Trần Huỳnh Duy Thức
Theo FB Trần Huỳnh Duy Thức
Theo FB Trần Huỳnh Duy Thức
Ai cũng biết tác động của Bàn tay vô hình trong quy luật kinh
tế thị trường mà Adam Smith đã đưa ra. Và kinh tế thị trường đã chứng
minh sự hữu ích và giá trị của nó. Nó không mang bất cứ màu sắc chính
trị mà là một khoa học. Chính bàn tay vô hình đã cân bằng giữ cung và
cầu.
Vậy cái gì sẽ cân bằng giữa lợi ích của anh và lợi ích của tôi trong tương quan xã hội. Thật khó để trả lời! Các bạn cùng tìm hiểu quy luật trong CƠ CHẾ XÃ HỘI KHOA HỌC mà anh Thức đưa ra nhé.
Vậy cái gì sẽ cân bằng giữa lợi ích của anh và lợi ích của tôi trong tương quan xã hội. Thật khó để trả lời! Các bạn cùng tìm hiểu quy luật trong CƠ CHẾ XÃ HỘI KHOA HỌC mà anh Thức đưa ra nhé.
Bạn có tin rằng chính QUYỀN CON NGƯỜI là cơ sở và nguồn gốc để vận hành CƠ CHẾ XÃ HỘI KHOA HỌC này không?
31/10/2014
Sự sai lầm nói trên chính là hậu quả của sự nhầm lẫn giữa những yếu
tố thuộc về con người và những yếu tố không thuộc về con người. Sự nhầm
lẫn này còn gây ra một sai lầm tai hại khác là: nhiều người cho rằng các
quy luật về xã hội là nhận thức hoặc niềm tin phổ biến của người dân.
Vì thế mà nhiều giới cầm quyền ra sức tuyên truyền và kiểm soát tư tưởng
của người dân, hy vọng rằng người dân sẽ hướng đến những gì mà chính
quyền nghĩ là tốt đẹp, từ đó sẽ tạo nên quy luật phát triển về hướng đó.
Nếu tất cả 7 tỷ người trên trái đất này có cùng suy nghĩ như nhau thì
cũng không thể tạo ra được 1 quy luật nào của Tạo hóa cả, về tự nhiên
lẫn xã hội. Tụi con thử tưởng tượng một ví dụ sau: nếu vì một lý do nào
đó 7 tỷ người đều đồng lòng chỉ ăn thực vật để bảo vệ động vật và môi
trường làm xã hội loài người tốt hơn. Nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra? Môi
trường sẽ mất cân đối trầm trọng: đất đai không đủ để làm ra rau củ quả,
sông biển sẽ cực kỳ ô nhiễm vì động vật biển sinh sôi nảy nở dẫn đến
mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Xã hội sẽ đầy rối loạn vì hàng tỷ
người không biết kiếm sống bằng gì vì công việc trước đó của họ là nuôi
trồng thủy sản, heo, gà, bò, … dẫn đến những tệ nạn xã hội không thể
lường hết nổi. Những tranh chấp về đất đai, tài nguyên sẽ bùng phát và
có thể dẫn đến chiến tranh hủy diệt. v.v… và hàng tỷ thứ vấn đề khác,
chẳng ai lường nổi . Những hậu quả đó là chắc chắn không thể tránh khỏi
vì chúng là kết quả tất yếu của những quy luật của Tạo hóa như: đấu
tranh sinh tồn (Thuyết tiến hóa), quy luật thị trường, v.v… những điều
tốt theo mong muốn chủ quan của con người, nếu có, thì cũng sẽ bị nhấn
chìm không còn dấu vết trước những hậu quả kinh khủng như thế. Ý muốn
tốt không chắc tạo ra kết quả đẹp. Chỉ khi hiểu biết quy luật thì mới có
thể làm nên điều tốt đẹp. Tụi con thử quan sát những xã hội của những
nhà nước Hồi giáo cực đoan hiện nay mà xem, niềm tin tôn giáo của con
người ở đó là cực kỳ mãnh liệt. Nó được nuôi dưỡng và hun đúc qua hàng
bao thế hệ rồi. Họ nghĩ, họ tin là họ đang hướng đến những điều cực kỳ
tốt đẹp và chỉ có những điều đó là tốt đẹp. Những gì khác với điều ấy
đều là sai trái, xấu xa. Những kẻ cầm quyền cực đoan lâu nay đã tạo nên
những xã hội như thế không hề nhỏ, có đến cả chục cả trăm triệu người.
Nhưng họ đã làm nên điều gì tốt đẹp cho xã hội của nó nói riêng, cho
loài người nói chung? Cái mà ta thấy rõ nhất là những vấn nạn và gánh
nặng toàn cầu. Chỉ duy nhất những kẻ cầm quyền đó mới được hưởng lợi từ
những xã hội như vậy: được tung hô, được sùng bái, được ăn trên ngồi
trước cai trị thiên hạ. Cậu nghiên cứu khá nhiều các nhà nước và xã hội
tương tự như trên, kể cả không phải Hồi giáo. Cậu thấy rằng ban đầu
những kẻ cầm quyền thường xuất phát từ những ý muốn tốt đẹp, nhưng vì
không hiểu biết quy luật nên họ chỉ tạo ra kết quả ngược lại với điều họ
muốn, họ hứa với dân chúng. Vì vậy để bảo vệ sự cầm quyền của mình họ
phải chuyển dần qua độc tài bóp nghẹt QCN và lợi dụng niềm tin tôn giáo,
đạo đức để duy trì niềm tin của người dân và tạo sự sùng bái của họ
dành cho mình. Họ phải kiểm soát báo chí và ra sức tuyên truyền là vì
thế.
Do vậy cậu mới nhấn mạnh tầm quan trọng của quy luật phát triển xã
hội đối với các nước đang phát triển. Các quy luật về tự nhiên thì chỉ
cần các nhà khoa học, công nghệ hiểu biết là có thể đủ để tạo ra các
thành tựu cho toàn xã hội. Nhưng các quy luật phát triển xã hội thì đòi
hỏi đa số người dân hiểu biết thì mới có thể tạo nên được những thành
tựu xã hội tốt đẹp. Mới nghe ta có cảm giác rằng đòi hỏi này là một
thách thức rất khó vượt qua. Thứ nhất là vì phổ biến những kiến thức về
quy luật phức tạp cho số đông là công việc hoàn toàn không dễ dàng và
thường có thể mất hàng chục năm, thậm chí là cả thế hệ. Thứ hai là những
kiến thức về các quy luật phát triển xã hội đã có trên thế giới tới
hiện nay còn rất hạn chế và thậm chí là rất khác nhau, chọn cái nào để
phổ biến là không dễ trả lời. Thực ra cách giải quyết vấn đề không nằm ở
cách nhìn trên. Nếu nhìn theo cách đó thì đúng là nó sẽ gặp những vấn
đề như vậy. Cách nhìn của QCN sẽ giải quyết các vấn đề này rất đơn giản.
Cậu rút ra điều này từ sự quan sát quá trình phát triển của các nước đã
đạt trình độ quốc gia phát triển. Trong một xã hội mà QCN được bảo vệ
trên hết một cách hiệu quả thì xã hội đó sẽ nhanh chóng tự hình thành
nên giới khoa học hoàn toàn độc lập với giới chính trị. Giới khoa học
muốn có được uy tín thì ngoài việc bảo đảm chuyên môn giỏi họ còn phải
chứng tỏ rằng không bị chi phối bởi chính quyền hoặc chính giới nói
chung. Họ còn phải cho thấy tiếng nói của họ độc lập với cả sức mạnh của
đồng tiền. Với họ chỉ có Chân lý là trên hết. Vì vậy tiếng nói của họ
có sức thuyết phục dân chúng rất lớn. Cũng trong một xã hội như vậy thì
người dân được tự do ngôn luận, báo chí luôn mổ xẻ tận gốc mỗi chính
sách trước khi nó được thông qua. Đánh giá của các nhà khoa học luôn
phải được chú ý, những gì không hợp với quy luật phát triển được họ chỉ
ra thì thường phải được loại bỏ hay thay đổi. Trong quá trình như vậy
người dân thu nhận được rất nhiều kiến thức về quy luật phát triển, còn
chính giới thì biết rõ mặt trái mặt phải của những chính sách được xem
xét. Quyết định lựa chọn, ủng hộ, không ủng hộ của họ đối với các chính
sách là luôn công khai trước công luận, vì vậy họ có thể sẽ gặp phải rủi
ro lớn về uy tín của mình nếu ủng hộ những gì đã được các nhà khoa học
cảnh báo. Tụi con còn nhớ uy tín của Tổng thống Bush (con) vào cuối
nhiệm kỳ 2 (2008) tụt dốc thê thảm vì kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng, đúng với những gì mà nhà kinh tế học Paul Krugman đã cảnh
báo từ 4-5 năm trước không? Đảng Cộng hòa cũng mất phiếu trầm trọng, còn
ông Krugman thì nhận giải Nobel kinh tế 2008 . Tuy thực tế vẫn xảy ra
những trường hợp chính giới vượt qua giới khoa học và gây ra hậu quả,
nhưng đó là thiểu số. Đa số đều là những quyết sách đúng đắn theo khoa
học, tức hợp với quy luật phát triển xã hội. Chính những trường hợp gây
ra hậu quả vì phản khoa học càng khiến cho mọi người thấy được tầm quan
trọng của khoa học, biểu biết của dân chúng càng tăng lên.
Nhưng điều quan trọng hơn là: trước khi một chính sách được thi hành
thì qúa trình mổ xẻ không bị cấm đoán nó đã giúp cho người dân hiểu rõ
về nó, về những quy luật liên quan đến nó nên khi hành động cho nó họ
biết phải làm thế nào để có kết quả tốt nhất. Kiến thức của họ về những
quy luật phát triển xã hội ngày càng tăng lên, nhờ vậy sự vận độngcủa họ
trong xã hội ngày càng tạo ra kết quả tốt đẹp. Đây chính là giá trị mà
những xã hội thiếu dân chủ không có được nên những xã hội đó không thể
phát triển tốt đẹp bất chấp mong muốn tốt đẹp của giới cầm quyền.
Quá trình để chứng minh được một quy luật phát triển xã hội thường
rất lâu dài, có khi vài chục năm hoặc cả trăm năm vì đây là khoa học
thức chứng, giống như kinh tế học vậy. Các nhà nghiên cứu không thể lấy
một xã hội nào đó để làm thí nghiệm và rút ra quy luật như trong lĩnh
vực tự nhiên. Họ phải trải qua nhiều lần quan sát, phân tích, suy luận
để đưa ra mô hình giả định rồi tìm kiếm những dữ liệu thực tế để chứng
minh cho tính quy luật của mô hình đó. Quá trình như vậy có thể phải lặp
lại rất nhiều lần và điều chỉnh dần để rút ra được một quy luật hoàn
chỉnh. Quy luật mà ngày nay chúng ta gọi là kinh tế thị trường đã trải
qua một quá trình dài mất trăm năm để hoàn thiện. Nó được công bố đầu
tiên bời nhà kinh tế học lỗi lạc Adam Smith vào khoảng giữa thế kỷ 18
trong quyển sách “Nguồn gốc của sự thịnh vượng”. Trong đó ông đúc kết ra
những nguyên lý của một quy luật mà ông gọi là Bàn tay Vô hình, tức là
một quy luật của Tạo hóa sẽ tự động điều tiết vô số các nhu cầu khác
nhau của con người trong xã hội đến những trạng thái cân bằng mà ở đó
nhu cầu của mọi người đều được đáp ứng. Ông đã bảo vệ cho những nguyên
lý này bằng những lý lẽ rất thuyết phục, nhưng đó vẫn chưa phải là một
sự chứng minh hoàn chỉnh. Tuy vậy nó đủ sức tạo niềm tin cho giới chuyên
môn thời ấy, từ đó tác động mạnh mẽ đến chính giới Anh. Nước Anh áp
dụng quy luật này và tạo nên những thành tựu kinh tế rực rỡ, từ đó lan
tỏa đến các nước Châu Âu khác và Mỹ. Chính trong quá trình áp dụng này
mà nó được hoàn thiện, được chứng minh ngày càng vững chắc bởi vô số các
nhà kinh tế học khác, đến hiện nay vẫn còn tiếp tục. Ngày nay nó trở
thành một quy luật hoàn chỉnh với nhiều công thức tinh vi, giúp cho hàng
tỷ người thoát đói nghèo nhanh chóng như ở TQ, VN, Ấn Độ. Tất cả các
quốc gia phát triển đều là những nước có nền kinh tế thị trường hoàn
chỉnh. Một lần nữa, tụi con thấy xã hội tự do dân chủ của Anh thời đó đã
đóng góp to lớn như thế nào cho nhân loại chưa? Những nước nào không áp
dụng quy luật kinh tế thị trường thì không thể phát triển được. Trong
lịch sử đã có rất nhiều nước sai lầm nên cự tuyệt nó. Ngày nay lại có
nhiều nước đã áp dụng nó rồi nhưng lại tiếp tục sai lầm. Không áp dụng
các quy luật phát triển xã hội nên dẫm chân ở bẫy thu nhập trung bình.
(Hết phần 4)
Bản viết tay: