Bùi Chí Vinh
Chủ trương đưa ngư dân ra đánh bắt cá khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn
khoan là chính sách của một “con dao hai lưỡi”. Bởi ngư dân hiền lành
không thể là vật tế thần cho chính sách khiếp nhược của những kẻ cầu an
trước những kẻ xâm lược hiếu chiến. Trên thực tế là “tàu lạ” (chính xác
là tàu Trung Quốc) đã đâm chìm, đụng chìm và giết chết rất nhiều ngư dân
đáng thương ở 2 ngư trường quần đảo Hoàng Sa lẫn Trường Sa suốt chục
năm qua. Chính vì vậy sự đớn hèn và khiếp nhược của chủ trương trên
chẳng khác gì “gậy ông đập lưng ông” tự biến ngư dân thành hình nhân thế
mạng cho mình. Truyền thống chống ngoại xâm của Việt Nam từ thời Đinh,
Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Quang Trung không chấp nhận việc đưa thân xác ngư
dân làm “trái độn” cho những ai đó ở hậu phương ngồi mát ăn bát vàng
trong các biệt thự lâu đài ngậm sâm sống lâu trăm tuổi. Truyền thống
Việt Nam quan niệm “giặc đến nhà đàn bà phải đánh” chứ không phải bắt
ngư dân tay không tấc sắt ra nghênh chiến theo kiểu “khổ nhục kế”, còn
quân đội và công an thì tỏa cảng bế quan…
Bởi vậy có thơ bình luận như sau:
Ngư dân không phải là hình nhân thế mạng
Ngư dân có mẹ có cha có con cái có gia đình
Ngư dân có dòng máu Yết Kiêu, dòng máu đánh chìm tàu giặc
Sao lại buộc họ ra chiến trường không vũ khí, tự mưu sinh?
Ngư dân có mẹ có cha có con cái có gia đình
Ngư dân có dòng máu Yết Kiêu, dòng máu đánh chìm tàu giặc
Sao lại buộc họ ra chiến trường không vũ khí, tự mưu sinh?
Giặc đem giàn khoan đến biển Đông để nhe nanh múa vuốt
Chặt vuốt, bẻ nanh quân xâm lược chẳng khó gì
Tại sao không dùng tiềm thủy đỉnh phóng ngư lôi hay người nhái cảm tử quân cho giàn khoan biến mất
Mà lại đi đàm phán kiếm “hòa bình” một cách rất… khả nghi?
Chặt vuốt, bẻ nanh quân xâm lược chẳng khó gì
Tại sao không dùng tiềm thủy đỉnh phóng ngư lôi hay người nhái cảm tử quân cho giàn khoan biến mất
Mà lại đi đàm phán kiếm “hòa bình” một cách rất… khả nghi?
7-6-2014
Bùi Chí Vinh
Thụy My - Video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gây phẫn nộ
Hãng tin AFP hôm nay 06/06/2014 đưa tin Việt Nam đã công bố các hình
ảnh đầy kịch tính cho thấy các tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm vào và làm
đắm một tàu cá Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 do Trung
Quốc đặt trái phép gần Hoàng Sa. Tính chất dã man của vụ này đã gây phẫn
nộ trong dư luận.
Theo AFP, hai nước láng giềng cộng sản đổ lỗi cho nhau về vụ đắm tàu
hôm 26/5. Hà Nội tố cáo “hành động vô nhân đạo” của Trung Quốc, được
chứng minh qua một video do một tàu Việt Nam gần đó ghi lại được.
Các hình ảnh trong clip video này cho thấy một chiếc tàu lớn của
Trung Quốc không ngừng truy đuổi rồi hung hăng đâm thẳng vào một tàu cá
vỏ gỗ Việt Nam, khiến chiếc tàu này bị lật úp và chìm hẳn. Mười ngư dân
trên tàu bị rơi xuống biển, được các tàu gần đó cứu sống. Vụ tấn công
này diễn ra ở cách giàn khoan khoảng 12 hải lý.
Chiếc tàu bị đâm chìm, hư hại nặng nề đã được kéo về đảo Lý Sơn thuộc
Quảng Ngãi, và theo báo chí Việt Nam thì được đề nghị trưng bày tại bảo
tàng Hoàng Sa. Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã trục vớt sửa
chữa tàu Bắc Mỹ An nhận định: “Chỉ có cố tình sát hại người khác mới có
những cú đâm như vậy rồi bỏ đi. Nếu ngư dân Việt không bình tĩnh thì đã
có nhiều người thương vong”.
Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên cho đặt giàn khoan khổng lồ ngay tại
vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông vào
đầu tháng Năm đã làm tình hình thêm nghiêm trọng, xung quanh quần đảo
Hoàng Sa mà Bắc Kinh đã dùng vũ lực chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm
1974.
Hôm qua, phía Việt Nam thông báo tàu Trung Quốc đã làm 12 ngư dân
Việt bị thương và làm thiệt hại 24 tàu chấp pháp, 12 tàu cá Việt Nam kể
từ đầu tháng Năm. Ông Ngô Ngọc Thu, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt
Nam khẳng định: “Mỗi ngày, có khoảng 30 đến 137 tàu Trung Quốc bao quanh
giàn khoan, trong đó có sáu chiến hạm. Việt Nam hết sức kiên trì, kiềm
chế…cố tránh các tàu Trung Quốc cố tình đâm vào”.
Cục phó Kiểm ngư, ông Hà Lê nói rằng: “Tàu Trung Quốc rất manh động,
thể hiện rõ mục đích đâm chìm tàu Việt Nam.”. Còn ông Trần Duy Hải, Phó
chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nhấn mạnh: “Nghiêm trọng hơn, tàu
Trung Quốc còn ngăn cản việc cứu hộ ngư dân trên tàu cá này”.
Dư luận hết sức phẫn nộ trước cách hành xử thô bạo này. AFP nhắc lại
phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, rằng việc Trung Quốc
đơn phương đưa giàn khoan đến quần đảo Hoàng Sa đã “đe dọa nghiêm trọng
đến hòa bình”.
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và trong
những năm gần đây càng tỏ ra hung hăng hơn với việc cho tàu ngang dọc
khắp vùng biển này, tự ý ra lệnh cấm đánh bắt hải sản, bên cạnh đó còn
đe dọa, cướp phá tàu ngư dân Việt – theo như phía Việt Nam tố cáo.
Hà Nội cho biết hàng trăm tàu cá đã bị Trung Quốc bắt giữ trái phép
trong vài năm gần đây. Về phía Bắc Kinh nói rằng trên 11.000 ngư dân
Trung Quốc bị tàu nước ngoài tấn công, trấn lột hay bắt giữ từ 1989 đến
2010.
T. M.
Nguồn: Viet.rfi.fr