đang sinh sống và làm việc tại Ba Lan, một số tham gia giảng dậy trong các trường đại học Ba Lan.
Bức thư được cho là một sự việc khá bất ngờ trong buổi gặp mặt có cả đại diện đại sứ quán Việt Nam tham dự và đọc lời chào mừng. Thư không cho biết, ngoài các vị kể trên, các công dân khác có được phép ký tên hay không.

Mức độ vừa phải
Ngay từ lời mở đầu, bức thư “đề nghị cho ông Nguyễn Quang Lập được hưởng chế độ tại ngoại trong quá trình điều tra” và điều này được đưa ra trên cơ sở tính nhân đạo “phù hợp với bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”.
lqd
Bức thư cũng đề cập tới tình trạng sức khỏe của ông Lập, một nhà văn từ 10 năm nay liệt nửa người, mọi sinh hoạt cá nhân phải có người giúp đỡ; tới những đóng góp của ông cho nền văn học nghệ thuật nước nhà….
Thư ngỏ gây được sự chú ý trong một cộng đồng vốn phẳng lặng và ít quan tâm về chính trị. Một số ý kiến hoan nghênh và cho đây là động thái khá mới mẻ trong sinh hoạt cộng đồng. Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng, “đề nghị tại ngoai trong quá trình điều tra” là quá nhẹ nhàng và như vậy, liệu có gián tiếp thừa nhận sự phạm tội của nhà văn Nguyễn Quang Lập hay không?
Câu lạc bộ Lê Quý Đôn được thành lập năm 2009, có khoảng 50 thành viên, phần lớn là trí thức.  CLB là một trong số hàng chục hội đoàn trong cộng đồng người Việt ở Ba Lan.
Trong một diễn biến liên quan, vài tuần trước 3 nhà khoa học Việt Nam ở Mỹ đã gửi một bức thư với nội dung tương tự. Một thư ngỏ khác do Bauxite kêu gọi đã nhận được chữ ký của hàng ngàn người trong và ngoài nước.
Cũng cần nhắc lại, hoạt động ký đơn thư tập thể diễn ra khá thường xuyên vài năm nay, nhưng tác động của nó tới chính quyền còn ở mức độ khiêm tốn.
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"