Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Những ngày cuối cùng của Đảng CSVN? (1)

Michael J. Totten
Athena chuyển ngữ
Việt Nam là một đất nước độc tài toàn trị mà nếu chỉ nhìn thoáng qua, bạn cứ tưởng nó là một quốc gia tự do.
Những người dân địa phương công khai chế giễu chính phủ mà không hề sợ bị trả thù. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều mặc sắc phục của công an và quân đội, nhưng trông họ không hề đáng sợ, và họ cũng không cố gắng tỏ ra như vậy. Họ cũng hành xử như những người trong bộ đồng phục cảnh sát ở các quốc gia như Mỹ hay Canada mà thôi.
Tôi thậm chí không hề lo lắng rằng phòng khách sạn của tôi có thể bị nghe lén. Và thực sự thì điều đó không xảy ra, ngay cả khi nó có xảy ra đi chăng nữa thì tôi cũng không quan tâm. Tôi không cần thiết phải che dấu danh tính là một nhà báo của mình như khi còn ở Cuba và Libya. Lúc ở Trung Quốc và đặc biệt là Bắc Triều Tiên, tôi cũng phải giấu danh tính thật của mình. Nhưng ở Việt Nam thì không.
Trước sự kiện mùa xuân Ả Rập thì Tunisia cũng giống như thế. Vào thời điểm này thì Azerbaijan cũng vậy. Đài Loan và Hàn Quốc đã nhanh chóng trải qua một thời kỳ tương tự trước khi chuyển giao sang thể chế dân chủ.

Một người có thể - hết sức thận trọng – khái quát hóa rằng đây là giai đoạn ngày tàn của các chế độ độc tài “hiền lành”, tức là chế độ độc tài không quá tồi tệ, chí ít là so với các nhà độc tài và đặc biệt là chế độ toàn trị khác.
Tất nhiên ý tưởng về một nhà độc tài “hiền lành”, trong đa số trường hợp, là một điều lố bịch. Nhưng đôi khi trong một khoảng lịch sử dài, một nhà độc tài “hiền lành” tương đối có thể xuất hiện. Robert D.Kaplan đã định nghĩa trường hợp hiếm có đó như sau: “đó là người khiến cho việc bị loại bỏ của anh ta ít gặp nguy hiểm hơn bằng cách chuẩn bị tinh thần cho nhân dân của mình về một chính phủ dân chủ đại diện.” Lý Quang Diệu là một ví dụ điển hình.
Nói như vậy không có nghĩa là chính phủ của ông Lý Quang Diệu tốt đẹp hơn thể chế dân chủ đại diện. Không hề. Ông Lý chỉ làm tốt hơn những nhà độc tài khác ở chỗ ông đã tạo ra những điều kiện cần thiết cho cuộc chuyển giao bất bạo động để tiến gần đến những thứ tự do và cởi mở hơn.
“Một nhà độc tài càng tồi tệ”, Kaplan viết trong cuốn sách Asia’s Cauldron của ông, “thì sự hỗn loạn càng kinh khủng bấy nhiêu khi hắn phải ra đi. Đó là bởi vì nhà độc tài đã phá vỡ liên kết trung gian giữa chế độ ở trên đỉnh cao với gia đình hoặc bộ lạc ở tầng thấp trong xã hội – các hiệp hội chuyên khoa, tổ chức cộng đồng, hội nhóm chính trị v.v… Nói tóm lại là những bộ phận khác của xã hội dân sự.”
Saddam Hussein đã làm thế ở Iraq. Bashar al-Assad cũng làm điều tương tự ở Syria. Moammar Quaddafi đã phá hủy Libya theo cách đó, giống như Pol Pot đã làm với Cambodia, Aldofl Hitler với Đức, và gia tộc họ Kim ở Bắc Triều Tiên.
Tôi đã từng cố lập luận rằng chế độ cộng sản đã làm những điều kinh khủng như thế nào ở mỗi quốc gia mà họ nắm quyền, nhưng tôi không chắc chắn là điều đó hoàn toàn đúng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự cải tổ chính nó, đầu tiên là vứt bỏ nền kinh tế Mác-xít, tiếp đến là ngừng can thiệp quá sâu vào đời sống của công dân Việt Nam. Chính phủ đã làm những điều đó một cách hoàn toàn tự nguyện.
“Một nhà độc tài tốt,” Kaplan tiếp tục, “bằng việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cùng với những việc làm khác, sẽ khiến xã hội trở nên phức tạp hơn, dẫn đến việc hình thành nhiều tổ chức xã hội dân sự, và để chia rẽ chính trị dựa trên lợi ích kinh tế mà theo định nghĩa lành tính hơn so với các bộ phận của bộ lạc và nhóm dân tộc sắc tộc.”
Chính phủ Việt Nam đã chạm đến ngưỡng. Chỉ mới chạm thôi. Nhưng cần phải làm rõ ràng rằng điều đó chính xác nghĩa là gì. Nó không có nghĩa rằng vì chế độ độc tài này khá “tốt đẹp” so với đa số các chế độ khác mà nó phải được tiếp tục nắm quyền. Nó hoàn toàn không nên tiếp tục. Nó chỉ “tốt đẹp” so với chế độ độc tài khác trong chừng mực là nó có thể chuyển sang hệ thống dân chủ dễ hơn mà không có xảy ra bạo lực và tình trạng phức tạp như Syria, Ai Cập và các nước hậu cộng sản như Yugoslavia và Ukraine sau khi lật đổ Viktor Yanukovych, Somalia sau sự sụp đủ của chính quyền cộng sản Siad Barre năm 1991, và Libya sau sự tàn phá của chế độ Quaddafi.
Bối cảnh của Việt Nam ngày nay khá giống với thời kỳ tiền dân chủ ở Đài Loan và Hàn Quốc, và thực sự thì Việt Nam có điều gì đó tốt hơn hẳn, về mặt kinh tế và chính trị, so với miền Nam Việt Nam trước khi thua trong cuộc chiến với cộng sản. Người Việt Nam chưa từng trải qua chế độ dân chủ, giống như người dân Hàn Quốc cho đến khi họ giành được nó vào cuối thập niên 1980s mà không gặp nhiều trở ngại. Người dân Đài Loan cũng không hề có kinh nghiệm trong việc bầu cử dân chủ khi Quốc Dân đảng của Chiang Kai Shek đang nắm quyền, nhưng họ đã thực hiện việc chuyển giao cực kỳ êm thấm vào thập niên 80 và 90. Tunisia có gặp một chút khó khăn, nhưng họ tiến đều 2 bước sau mỗi lần gặp sai lầm.
Tôi phải nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ là nơi diễn ra quá trình chuyển giao sang chế độ dân chủ mà ít xảy ra bạo động nhất. Có thể tôi sai. Sự lạc quan trong các vấn đề lịch sử thường được chứng minh là sai lầm. Điều đó đã từng xảy ra với tôi. Điều đó cũng từng xảy ra với những ai nghĩ rằng họ biết chắc hướng đi của quá trình chuyển giao.
Đối với khách du lịch, Hà Nội nhìn như thủ đô của một đất nước tự do, nhưng ta phải nghiêm túc để tâm đến cảnh báo của Bill Hayton trong cuốn sách của ông Vietnam: Rising Dragon. “Cái bẫy của sự tự do là quá rõ ràng trên mỗi đường phố, nhưng từ kinh tế cho đến truyền thông, Đảng Cộng sản vẫn quyết tâm duy trì thế độc quyền của mình. Ẩn dưới sự chuyển dịch lớn mạnh là một hệ thống chính trị độc tài sâu sắc và hoang tưởng. Triển vọng của Việt Nam không hề rõ ràng như người ngoài vẫn tưởng thế.”
* * *
Hòa thượng Thích Quảng Độ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (UBVC), là nhà đối lập chính trị nổi tiếng nhất cả nước. Ông đã giành giải thưởng Homo Homini về quyền con người vào năm 2012 và 9 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ông đã sống dưới sự quản thúc của chính quyền trong một ngôi chùa ở Sài Gòn. Tội của ông là gì ư? Là yêu cầu thể chế dân chủ.
“Trong suốt mấy năm gần đây,” ông trả lời trong cuộc phỏng vấn, “tôi sống như một tù nhân bị trói bằng dây xích. Cả ngày, tôi chỉ ở trong nhà. Tôi ăn một bữa một ngày. Mọi việc giống hệt như khi tôi ở trong tù. Phía ngoài cửa phòng tôi có một cái ghế. Đến bữa trưa, khoảng tầm 11h, họ mang thức ăn từ bếp lên đặt trên cái ghế đó. Tôi nhận đồ ăn rồi đem vào phòng. Khi ăn xong, tôi lại đặt khay thức ăn lên trên cái ghế đó. Họ quay lại rồi đem cái khay đi. Giống y hệt ở trong tù.”
Hòa thượng Thích Quảng Độ
Ông Al Jacobson ở Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tiếp nhận hồ sơ của hòa thượng Độ từ năm 2002. “Chúng tôi vẫn không quên sau khi tiếp nhận trường hợp của người tù đó,” anh nói với tôi. “Vì ngôi chùa của vị hòa thượng đó quá lớn nên chính quyền Việt Nam xem đó như là một mối đe dọa và từ chối công nhận nó. Vài năm trước hội thánh Công giáo cũng đã công nhận trên danh nghĩa, nhưng số người theo vẫn ít hơn bên Phật giáo.”
“Việc này chủ yếu là về chính trị, tôn giáo, hay cả hai?” Tôi hỏi.
“Phần lớn là vấn đề chính trị,” anh nói. “Giáo hội đã phát triển đến mức nhất định và nó có mâu thuẫn sâu sắc với chính quyền cộng sản. Tôi theo dõi điều này rất sát sao và tôi chưa bao giờ nghe thấy điều gì từ phía chính quyền rằng nó đối nghịch với giáo hội vì lý do tôn giáo.”
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất yêu cầu quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do hội họp. “Nhìn chung, họ đang đi ngược lại với bản chất độc tài của chính phủ Việt Nam,” Jacobson nói.
Gần đây, khi căng thẳng trong xung đột ở biển Đông leo thang, hòa thượng Thích Quảng Độ đã muốn Giáo hội Phật giáo tổ chức một biểu tình phản đối Trung Quốc, nhưng cảnh sát đã bao vây ngôi chùa của ông và không cho phép ông rời khỏi đó. Chính quyền lo ngại rằng việc nhiều người từ Giáo hội Phật giáo tụ tập vì bất kỳ lý do gì đều có thể đe dọa đến chính quyền ngay cả khi chính quyền và giáo hội đã hoàn toàn đồng ý với nhau về cuộc biểu tình.
Chính phủ Việt Nam rất láu cá trong việc đối xử với ông Thích Quảng Độ,” Jacobson nói. “Họ thản nhiên nói rằng nhìn đi, ông ấy có ở trong tù đâu, ông ấy sống trong chùa cơ mà. Nhưng ông ấy chẳng có bất cứ một quyền tự do nào cả. Tổ chức Ân xá Quốc tế chúng tôi xem vị hòa thượng ấy như một tù nhân lương tâm thật sự.”
Việc chính quyền giam giữ hòa thượng Thích Quảng Độ ở trong chùa thay vì trong nhà tù, không có nghĩa là họ không tống ông vào trại cải tạo giống như những người dân Bắc Triều Tiên phải bị như thế. Việt Nam không hề có trại cải tạo. Trại cải tạo đã không còn nữa. Tôi đã lên kế hoạch đến gặp ông ở Sài Gòn – người thân tín của ông giúp tôi trốn vào và ra dưới lớp vỏ bọc – nhưng tôi đã phải rút ngắn chuyến đi vì lý do sức khỏe.
“Nếu có phong trào phản đối trên quy mô lớn ở Việt Nam,” tôi hỏi Jacobson, “anh nghĩ chính quyền sẽ phản ứng như thế nào? Liệu họ có làm giống như Trung Quốc đã làm ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và bắn hàng trăm người không? Tôi có cảm giác là họ sẽ không làm thế. Xem chừng giờ Việt Nam đã quá là tư sản rồi.” Nhưng tôi thấy rằng Jacobson còn có dự cảm tốt đẹp hơn so với tôi.
“Có một khoảng cách rất lớn giữa việc giết người hàng loạt với việc áp dụng các hình thức khác để đàn áp,” anh nói. “Tự do ngôn luận, tự do lập hội và những điều tương tự vốn đã bị giới hạn, và đây cũng là những vấn đề mà tổ chức Ân xá Quốc tế quan tâm. Rõ ràng có những vi phạm về nhân quyền ở Việt Nam, không chỉ với hòa thường Thích Quảng Độ mà cả những người đối lập. Tôi nghi ngờ việc sẽ có một cuộc đàn áp đẫm máu trên quy mô rộng đối với các phong trào, nhưng chẳng thể nào chắc chắn được điều đó. Dù có thế nào, thì nó cũng chẳng thay đổi vị thế của chúng ta được,”
* * *
Chính phủ Việt Nam vẫn tự nhận mình là Đảng Cộng sản, nhưng tôi chưa thấy ở đâu chủ nghĩa tư bản thị trường hiện hữu nhiều như ở Việt Nam, bao gồm cả Hoa Kỳ nơi mà nền kinh tế mà bị quản lý rất ngặt nghèo. Đúng là có cái gì đó khiến người ta phải lúng túng.
“Cái cụm từ ‘chủ nghĩa cộng sản’ bây giờ còn có nghĩa hay không?” Tôi hỏi một người đàn ông Việt tên Huy sống ở Hà Nội. Anh tự gọi mình là Jason khi nói chuyện với người Mỹ bởi như thế dễ phát âm hơn, vậy nên từ giờ tôi sẽ gọi anh ấy là Jason.
“Ngày nay chủ nghĩa cộng sản chỉ đơn giản là được điều hành bởi một đảng phái chính trị duy nhất,” Jason nói. “Một số người phàn nàn rằng, với tôi thì không quan trọng miễn là chính phủ tạo điều kiện để làm ăn kinh doanh và có môi trường sống tốt. Tôi không muốn các đảng phái khác nhau đấu đá lẫn nhau để rồi tạo ra cuộc khủng hoảng như ở Thái Lan.”
Quân đội Thái Lan đã thực hiện đảo chính đối với chính phủ dân bầu hồi tháng Năm năm 2014.
“Nếu anh có điều gì đó không hài lòng với chính quyền, anh có thể công khai chỉ trích nó không?” Tôi nói.
Jason cười lớn. “Được chứ. Chúng tôi làm thế suốt. Mà hiện tại chúng ta cũng đang ở nơi công cộng đấy nhưng tôi có nói nhỏ đi đâu. Anh cứ thoải mái phê phán chính phủ miễn là đừng làm gì cả. Biểu tình phản đối chính phủ bị cấm, nhưng chúng tôi vẫn có rất nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc dạo gần đây. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có vài cuộc biểu tình phản đối chính phủ, ngay cả ở Hà Nội. Nó diễn ra ở Hà Nội nhiều hơn Sài Gòn. Người dân miền Nam ít khi phản đối, nhưng người dân Hà Nội thường xuyên làm thế. Dù cho cuộc biểu tình cũng bị giải tán nhanh thôi.”
“Điều gì đã xảy ra với những người biểu tình?” Tôi hỏi. “Họ bị bắt rồi à?”
“Không,” ông trả lời. “Họ chỉ bị giáo huấn bởi chính quyền địa phương thôi.”
Đúng là một lối nói trại rất thú vị, giáo huấn cơ đấy. Ở Hoa Kỳ cơ sở giáo huấn (correctional institution) là cách viết dài hơn của từ “trại giam”.
“Chính xác thì nó là cái gì?” Tôi hỏi.
“Họ sẽ được chỉ bảo rằng biểu tình là xấu,” Jason trả lời, “đều đó không được cho phép và nếu họ còn tiếp tục làm thế, họ sẽ bị trừng trị. Mọi người nghe thế thì ai chẳng sợ, và họ từ bỏ. Vậy thôi. Nếu có người nào có tư tưởng cấp tiến thì họ sẽ bị cảnh cáo, rồi tên của họ sẽ có trong danh sách đen, và nếu họ còn đi biểu tình nữa thì sẽ gặp rắc rối. Nhưng nếu họ về nhà và không làm gì cả, thì họ sẽ chẳng bị làm sao hết. Chẳng có gì xảy ra. Việt Nam không phải là Bắc Triều Tiên đâu.”
Không, Việt Nam chắc chắn không phải là Bắc Triều Tiên rồi. Nó ũng không phải là Syria dưới chế độ Bashar al-Asssad hay Iraq dưới chế độ Saddam Hussein. Nó cũng không hà khắc như ở Trung Quốc. Việt Nam còn ít thô bạo hơn chính quyền Burma (Myanmar) dạo gần đây, và chế độ ở nước này đang bắt đầu tự cải tổ để tồn tại. Tiến trình đó vẫn chưa hoàn thành và có thể đi lùi, nhưng nó đang diễn ra thực sự.
“Việt Nam đã thay đổi nhiều như thế nào trong suốt quãng đời của anh?” Tôi hỏi Jason.
“Nó phát triển một cách chóng mặt,” anh trả lời, “đặc biệt là ở Sài Gòn. Miền Nam luôn phát triển nhanh hơn miền Bắc.”
“Sao lại thế?” Tôi thắc mắc.
“Bởi vì thủ đô ở ngoài miền Bắc chứ sao. Mọi thứ ở đây đều bị hạn chế và kiểm soát nhiều hơn bởi chính phủ, nhưng miền Nam thì thoải mái hơn. Chính phủ để cho miền Nam như vậy nhằm mục đích phát triển kinh tế, và nguồn tiền từ miền Nam sẽ chảy ngược lên miền Bắc. Đó là lý do.”
Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết rằng Hà Nội khép kín và bị hạn chế nhiều hơn so với Sài Gòn. Tôi có cảm giác nó không hề bị hạn chế hay kiểm soát một chút nào. Bề ngoài thì có thể gây ra sự nhầm lẫn, tất nhiên. Không phải lúc nào cũng có đàn áp. Nhưng tôi rất “thính” trong mấy vụ đàn áp chính trị và phải thừa nhận rằng tôi chẳng cảm thấy một chút đàn áp nào luôn. Một trong những lý do khiến tôi nhận thức rằng nó tồn tại là vì người Việt Nam luôn muốn nói với tôi về điều đó một cách công khai. Việt Nam vẫn chưa chạm đến mức mà nhà đối lập Soviet nổi tiếng Natan Sharansky gọi là “một xã hội sợ hãi,” nơi các công dân sẽ không nói những điều gì họ thực sự tin rằng người khác có thể nghe thấy.
“Ở đây thì chính phủ quản lý cái gì?” Tôi hỏi Jason. “Khi tôi nhìn quanh thì tôi chẳng thấy sự kiểm soát nào cả. Có điều gì mà tôi không hề thấy a?”
“Các quán bar ở Hà Nội phải đóng cửa sớm. Gần như không có hoạt động vui chơi giải trí nào sau nửa đêm ở đây. Ở Sài Gòn, họ có thể mở cửa 24/7. Ở đây thì chúng tôi buộc phải về nhà và đi ngủ. Chúng tôi có thể đi ra đường sau nửa đêm, nhưng không thể tụ tập nếu không cảnh sát sẽ đến và yêu cầu chúng tôi về nhà.”
“Cái đó được gọi là gì?” Tôi hỏi.
“Chúng tôi gọi nó là luật ở thủ đô. Chỉ có ở Hà Nội thôi. Chúng tôi buộc phải giải tán sau nửa đêm.
(còn tiếp)
Nguồn: The last days of Communist Party?, The World Affair Journal.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"