Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Danh sách 182 khuyến nghị được Việt Nam chấp nhận tại UPR

Sơ bộ về UPR: Việt Nam chấp nhận 182/227 khuyến nghị

Nhận xét sơ bộ là có nhiều khuyến nghị được chấp nhận hơn công bố của Bộ Ngoại Giao hôm tháng 4. Các khuyến nghị bị từ chối bao gồm tham gia các cơ chế tài phán về nhân quyền (xem xét các khiếu nại theo các công ước NQ và tòa án hình sự quốc tế); thiết lập cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập theo nguyên tắc Paris (nhưng chấp nhận thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập); mở toang cửa (lời mời ngỏ) với các Báo cáo viên đặc biệt về NQ của LHQ; Xóa bỏ/đình/hoãn án tử hình; Công bố các thông tin về án tử hình và nơi giam giữ; Thả tù chính trị; Bỏ các điều 77, 88 và 258 BLHS; Đảm bảo tự do cho những người bất đồng chính kiến, biểu tình ôn hòa; Đa đảng; Hợp tác với Nhóm làm việc về bảo vệ xã hội dân sự.
Trong số các khuyến nghị được chấp nhận, nổi bật là các hứa hẹn về đảm bảo môi trường hoạt động cho các NGO, những người bảo vệ nhân quyền, cho phép báo chí nước ngoài hoạt động độc lập, đưa luật biểu tình và luật về hội phù hợp với chuẩn mực quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; đưa ra luật chống phân biệt đối xử; và nhiều khuyến nghị cụ thể khác, bao gồm việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập. Việt Nam cũng tuyên bố trước Hội đồng Nhân Quyền sẽ dùng mọi nỗ lực để thực thi các khuyến nghị này, bao gồm việc hợp tác và đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và các NGO.
Lần này có các NGO trong danh sách đối tác nhé!

Danh sách các khuyến nghị đây: 
https://drive.google.com/file/d/0B1Kppx75dc0bNmlaTUp3bzdyVlk/edit?usp=sharing
(Lưu ý: một số từ ngữ trong bản dịch có thể hơi khác với bản chính thức của chính phủ).
Tập tin đính kèmKích thước
Danh sách các khuyến nghị được chấp thuận tại phiên UPR 2014207.91 KB

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"