Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Thư viết từ trại giam Xuyên Mộc: Thư 30 (phần 5)

Không con đường nào khác ngoài việc vận hành theo quy luật phát triển xã hội để thoát khỏi sụp đổ hoặc bị ghìm mãi trong bẫy thu nhập trung bình:
"Muốn vậy thì QCN phải được bảo vệ trên hết một cách đầy đủ (cho tất cả các quyền) cho từng người (không ai được hơn người khác về bất kỳ quyền nào trong QCN)."

1/11/2014
Liên Xô ngày xưa cự tuyệt kinh tế thị trường nên dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng rồi dẫn đến sụp đổ. Họ sai lầm cho rằng kinh tế thị trường là đường lối kinh tế tư bản chủ nghĩa, là màu sắc của phương tây nên không phù hợp với đường lối XHCN, với hoàn cảnh của phương đông. Kinh tế thị trường là một quy luật của Tạo hóa không mang bất kỳ quan điểm chính trị nào. Chính TQ và VN đã chứng minh cho thế giới thấy điều này: các chính quyền theo quan điểm chính trị XHCN đã áp dụng thành công quy luật kinh tế thị trường nên không những thoát ra được khủng hoảng kinh tế xã hội mà còn tạo ra thành tựu xóa nghèo vượt bậc và vươn lên nhanh chóng. Các nước có nền kinh tế thị trường có thể có những đường lối phát triển xã hội khác nhau tùy theo sự vận động của nhân dân, chứ không phải chỉ có TBCN. Ví dụ đường lối Dân chủ Xã hội thường thắng thế ở các nước Bắc Âu (tên đầu tiên của đường lối này là XHCN dân chủ, là một nhánh phát triển từ Công nghệ Mác, khác với nhánh Mác của Lê-Nin ở LX). TQ và VN hoàn toàn có thể áp dụng quy luật kinh tế thị trường và thúc đẩy sự phát triển xã hội theo đường lối XHCN của mình. Nếu làm giỏi thì hoàn toàn có thể tạo nên những hình thái xã hội XHCN mới cũng tốt đẹp như các xã hội DCXH ở Bắc Âu, có khi còn hòn hơn nữa. Muốn vậy thì điều yêu cầu tiên quyết là phải tôn trọng đầy đủ các nguyên lý của các quy luật kinh tế thị trường, những quy luật phát triển xã hội. mà nguyên lý quan trọng nhất của tất cả quy luật này là phải bảo đảm cho mọi thành phần xã hội được vận động tự do và công bằng. Muốn vậy thì QCN phải được bảo vệ trên hết một cách đầy đủ (cho tất cả các quyền) cho từng người (không ai được hơn người khác về bất kỳ quyền nào trong QCN). Cậu sẽ còn bảo vệ nhiều lần nữa cho luận điểm này trong CƠ CHẾ XÃ HỘI KHOA HỌC. Cậu sẽ từng bước chứng minh tinh quy luật của nó. Nó chính là nguyên tắc nền tảng của Dân chủ.

Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển đóng góp những kiến thức quý báu cho các nước phát triển sau, nhất là trong việc rút ra các quy luật phát triển xã hội. Sai lầm sẽ lặp lại nếu cho rằng các quy luật này là đường lối xã hội phương Tây, không phù hợp với điều kiện; hoàn cảnh; đặc thù phương đông; với những ý thức hệ chủ nghĩa khác phương Tây. Sai lầm này nếu không dẫn đến sụp đổ như LX thì chắc chắn sẽ ghìm các nước này trong bẫy thu nhập trung bình. Chờ đến lúc các quy luật phát triển xã hội được chứng minh đầy đủ và thừa nhận rộng rãi rồi mới chạy theo áp dụng, như sự muộn màng của kinh tế thị trường, thì những nước đó sẽ đánh mất một cơ hội, một khoảng thời gian quý giá và để những nước áp dụng trước vượt lên. Còn mình thì chìm trong suy thoái, khủng hoảng trong thời gian đó, đến khi tỉnh ngộ thì lại chật vật chạy theo ở phía sau. Các nhà khoa học vốn thận trọng và đảm bảo các nguyên tắc của khoa học nên việc chính thức công bố các quy luật thực chứng luôn mất rất nhiều thời gian. Các quốc gia sáng suốt phải biết nắm lấy các cơ hội, nắm bắt rõ những nguyên lý đã được áp dụng thành công trước khi chúng được chứng minh hoàn chỉnh thành quy luật phát triển xã hội và áp dụng cho mình. Muốn sáng suốt được như vậy thì cần có giới khoa học độc lập như ta vừa phân tích ở trên. Lực lượng khoa học này trong quá trình vận động cho xã hội sẽ còn phát hiện thêm nhiều nguyên lý mới và đóng góp vào việc hoàn thiện các quy luật phát triển cho cả thế giới. Quy luật kinh tế thị trường đã được phát triển và hoàn thiện theo cách như thế. Nó là quy luật của Tạo hóa và được đóng góp bởi rất nhiều nhà khoa học của rất nhiều nước, không thuộc sở hữu của riêng ai. Ai cũng có quyền sử dụng mà không phải trả tác quyền.
(Hết phần 5)
Bản viết tay:


Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"