Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) -
Màn đêm dù tăm tôi tới đâu rồi cũng phải qua đi, bới quy luật của Đấng
Tạo Hóa đã định cho nó. Mặc dù ở trong buồng giam, chúng tôi không thể
nhìn thấy hừng đông xuất hiện, nhưng vẫn cảm nhận được trời sắp sáng.
Cả buồng thức giấc, Toàn và Hùa vẫn bắt đầu ngày mới bằng một vê thuốc
lào. Một lát sau nghe tiếng chìa khóa lẻng xẻng, chúng tôi khẩn trương
gấp chăn màn xong thì đứng thành hàng dọc đợi Quản giáo mở cửa buồng
mình. Tiếng chìa khóa mỗi lúc một gần, lẫn với tiếng dày đinh lộp cộp,
tiếng mở cửa sắt kêu lách cách. Ai cũng biết Quản giáo đã vào nhà giam.
Từ phía buồng 6 vàng lên tiếng hồ đồng loạt “Xin chào cán bộ”, tới buồng
7 rồi buồng 8. Tiếng lắc chốt cửa cót két, cánh cửa buồng 9 mở ra. Cả
buồng chúng tôi lại xếp thành hàng ngang và đồng thanh hô “Xin chào cán
bộ”.
Sau khi cửa buồng đã mở, mọi người vẫn tiến hành những hoạt động bình
thường như thường lệ. Ăn mì tôm xong, cánh cửa ngoài “Chuồng cọp” buồng 9
lại mở, tôi được gọi ra ngoài. Có một công an tới đưa tôi đi. Bước tới
nhà lấy cung, tôi thấy có tới 5, 6 công an cả nam cả nữ đang ngồi đợi.
Tôi bước vào trong gật đầu chào họ. Một nữ công an hỏi tôi: Anh có phải
Nguyễn Trung Tôn không? Tôi trả lời: Phải ạ! Nữ công an đó nói: Anh lăn
tay điểm chỉ vào đây để làm hồ sơ. Tôi đưa tay cho cô ta làm dấu và điểm
chỉ xong, họ dẫn tôi lại chụp ảnh hồ sơ bị can. Họ chụp một kiểu chính
diện, hai kiểu nghiêng bên trai và bên phải xong, họ dẫn tôi tới phòng
làm việc bảo tôi ký vào sổ hồ sơ của họ. Tôi hỏi nữ cán bộ: Hôm nay là
ngày bao nhiêu âm lịch rồi cô? Cô ta trả lời: 23 tháng chạp rồi! Cô nói
thêm: Ngày nay là ngày Táo Quân lên trời, nếu đứng gây án thì giờ này
các anh có thể đang chuẩn bị ngồi mâm! Tôi nói lại: Tôi có gây án gì
đâu. Chẳng hiểu công an Nam Đàn tại sao lại bắt tôi? Nếu không bị bắt
thì chắc chắn sáng nay tôi đang phải phụ bán hàng ở chợ với vợ. Không có
tiếng trả lời. Một người lại dẫn tôi về buồng giam. Thời gian chầm chậm
trôi nhưng rồi một ngày tù nữa cũng kết thúc bằng những tiếng hô “Xin
chào cán bộ”. Cảnh cửa buồng giam đóng lại. Trời chưa tôi nhưng đối với
chúng tôi thì man đêm đã bắt đầu. Toàn bảo chúng tôi mang bánh chưng đã
mua khi sáng ra. Toan nói: Hôm nay là 23/3 ngày Táo quân lên trời. Chúng
ta sẽ làm món “Chè tù” để đưa ông Táo. Tôi bóc bánh chưng ra, Toàn nói:
Bóc 5 chiếc thôi! (Bánh chưng mà chúng tôi mua của Căn tin trại giam
nhỏ bằng nắm tay, giá 5000 đồng một chiếc) Tôi làm theo lời Toàn, bóc 5
chiếc bánh ra. Toàn bảo Hùa rửa tay sạch sẽ, dùng một túi bóng mang vào
tay thay cho chiếc ngang tay, bỏ bánh chưng vào chiếc chậu nhựa. bóp nhỏ
bánh ra, dùng thìa nhựa nghiền từng hạt cho nhỏ tinh ra. Cứ làm đi làm
lại, miết nhỏ xong lại nắm thành nắm, xong lại dùng thìa miết lại cho
tới khi cả chậu bánh nhừ nhuyễn như chậu bánh nếp làm bằng tinh bột. A
Lào và tôi thì bỏ 2 thanh lương khô vào túi bóng, đập xuống bục nằm, cho
vỡ ra, rồi dùng vỏ chai đựng Comfo bỏ muối ăn vào trong cho nặng để làm
chiếc chày đập đi đập lại cho lương khổ nhỏ tơi thành bột. Sau khi
Lương khô đã nhỏ, bánh chưng đã tinh, Hùa trộn hai thứ vào nhau và tiếp
tục lấy thìa miết lại lần nữa. Toàn cho đường và một hộp sữa tươi hương
dâu vào. Bảo Hùa tiếp tục thao tác như trước thêm một lần cuối. làm xong
để khoảng 30 phút. Toàn bảo mọi người lấy mấy cái bát nhựa, mà trước
khi đóng cửa buồng Toan đã trộm mang vào buồng (Theo quy định thì bát
thìa và bàn chải đánh răng đều phải để ngoài chuồng cọp). Lấy thìa xắn
“Chè tù” vào bát cho từng người, bỏ thêm vào bát một nhúm lạc rang, Toàn
nói: Anh em hãy thưởng thức món này để nhớ hương vị của quê hương và
ngày tết Táo Quân. (Mắc dù tôi chỉ tin theo chủ thuyết độc thần, nhưng
vẫn tôn trọng niềm tin của Toàn và những người khác). Tôi thấy tôn trọng
Toàn thật sự về những kinh nghiệm chốn lao tù. Thêm nữa tôi nhận ra
rằng: Mặc dù Toàn chỉ là một người nghiện Ma túy, một tay tù tội nhiều
lần, nhưng lương tâm của Toàn vẫn rất tốt với những người xung quanh.
Hương thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị bùi của lạc, mùi thơm cam
của lương khô, lại thêm hương dâu của sữa tươi, hòa quyện vào nhau, tạo
thành một mùi vị đặc trưng của món chè tù. Chúng tôi cùng nhau vừa
thưởng thức vừa tâm sự. Cái dẻo của bánh chưng đã quyện những thứ hương
vị lại với nhau, dường như cũng khiến cho 4 người chúng tôi thêm khăng
khiết, thân mật và gần gũi. Tôi bắt đầu đọc cho họ nghe những bài thơ
tình mà tôi đã từng làm từ thời thanh niên, cho tới những bài thơ nói về
quê hương đất nước, về niêm tin tín ngưỡng của mình…
Toan rất thích bài thờ tình của tôi nên cứ bảo tôi đọc đi đọc lại. Toàn
nói; Anh hay tập cho em thuộc bài thơ nay đi. Em rất thích nó! Vì không
có bút và giấy nên tôi buộc lòng phải tập cho Toàn từng đoạn một để Toàn
nhớ.
Nội dung bài thơ tôi làm từ năm 1991 khi tôi còn trong quân ngũ như sau:
Chiều nay chứng kiến cảnh tan trường,
Lòng tôi bỗng nhớ tới quê hương
Và nhớ lại thời còn đi học.
Tôi với em hai đứa chung đường,
Cùng một lớp và thường đi sớm.
Không hẹn bao giờ, nhưng vân cứ gặp nhau.
Cùng đường em trước, tôi sau.
Hai đưa tâm sự bên nhau vui đùa.
Tôi đỏ mặt khi gặp thầy chủ nhiệm,
Em thẹn thùng lui bước lại sau.
Bạn bè đùa chúng nó đã yêu nhau.
Nhưng tôi chối rằng đâu có phải.
Tôi dấu trong lòng, dấu mãi một tình yêu.
Rồi cuối cùng bạn bè ai cũng biết.
Họ bảo rằng: Hai đưa thật đẹp đôi.
Tôi đỏ mặt còn em bỗng trách:
Chuyện chúng mình sao anh để lộ ra?
Thế rồi đôi đứa phải cách xa.
Em vào đại học, tôi đi lính,
thư gửi cho nhau được mấy lần.
Bỗng tôi tê tái cả toàn thân,
tim tôi rớm máu dạ bần thần.
Tình yêu đang đẹp tuyệt trần,
Bỗng em thay dạ đổi lòng với tôi.
Tôi cay đắng bao điều không dám nói.
Bởi tôi nghèo không đáng để em yêu.
Tình yêu một sáng, một chiều,
Cho nên em chọn đúng điều dầu sang.
Còn tôi phận lính nghèo nàn,
Em không yêu nữa, phũ phàng chi đâu!
Ở kíp này tôi là người xấu số.
Tôi hy vọng rằn sẽ có kíp sau.
Tôi mong em la cây cau bé nhỏ,
Thân mãnh mai mà trọn nghĩa với trầu.
Còn tôi sẽ biến thành cơn gió,
Để sáng chiều vút tóc cho em
và hát ru cho lá trầu thêm tươi thắm,
Để nghĩa cau trầu mãi mãi không phai.
Món chè tù và những câu chuyện, vần thơ đã khiến thời gian trôi đi nhanh
chóng. Chúng tôi ai nấy mắc màn đi ngủ. Năm trên bục nhưng Toàn vẫn
nhẩm đi nhẩm lại những câu thơ tôi vừa tập cho, thỉnh thoảng chỗ nào
không nhớ lại hỏi tôi. Toàn nói: Một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ phải
chia ly như bài thơ của anh Tôn vậy. Nhưng hy vọng chúng ta sẽ mãi nhớ
tới nhau. Nếu còn sống thì chúng ta hãy tìm tới nhau nhé.
(Còn nữa)
Thanh Hóa, ngày 23/06/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 0162.8387.716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com